Tại sao tóc bạc gây ngứa

1.Tại sao gãi lại hết ngứa?


Đó là câu hỏi từng làm cho các nhà khoa học nhức đầu và tranh cãi nhiều lần để tìm được lý giải phù hợp. Nhưng chuyện này dường như đã ngã ngũ với phát hiện của các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Minnesota [Mỹ].



Trước đây, các nhà khoa học đã xác định được một khu vực đặc biệt trong cột sống có vai trò chủ chốt trong việc gây cảm giác ngứa trên cơ thể. Hoạt động của các tế bào ở khu vực cột sống kể trên trở nên “sôi động” hơn nhiều khi các chất gây ngứa được “đổ” lên da.


Ở cuộc nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, hành động gãi ở vùng da bị ngứa sẽ ngăn chặn hoạt động của các tế bào kể trên, khiến cho cột sống không thể gửi tín hiệu từ vùng da bị gãi lên não được. Từ đó, ta sẽ không thấy ngứa nữa.



Phát hiện này hy vọng có thể mở đường cho việc lần đầu tiên tìm ra một cách thức hiệu quả để chữa trị chứng ngứa kinh niên, vốn do nhiều loại bệnh khác nhau gây ra.


2. Tại sao tóc lại bạc?


Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra, song mãi đến gần đây các nhà khoa học của ĐH Bradford [Anh] mới có thể vén được bức màn bí mật về hiện tượng này.


Nguyên nhân gây nên tóc bạc là chất hydrogen peroxide, hay còn được gọi nước oxy già - được tạo nên trong chân tóc. Khi chất này được tích tụ quá nhiều sẽ gây ức chế việc sản xuất melanin [sắc tố tạo màu tóc cũng như da và mắt] dẫn đến tóc bị bạc.




Bình thường cơ thể vẫn tạo ra một số lượng hydrogen peroxide. Nhưng ở người trẻ tuổi, chúng bị chất enzyme catalase phân hóa nhanh chóng nên tóc không bị thiếu melanin.


Vì vậy, tóc vẫn giữ được màu sắc bình thường theo gene của cha mẹ để lại. Nhưng càng lớn tuổi, số lượng catalase trong các tế bào bị giảm nên số lượng hydrogen peroxide tăng cao dẫn đến tóc bạc.



Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác như hút thuốc lá, bệnh tật kinh niên, ô nhiễm, stress… cũng làm cho catalase bị giảm sút. Di truyền cũng giữ một vai trò rất quan trọng vì nhiều người có hiện tượng tóc bạc rất sớm cũng như có người gần như không bị bạc tóc. Và cả hai trường hợp này không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.


Việc tìm ra nguyên nhân gây tóc bạc này có thể mở đường cho việc chế tạo ra một loại thuốc uống giúp mái tóc bạc sẽ đen hay nâu trở lại. Hay độc đáo hơn, nó sẽ giúp nhiều người có nhu cầu biến da đen, da vàng thành da trắng hay mắt nâu thành mắt xanh… tùy theo số lượng melanin ảnh hưởng lên mắt và da.


3. Tại sao ngón tay nhăn nheo khi ngâm nước?


Khi tay, chân của chúng ta bị ngâm trong nước, những nếp nhăn sẽ dần hình thành ở đầu các ngón tay và ngón chân. Giới khoa học từng cho rằng, hiện tượng nhăn da này bắt nguồn từ việc lớp da ngoài cùng hấp thụ và căng phồng nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây hé lộ, hệ thần kinh kiểm soát việc nhăn da bằng cách co rút các tế bào máu phía dưới da.




Một chuyên gia sinh vật học tiến hóa tại ĐH Newcastle [Anh] cho hay: “Hiện tượng quen thuộc với mọi người không phải là dạng tác dụng phụ của bản chất da trên ngón tay, ngón chân, mà là đặc điểm chức năng có thể đã được chọn lọc trong quá trình tiến hóa”.


Các nhà khoa học nhận định, việc “nhăn nheo” này gây biến đổi các đặc tính da giúp ngón tay cầm nắm tốt hơn trong điều kiện ẩm ướt. Đây có thể là đặc điểm tiến hóa giúp con người thu lượm thực phẩm từ cây cối ẩm ướt hoặc sông suối.


Việc hiệu ứng này cũng xảy ra đối với các ngón chân cho thấy, đây có thể là lợi thế giúp tổ tiên chúng ta di chuyển tốt hơn dưới trời mưa.



Các nhà khoa học phát hiện thêm rằng, các ngón tay nhăn nheo dường như không tạo khác biệt nào khi cầm nắm các vật khô. Điều này đặt ra câu hỏi tại sao chúng ta không tiến hóa để sở hữu những ngón tay nhăn nheo vĩnh viễn?


Phỏng đoán ban đầu của họ là, hiện tượng này có thể làm giảm sự nhạy cảm ở các đầu ngón tay hoặc có thể tăng nguy cơ tổn thương khi cầm nắm các vật.


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Discovery News, Lifeslittlemysteries, Livescience...


Bạn có thể xem thêm:



Lý giải vì sao nhiều người thích ăn... rỉ mũi

Đến 1 thời điểm nào đó trong cuộc đời, bất kỳ ai trong chúng ta cũng có tóc bạc. Với một số người, tóc bạc gây mất thẩm mỹ. Song tóc bạc có nên nhổ không? Mời bạn tìm hiểu câu trả lời!

Có thể bạn chưa biết, việc nhổ tóc bạcsai cách có thể gây tổn thương vĩnh viễn đến chân tóc. Vậy những rủi ro tiềm ẩn khi nhổ tóc bạc sai cách và các biện pháp nào để thay thế việc nhổ tóc bạc mà không khiến tóc bị tổn thương là gì?

Nguyên nhân tóc bạc sớm?

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, tóc bạc là kết quả của việc giảm sắc tố melanin trên tóc. Sự thật là một khi quá trình tóc bạc bắt đầu thì không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này ngưng xảy ra.

Mặc dù chúng ta đều biết rằng lão hóa là một quá trình tự nhiên khiến cho các sợi tóc bạc xuất hiện. Nhưng cũng có những người đã bắt đầu bạc tóc khi đang ở tuổi đôi mươi, trong khi 1 số người khác mới có tóc bạc khi bước vào tuổi tứ tuần hoặc thậm chí là năm mươi. Điều này rất có thể là do di truyền đóng vai trò kiểm soát việc sản xuất melanin, từ đó dẫn đến việc quyết định quá trình tóc bạc xảy ra sớm hay muộn.

Có nên nhổ tóc bạc? Nhổ tóc bạc có ảnh hưởng gì không?

Việc nhổ tóc có thể giúp bạn loại bỏ được các sợi tóc bạc gây khó chịu trên mái tóc, tuy nhiên đó cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Nang tóc vẫn sẽ tạo ra 1 sợi tóc khác để thay thế cho sợi tóc bạc vừa bị nhổ đi.

Tuy nhiên trong quá trình nhổ tóc bạc, bạn cần phải cẩn thận để không làm tổn thương nang tóc. Việc thường xuyên khiến cho nang tóc bị thoái triển [hỏng nang] khi nhổ có thể gây nhiễm trùng, hình thành sẹo, thậm chí để lại các mảng hói trên da đầu bạn. Và khi các sợi tóc mới mọc lên ở vị trí đã nhổ cũng sẽ rất yếu và dễ gãy rụng.

Ngoài ra, nhổ tóc bạc còn có thể khiến cho tóc mọc ngược vào trong, làm mất đi lớp tế bào “định hướng” mọc của tóc xung quanh chân tóc. Lúc này tóc sẽ mọc ngược vào bên trong khiến da đầu ngứa ngáy khó chịu và thậm chí là còn mọc mụn trên da đầu. Vì thế có thể cho rằng nhổ tóc bạc có hại cho sức khỏe da đầu nếu bạn nhổ quá nhiều lần hoặc nhổ quá mạnh khiến tóc không thể mọc lại/mọc chậm đi ở vị trí ban đầu.

Nhổ tóc bạc có khiến tóc trắng mọc ra nhiều hơn không?

Có nhiều ý kiến cho rằng việc nhổ đi 1 sợi tóc bạc có thể khiến nhiều sợi tóc bạc khác mọc lên ở các vị trí gần đó. Điều này được chứng minh là hoàn toàn không đúng.

Theo Tiến sĩ Shaskank Kraleti giải thích rằng việc nhổ đi tóc bạc cũng không khiến sợi tóc mọc lên có màu đen nguyên thủy, nhưng cũng không làm cho các sợi tóc xung quanh vì thế mà cũng chuyển sang màu trắng. Nguyên nhân là vì mỗi sợi tóc chỉ có thể phát triển trên 1 nang tóc. Chỉ khi các tế bào sắc tố của tóc bị mất đi thì các sợi tóc của bạn mới chuyển thành màu trắng. Và một khi các nang tóc bị mất đi các sắc tố melanin thì chúng cũng không thể nào tự mình sản xuất ra nó. Hay nói cách khác tóc bạn sẽ không thể khôi phục màu đen trở lại nếu nguyên nhân bạc tóc là do di truyền.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tóc bạc ở tuổi dậy thì: Làm gì để giúp con lấy lại tự tin?

Các biện pháp thay thế nhổ tóc bạc là gì?

Thay vì phải lãng phí thời gian để nhổ từng sợi tóc bạc, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn uống ngủ nghỉ hợp lý, hạn chế căng thẳng liên tục… nhằm duy trì sức khỏe mái tóc luôn trong trạng thái tốt nhất.

Để ngăn ngừa tình trạng tóc bạc sớm và khôi phục vẻ thanh xuân cho mái tóc, bạn có thể chọn cho mình các phương pháp khắc phục khác như sử dụng dầu gội làm đen tóc hoặc dùng các sản phẩm chăm sóc tóc có chiết xuất từ hà thủ ô, chanh, bồ kết,.. để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tóc và hạn chế hiện tượng tóc bị mất màu sớm.

Trên thực tế, việc nhổ tóc bạc chỉ là biện pháp tạm thời và cũng không mang lại quá nhiều lợi ích gì vì sợi tóc mọc ra cũng giữ nguyên màu trắng. Vì sắc tố melanin không được duy trì ở tế bào nang tóc nên tóc sẽ mau bạc nhanh đi cho dù bạn có thử mọi cách để loại bỏ chúng. Trong 1 số trường hợp nhổ tóc bạc sai cách còn có thể làm thoái triển nang tóc, nhiễm trùng và thậm chí khiến tóc mới mọc lên rất yếu và dễ rụng hơn so với ban đầu. Thay vào đó, bạn cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm/vitamin tốt cho tóc,.. để làm chậm quá trình lão hóa sớm trên mái tóc của bạn.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề