Tại sao người chết lại thắp hương

Theo quan niệm của người Việt từ xa xưa đến nay, người chết bên ngoài gia đình, bên ngoài ngôi nhà của mình là những cái chết bất đắc kì tử, những cái chết không đáng chết. Những cái chết này mang lại đau khổ cho cả người chết và người còn sống. Cái chết này không chỉ mang lại sự tang thương cho người thân còn sống sót mà còn bị xem là xúi quẩy.

Người chết đường, chết chợ không được phép đưa quan tài vào trong nhà làm tang lễ, chỉ được phép đặt ngoài sân, hoặc ngoài ngõ. Đây là một tập quán từ lâu đời của người Việt Nam. Người thân rất đau lòng nhưng không dám đưa vào trong gia đình làm tang lễ. Một phần họ quan niệm, đưa quan tài vào trong gia đình sẽ gián tiếp gây thêm những cái chết đau lòng đó.

Cái chết đối với con người là một nỗi kinh hoàng, cả với người sống và người bị chết. Lễ tang tuy là chuyện đau buồn nhưng nó thể hiện giá trị nhân bản của con người từ xa xưa.

Ngay trong cuộc sống hiện đại vẫn còn dấu ấn của phong tục này. Như tại Hà Nội, khi người chết ở bệnh viện và làm tang lễ ở đây thì trước khi đưa đi mai táng, người thân vẫn đưa quan tài ghé qua một chút về khu phố, ngôi nhà, như đưa họ về nhìn lại nơi mình sinh sống, đưa về nhìn lại người thân, trước khi đi về cõi vĩnh hằng.

Từ phong tục biến thành hủ tục

Sự việc một cô gái vừa tốt nghiệp đại học bị chết đuối tại con sông cuối làng, khi tìm thấy thi thể nạn nhân, theo phong tục của người dân nơi đây, người chết bên ngoài phạm vi làng không được đưa qua đường làng, khiến người thân và hàng xóm phải chứng kiến một đám tang rất buồn thảm.

Thi thể của cô gái phải khâm liệm ngoài bờ sông và đặt quan tài lên một chiếc bè chuối kéo trôi sông gần 3km hết phạm vi của làng ở Hoài Đức, ra cánh đồng gần nghĩa trang mới được đưa lên đường.

Đây là một cách cư xử rất quá đáng với người chết và làm mất đi cái giá trị nhân bản của con người. Khi có người chết đã là một nỗi kinh hoàng với người thân trong gia đình, bạn bè, làng xóm. Nhưng cách đưa tang này đã làm cho nỗi kinh hoàng này tăng lên bội phần.

Tang lễ là nghi lễ cuối cùng với con người khi ở lại dương gian nhưng người dân bắt quan tài trôi sông, điều này gây ra sự ám ảnh, tang thương với những người còn sống. Đây là một biến thể trong phong tục tang ma của người Việt khiến phong tục biến thành hủ tục, vì vậy nên loại bỏ phong tục này.

Con người khi chết đi, thân nhiệt sẽ hạ thấp và thấp hơn cả nhiệt độ bên ngoài. Đây là một điều bình thường. Trong khoa học chưa có một tài liệu nào nói về vấn đề này. Tuy nhiên, trong quan niệm của người Việt, hơi lạnh của người chết sẽ được xua đuổi bằng hương khói trong lễ tang.

Phong tục của cha ông để lại, con cháu đời sau nên giữ lại, nhưng phải biết chắt lọc cái tốt, bỏ dần đi cái xấu, không còn phù hợp. Phong tục này đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân, muốn loại bỏ phải có một quá trình, trải qua từng bước, không thể trong ngày một ngày hai có thể loại bỏ ngay. Biện pháp tốt nhất là đưa vào tuyên truyền cho người thân thông qua các cán bộ phụ trách văn hóa, qua các cuộc hội họp trong làng xóm và đưa vào hương ước của làng

Thắp hương cho người mới mất là phong tục từ lâu đời của người Việt, mang đậm ý nghĩa tâm linh mà không phải ai cũng hiểu rõ và cũng không phải ai cũng biết thực hiện đúng cách. Vì thế, để nắm rõ thông tin về phong tục này và tránh phạm lỗi khi thắp hương, mọi người nên dành chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây từ Gỗ Đẹp.

Tại sao phải thắp hương cho người mới mất?

Người Việt Nam có rất nhiều phong tục tập quán tốt đẹp trong truyền thống uống nước nhớ nguồn. Thắp hương cho người mới mất cũng là một tập tục đẹp, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và vô cùng thiêng liêng mà nhiều thế hệ người Việt đã gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ con cháu.

Thắp hương cho người mới mất là việc rất ý nghĩa

Việc thắp hương cho người mới mất sẽ có sự khác nhau nhất định theo quan niệm, phong tục của từng vùng miền. Tuy nhiên, nó đều có ý nghĩa là tưởng nhớ, thương tiếc người thân đã khuất. Là việc bày tỏ tình cảm, thể hiện những điều chưa thể nói, chưa kịp nói với người mất.

Thắp hương cho người mới vừa mất sẽ giúp người đã mất hiểu được tình cảm, tấm lòng của người trần. Từ đó có thể phù hộ, đem lại may mắn và sự bình an cho người còn sống, giúp gia đình của họ luôn bình an, khỏe mạnh và đem lại vượng khí cho căn nhà.

Trong nghi lễ thờ cúng, gia chủ sẽ cúng thêm vàng mã, áo quan, tiền vàng, xe, ngựa,.. với mong muốn người thân đã khuất của mình luôn sung túc, đủ đầy và an lạc ở thế giới bên kia. Họ sẽ không còn phải chịu khó, chịu khổ như khi còn sống nữa.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên thắp hương cho người mới vừa mất sẽ giúp người đã mất hiểu được tình cảm, tấm lòng của người trần. Từ đó sẽ phù hộ, đem lại may mắn và bình an cho người còn sống. Giúp gia đình luôn đầm ấm, khỏe mạnh và đem lại vượng khí cho căn nhà.

Cách thắp hương cho người mới mất

Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa biết thắp hương cho người mới mất như thế nào mới là đúng thì hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Về thời gian thắp hương

Thời gian thắp hương cho người mới mất phải diễn ra liên tục 24/24 giờ. Trong 49 ngày đầu của người mới mất, gia chủ cần thắp hương liên tục. Một số nơi thì có thể thắp hương liên tục đến 100 ngày.

Bàn thờ người mới mất cần được thắp hương liên tục trong 100 ngày đầu tiên

Song song với việc thắp hương, gia chủ cũng phải dâng cơm cúng cho người mới mất 3 bữa một ngày. Bao gồm bữa sáng, bữa trưa và buổi chiều.

Số nén hương luôn là số lẻ

Việc thắp hương cho người thân mới mất phải luôn đảm bảo là số lẻ. Có thể là 1 nén hương hoặc 3 nén hương. Điều này giúp gia chủ thể hiện lòng tiếc thương vô hạn đối người đã mất. Tuyệt đối không được thắp hương số chẵn sẽ làm ảnh hưởng đến ý nghĩa tâm linh và phạm vào lỗi phong thủy của căn nhà.

Khi thắp hương phải luôn khấn cầu

Mỗi khi thắp hương bạn đều phải có lời khấn cầu, mời người đã khuất về nhận lễ, hiến hưởng và chứng giám lòng thành, sự hiếu kính của người trần đối với họ.

Một mâm cỗ cúng có thịnh soạn đến đâu, bàn thờ có sang trọng đến thế nào đi nữa mà không có lời mời, lời cầu khấn thì đều không có ý nghĩa. Thậm chí điều này còn khiến các vong hồn lưu lạc kéo đến thụ lộc của gia đình.

Cách dâng hương

Người dâng hương phải luôn có thái độ thành kính, thành tâm khi cúng lễ. Điều này được thể hiện qua cách dâng hương, bạn cần chú ý dùng cả hai tay để cắm hương, hương cần được cắm thẳng đứng vào bát hương. Vì cách cắm hương sẽ thể hiện được tấm lòng ngay thẳng, hiếu kính của mình với người đã khuất.

Lần đầu tiên cắm hương vào bát hương của người mới mất, bạn cần cắm vào chính giữa 3 nén. Những lần thắp hương còn lại sẽ cắm vòng quanh 3 nén ban đầu cho đến khi hết vòng thì sẽ cắm ra vòng ngoài. Thực hiện tượng tự như vậy cho đến khi chân hương kín hết diện tích của bát hương.

Luôn phải mở cửa khi thắp hương

Khi cúng cơm, thắp hương cho người thân mới mất, bạn cần chú ý luôn mở cửa để “đón” người đã khuất vào nhà để nhận lễ. Trước khi làm điều này, bạn cần phải sửa soạn bàn thờ tươm tất, đảm bảo ý nghĩa tâm linh gồm có các công việc như rót nước, đặt mâm cơm, rót rượu, bật đèn sáng, thắp nến hoặc đèn cầy.

Nếu bạn không mở cửa khi cúng lễ thì người đã khuất sẽ không thể an ngự tại bàn thờ để thụ lễ. 

Những điều cần lưu ý khi thắp hương cho người mới mất

Song song với nghi thức thắp hương cho bàn thờ người mới mất, mọi người cũng cần lưu ý đến một số vấn đề liên quan dưới đây để tránh phạm vào lỗi phong thủy khi thắp hương.

Những điều cần lưu ý khi thắp hương cho người mới mất

Cụ thể như sau:

  • Không được đặt trực tiếp mâm cơm cúng lên bàn thờ của người mới mất. Cũng không được đặt mâm lễ ở dưới mặt đất. Cách cúng lễ đúng nhất là bạn phải kê thêm một chiếc bàn nhỏ, thấp hơn bàn thờ của người mới mất. Sau đó lau sạch chiếc bàn này rồi lau lại một lần nữa bằng nước thơm [rượu, nước gừng hoặc nước ngũ vị hương] rồi mới đặt mâm cơm cúng và các vật dụng liên quan lên bàn để cúng lễ

  • Trong 100 ngày đầu, bạn phải cúng cơm liên tục cho người mới mất. Mâm cơm gồm có cơm trắng, nước sạch, muối, trứng luộc. Từ này thứ 50 trở đi, mâm cơm cần có thêm đồ mặn như thịt luộc, rau xào, đĩa trà,....

  • Tất cả các thức ăn, thực phẩm dùng để cúng cho người mới mất đều không được nếm thử. Chỉ ước lượng gia vị để nêm vào thức ăn, không được ăn thử.

  • Trong thời gian thắp hương cần nhốt hoặc xích chó, mèo lại. Tránh trường hợp chúng xô đổ hoặc ăn các thực phẩm trên mâm cúng

  • Sau khi hương tàn mới được hạ lễ. Hương tàn rồi thì cũng cần hạ lễ ngay để ăn. Không được để từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều. Càng không được để ngày này qua ngày khác

  • Không được dùng xôi đậu đen hoặc các loại bún để cúng cơm cho người mới mất.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản về việc thắp hương cho người mới mất. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách cúng lễ ý nghĩa nhất. Chúc sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề