Tại sao trễ kinh mà vẫn 1 vạch

Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh một phần sức khỏe sinh lý của nữ giới. Bởi vậy, các trường hợp trễ kinh 20 ngày thử que cho kết quả 1 vạch làm chị em vô cùng lo lắng không biết liệu mình có thai không hay mắc bệnh lý gì. Vậy, thật sự trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch có thai không, phương pháp xử lý tình trạng này thế nào?

Trễ kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, nhất là trong độ tuổi vị thành niên, cơ quan sinh sản vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Tuy nhiên, với trường hợp trễ kinh đến 20 ngày thì rất có thể chị em đang có sự thay đổi lớn trong cơ thể. Lúc này, việc sử dụng que thử thai là điều cần thiết.

Thông thường que thử thai cho các kết quả như sau:

  • 2 vạch: Có thai
  • 1 vạch trên: Không có thai
  • 1 vạch dưới: Que bị hỏng
Trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch, hướng dẫn cách dùng que thử thai

Như vậy, chậm kinh mà que thử thai báo 2 vạch thì có nghĩa là bạn đã mang thai. Tuy nhiên trong trường hợp trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch thì nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế có khá nhiều trường hợp mặc dù dùng que thử thai cho kết quả 1 vạch nhưng chị em lại đang mang bầu. Bởi lẽ, que thử thai hoạt động dựa trên sự thay đổi nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu. Tuy nhiên, hàm lượng hormone này lại có sự thay đổi tùy theo từng thời điểm cũng như tình trạng bệnh lý, sức khỏe của phái yếu.

Cụ thể, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ kinh 20 ngày, trễ kinh nửa tháng thử vẫn 1 vạch nhưng lại có thai như sau:

  • Do nồng độ hormone thấp: Nếu chị em mang thai có nồng độ HCG dưới 12.4 mIU/mL thì việc sử dụng que thử thai có thể cho kết quả sai đến 95%. Thông thường, trường hợp này chỉ xảy ra trong khoảng 1 tháng đầu của thai kỳ.
  • Do thực hiện sai phương pháp: Thông thường, que thử thai sẽ cho kết quả sau khoảng 1 – 3 phút. Việc, chị em thực hiện thử thai và chờ kết quả quá lâu có thể làm giảm tính chính xác của kết quả. Ngoài ra, nguyên nhân có bầu nhưng que thử báo 1 vạch có thể xuất phát do que thử là hàng kém chất lượng hoặc đã hết hạn sử dụng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là trường hợp hiếm gặp, chỉ khoảng 4% phụ nữ xảy ra tình trạng này. Song song với hiện tượng trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch, chị em còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như đau bụng dữ dội, chóng mặt, chảy máu âm đạo, buồn nôn…
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Hormone của phụ nữ đang cho con bú thường có sự chênh lệch, bị mất cân bằng. Điều này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trễ kinh 20 ngày, trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch ở phụ nữ có thai.
  • Mang thai đôi hoặc ba: Với phụ nữ mang thai đôi hoặc thai ba thường có nồng độ HCG cao bất thường. Điều này khiến que thử thai hoạt động thiếu chính xác, cho kết quả âm tính giả.
  • Uống nhiều nước trước khi sử dụng que thử thai: Uống nhiều nước sẽ khiến hàm lượng HCG trong nước tiểu bị pha loãng dẫn tới kết quả thử thai không chính xác. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên rằng lúc sáng sớm khi vừa ngủ dậy là thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm bằng que thử thai.
  • Ảnh hưởng của việc dùng thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc có chứa paracetamol… cũng là nguyên nhân khiến que thử thai cho kết quả không chính xác.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chị em trễ kinh 20 ngày hoặc hơn nhưng không xuất phát từ việc mang thai.

Béo phì có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch

Cụ thể, một số nguyên nhân gây vấn đề này như sau:

  • Do căng thẳng, stress: Các áp lực từ công việc, cuộc sống có thể khiến hormone trong cơ thể bị rối loạn và chu kỳ kinh nguyệt cũng thay đổi theo. Nếu để tình trạng này kéo dài, chị em có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến chức năng sinh lý.
  • Do trọng lượng cơ thể: Khi cơ thể có cân nặng quá thấp sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống, làm ức chế quá trình rụng trứng gây chậm kinh. Đặc biệt với phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chán ăn thì tình trạng trễ kinh 20 ngày thử que vẫn 1 vạch là điều khá phổ biến.
  • Do béo phì: Béo phì cũng là nguyên nhân khiến nội tiết tố nữ bị rối loạn gây tình trạng chậm kinh kéo dài nhiều ngày ở phụ nữ.
  • Có vấn đề về tuyến giáp: Tuyến giáp là nơi chuyên sản xuất hormone, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Một khi tuyến giáp bị rối loạn sẽ khiến mất cân bằng hormone trong cơ thể, bao gồm cả hormone sinh sản. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, gây tình trạng chậm kinh song song với những biểu hiện khác như mệt mỏi, rụng tóc, cân nặng thay đổi thất thường…
  • U nang buồng trứng: U nang buồng trứng khởi phát do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Nó khiến chị em trễ kinh 20 ngày hoặc thậm chí là mất kinh. Các dấu hiệu để nhận biết sớm u nang buồng trứng có thể kể đến như rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh rất ít hoặc rất nhiều, thừa cân, rụng tóc, lông phát triển nhiều ở mặt, lưng và đùi…
  • Tiền mãn kinh: Trong giai đoạn tiền mãn kinh, hàm lượng estrogen trong cơ thể nữ giới có sự giao động. Điều này cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường, sau độ tuổi 40 phụ nữ bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Đọc thêm

Thuốc tránh thai khẩn cấp hoạt động thế nào? Cách dùng chính xác?

Như đã đề cập ở trên, việc trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả việc mang thai hoặc từ các bệnh lý và tình trạng sức khỏe xấu. Vì vậy, để xác định chính xác nguyên nhân, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra và tiến hành các xét nghiệm liên quan.

Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình nhằm phát hiện sớm những bất thường

Để hỗ trợ bác sĩ đưa ra chẩn đoán nhanh và chính xác hơn, chị em nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, ghi chép các biểu hiện bất thường trên cơ thể bao gồm các vấn đề sau:

  • Xảy ra tình trạng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chị em bị sốt, đau bụng dưới dữ dội.
  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày.
  • Xảy ra tình trạng xuất huyết âm đạo sau khi đã mãn kinh hoặc không còn kinh nguyệt trong hơn 1 năm.
  • Thường xuyên căng thẳng, thay đổi cảm xúc, hay cảm thấy buồn nôn…

Tùy vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau. Chị em cần chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ song song với xây dựng lối sống lành mạnh nhằm giúp nâng cao sức khỏe.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ các thông tin liên quan đến vấn đề trễ kinh 20 ngày thử que 1 vạch. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn đọc sớm tìm ra nguyên nhân gây ra các thay đổi bất thường trong cơ thể và có hướng điều trị phù hợp.

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh khiến nhiều chị em lo lắng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mang thai là điều đầu tiên nên nghĩ đến.

Thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là sao? Que thử thai là phương tiện được nhiều chị em lựa chọn để kiểm tra liệu mình có đang mang thai hay không. Trong cả 2 trường hợp đang chờ đợi hoặc chưa mong muốn có thai mà có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch là điều chị em rất quan tâm.

Vậy, nguyên nhân thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là gi? Cùng MarryBaby tìm hiểu rõ hơn nhé!

Vì sao thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh?

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trung bình từ 28-30 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trễ kinh từ 5-7 hoặc thậm chí hơn 10 ngày, khiến nhiều chị em vô cùng lo lắng. Với những người mong muốn có thai, họ đang mong chờ, hy vọng. Nhưng đối với những người lo sợ mang thai ngoài ý muốn sẽ rất bất an.

Có nhiều nguyên nhân khiến trễ kinh dù chưa mang thai

Trong tình huống này, hầu hết chị em đều sẽ chọn thử que thử thai. Tuy nhiên, khi dùng, nhiều người sẽ thắc mắc: thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh là sao? Có dấu hiệu mang thai nhưng thử que 1 vạch? Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch? Trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch do đâu? Sau đây là những nguyên nhân thường gặp.

1. Tâm trạng lo lắng hay stress kéo dài

Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cùng với thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như ngủ khuya, dùng chất kích thích… có thể khiến nội tiết tố cơ thể thay đổi đột ngột. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn là điều tất yếu và dễ hiểu.

Tưởng chừng bình thường nhưng đây lại chính là nguyên nhân phổ biến nhất cho việc trễ kinh 1 tuần, 10 ngày hay trễ kinh 15 ngày thử que 1 vạch.

2. Sử dụng thuốc tránh thai

Trong trường hợp quan hệ không dùng biện pháp an toàn,nhiều chị em lựa chọn uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân khiến nội tiết tố cơ thể tăng lên, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh các hiện tượng rong kinh thì trễ kinh cũng là điều xảy ra phổ biến.

Thuốc tránh thai khẩn cấp hay hằng ngày đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

3. Tăng hay giảm cân quá đột ngột

Vấn đề trễ kinh có liên quan đến sự thay đổi đột ngột tăng – giảm của cân nặng hay việc tập luyện quá sức khiến cho tinh thần quá căng thẳng. Đối với người thiếu cân hay béo phì thì tỷ lệ chậm kinh đều cao hơn đối tượng còn lại.

Một trong những nguyên nhân đáng lo ngại nhất chính là nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Trễ kinh 10 ngày đau bụng lâm râm, thử que 1 vạch, hay kèm theo các dấu hiệu khác cảnh báo bạn có thể đang mắc bệnh lý u xơ cổ tử cung, buồng trứng…

Chị em cần đặc biệt lưu tâm, chú ý và nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Điều này hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe về sau.

5. Dấu hiệu mang thai

Một trong những nguyên nhân dẫn đến trễ kinh chính là mang thai. Tuy nhiên, tại sao khi thử thai lại chỉ có 1 vạch?

  • Dùng que thử thai quá sớm: Thông thường, việc kiểm tra bằng que thử thai nên tiến hành từ sau 7-10 ngày chậm kinh, lúc này kết quả mới có tỷ lệ chính xác cao. Trước khoảng thời gian này, có thể que thử thai chưa phát hiện được.
  • Sử dụng không đúng cách: Lấy nước tiểu khi đã uống quá nhiều nước khiến cho nồng độ hCG bị loãng khiến kết quả sai lệch hoặc trường hợp đang sử dụng các loại thuốc trị bệnh khác.
  • Que thử thai kém chất lượng: Không ngoại trừ khả năng que thử thai giả, kém chất lượng cho kết quả sai.
Mang thai là nguyên nhân dẫn tới trễ kinh mà chị em cần lưu ý

Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách

Để tránh gặp phải những sai lầm kết quả thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh, chị em cần tìm hiểu và sử dụng que thử thai đúng cách.

  • Đầu tiên, bạn cần đảm bảo mua đúng loại que thử thai chất lượng để cho kết quả chính xác nhất.
  • Thời điểm thử thai thích hợp nhất là 14 ngày sau khi quan hệ hoặc chậm kinh từ khoảng 10 ngày. Không nên thử thai quá sớm vì có thể tính chính xác chưa cao.
  • Thử nước tiểu và thời điểm 5-6 giờ sáng là thích hợp nhất. Nên lấy nước tiểu giữa dòng và đảm bảo ly sạch, không bị dính chất khác hay pha loang.
  • Cách tiến hành: Lấy nước tiểu vào cốc, sau đó xé bao đựng và cầm que thử thai đúng hướng. Tiến hành nhúng que thử vào cốc theo hướng mũi tên sao cho nước tiểu không ngập quá vạch giới hạn. Đợi cho que thử thai hiện vạch [1 hoặc 2 vạch hồng] mới xem kết quả.

Một số thắc mắc thường gặp phải như: Sắp có kinh thử thai có lên hai vạch không? Có phải kết quả que thử thai bị thay đổi khi để lâu? Kết quả có tuyệt đối chính xác không?

Mục đích

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

[ngày]

Số ngày hành kinh

[ngày]

  • Sắp có kinh thử thai có lên hai vạch không: Cơ chế xác định của que thử thai chính là nồng độ hormone hCG trong nước tiểu. Nếu trường hợp gần đến ngày kinh nguyệt thử thai, và thời gian quan hệ từ trước 2 tuần thì kết quả nhận được sẽ có tỷ lệ chính xác cao hơn.
  • Kết quả que thử thai bị thay đổi khi để lâu: Thời gian cho kết quả chính xác nhất là từ 3-5 phút sau khi nhúng que thử. Sau thời điểm này, có thể các yếu tố môi trường, không khí sẽ tác động làm thay đổi kết quả.
  • Kết quả có tuyệt đối chính xác không: Tỷ lệ chính xác của que thử thai là 97% nếu thử đúng cách, que thử đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, 0,3% còn lại có thể là do ảnh hưởng của thuốc đang sử dụng, biến chứng thai kỳ, mang thai ngoài tử cung…

Với những lý giải trên đây, chắc hẳn chị em đã giải đáp được thắc mắc thử que 1 vạch nhưng vẫn chưa có kinh. Để đảm bảo tính chính xác, nên tiến hành thử nhiều lần hoặc đến cơ sở y tế kiểm tra, xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.

An Hy

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề