Đi bầu cử ở đâu

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ NỘI VỤ


Số : 193/HD-SNV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

------------------------------------


TP. Hồ Chí Minh, ngày   03  tháng  3   năm 2004

HƯỚNG DẪN

TỔ CHỨC NGÀY BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN 3 CẤP
Ngày 25 tháng 4 năm 2004

Căn cứ chương VI của luật bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân ngày 26/11/2003 và chương 6 của nghị định số 19/2004/NĐ-CP ngày 10/1/2004 của chính phủ về trình tự bầu cử; thực hiện kế hoạch số 6920/KH-UB ngày 30/12/2003 của ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2004-2009, sở nội vụ thành phố hướng dẫn tổ chức ngày bầu cử hội đồng nhân dân 3 cấp ngày 25/4/2004 như sau:


I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Tổ chức ngày bầu cử thực sự dân chủ, đúng luật, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và thể hiện không khí ngày hội của toàn dân.
Địa điểm bỏ phiếu [phòng bỏ phiếu] phải bảo đảm trang nghiêm, có đủ các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho việc bầu cử và thuận tiện cho cử tri đến bầu cử.

II. TRƯỚC NGÀY BẦU CỬ:
1.
Tập huấn nghiệp vụ cho tổ bầu cử:

Quận huyện có trách nhiệm tập huấn cho tổ bầu cử đúng pháp luật, quy định hiện hành. Các tổ bầu cử thực tập về trình tự bỏ phiếu, cách kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử [nếu ban bầu cử kiêm tổ bầu cử].

Lưu ý

: do tổ bầu cử làm nhiệm vụ phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu cho cả 3 cấp bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân nên cần chọn thành viên tổ bầu cử là những người có uy tín, có trách nhiệm, có kinh nghiệm và có sự phân công cụ thể cho các thành viên trong tổ bầu cử trước và trong ngày bầu cử, đảm bảo mỗi thành viên hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc, thể lệ bầu cử, những công việc phải làm và nắm vững nghiệp vụ bầu cử để làm tốt nhiệm vụ được phân công.

2.

Tổ chức và trang trí phòng bỏ phiếu:

Địa điểm phòng bỏ phiếu phải thuận tiện cho việc đi bầu của cử tri; đồng thời đảm bảo các điều kiện cần thiết để cử tri có thể xem lại danh sách ứng cử viên và cân nhắc, lựa chọn. Việc bố trí các bàn trong phòng bỏ phiếu phải theo đúng trình tự, các phòng viết phiếu phải kín đáo để đảm bảo nguyên tắc trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Về trang trí phòng bỏ phiếu: phía trước phòng bỏ phiếu có treo bảng [hoặc băng rôn]:

PHÒNG BỎ PHIẾU

BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND THÀNH PHỐ

        HĐND QUẬN [HUYỆN] ………………………..

          HĐND PHƯỜNG [XÃ – THỊ TRẤN] …………..

Nhiệm kỳ 2004-2009

Đơn vị bầu cử đại biểu HĐND TP: số ……………………..

Đơn vị bầu cử đại biểu HĐND quận [huyện]: số ……........

Đơn vị bầu cử đại biểu HĐND P [X - TT]: số ………………

Tổ bầu cử số: ………. [từ TDP [ấp]…………Đến TDP [ấp]]

Trong phòng bỏ phiếu phải được bố trí trang nghiêm, có cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ, bàn thờ tổ quốc đặt ở giữa, có các khẩu hiệu:
- Chính giữa: NƯỚC CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
- Bên phải: Sáng suốt lựa chọn những người xứng đáng bầu cử vào đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
- Bên trái: Nghiêm túc chấp hành nghiêm tắc, thể lệ bầu cử. Mỗi phòng bỏ phiếu đặt một thùng phiếu chính và một thùng phiếu phụ chung cho 3 loại phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân 3 cấp. Nơi nào đã chuẩn bị cho mỗi phòng phiếu có 3 thùng phiếu thì sử dụng 3 thùng phiếu bầu cho 3 cấp [ngoài một thùng phiếu phụ để đưa đến phục vụ các cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được]. Nội quy phòng bỏ phiếu, danh sách, tiểu sử ứng cử viên phải dán nơi dễ đọc. Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn cần phân công lực lượng bảo vệ bên ngoài các địa điểm bỏ phiếu thật chu đáo. Bên trong phòng bỏ phiếu do tổ bầu cử bảo vệ, cần phân công người bảo vệ những thứ cần thiết như thùng phiếu, danh sách cử tri, phiếu bầu, con dầu trong bất cứ tình huống nào.

[Kèm theo sơ đồ hướng dẫn chi tiết phòng bỏ phiếu bầu cử HĐND các cấp].

3. Tổng kiểm tra công việc chuẩn bị: Kiểm tra lại công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử để bổ khuyết kịp thời những thiếu sót [phòng bỏ phiếu, nhân sự tổ bầu cử, đóng dầu của tổ bầu cử vào phiếu bầu, phương tiện vật chất phục vụ cuộc bầu cử đại biểi hội đồng nhân dân 3 cấp, v.v…].

III. TRONG NGÀY BẦU CỬ:
1. Lễ khai mạc ngày bầu cử:


Tất cả các nhân viên tổ bầu cử phải có mặt lúc 6 giờ sáng để chuẩn bị công việc của mình [riêng công tác bảo vệ điểm bỏ phiếu cần được chú trọng ngay khi trang trí xong phòng bỏ phiếu].

Cuộc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 25/4/2004 đến 19 giờ cùng ngày. Do vậy, lễ khai mạc ngày bầu cử bắt đầu lúc 6 giờ 45 phút sáng ngày 25/4/2004. Chương trình lễ khai mạc: - Chào cờ [có băng nhạc do trung tâm thông tin triển lãm Thành phố cung cấp]. - Tổ trưởng tổ bầu cử đọc lời khai mạc, đọc nội quy, thể lệ phòng bỏ phiếu. - Đọc quyết định thàng lập tổ bầu cử và giới thiệu các thành viên trong tổ bầu cử. Trước khi bỏ phiếu, tổ bầu cử cần kiểm tra thùng phiếu trước sự chứng kiến của cử tri, sau đó khóa lại, niêm phong và để vào vị trí thùng phiếu.

Bắt đầu cuộc bỏ phiếu [đúng 7 giờ sáng, sau phần nghi thức khai mạc].

2. Trong ngày bầu cử: Trong ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Có thể sắp xếp và vận động cử tri theo từng tổ dân phố, ấp, tổ nhân dân đi bỏ phiếu lần lượt theo từng thời gian, để tránh tình trạng quá tải lúc đầu giờ, nhưng tránh gò ép. Cần tuyên truyền vận động mọi người đi bầu đông, bầu đủ, không bầu thay: mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu cho mỗi cấp hội đồng nhân dân; cử tri phải tự mình đi bầu, trừ trường hợp sau: - Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Nếu tàn tật không thể bỏ phiếu vào thùng được thì có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào thùng phiếu. - Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử thì tổ bầu cử cử người mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chổ của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu. Khi cử tri viết phiếu, không ai được xem, kể cả thành viên tổ bầu cử. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Khi cử tri bỏ phiếu xong, tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri. Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không được tuyên truyền vận động bầu cử tại nơi bỏ phiếu. Nếu có người khiếu nại, tổ trưởng [hoặc tổ phó] tổ bầu cử trực tiếp giải quyết, không làm mất trật tự trong phòng bỏ phiếu. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải lập tức niêm phong giấy tờ và thùng phiếu, kịp thời báo cáo cho ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục. Khi hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu. Khu vực bỏ phiếu nào đã có một trăm phần trăm cử tri đi bầu thì tổ bầu cử đó có thể kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm hơn. Trong quá trình bầu cử, các thành viên tổ bầu cử phải ân cần, lịch sự, hướng dẫn tận tình cho cử tri việc nhận phiếu bầu, bỏ phiếu vào thùng phiếu, đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri, v.v…

Lưu ý: để tiện theo dõi việc cử tri được bầu mấy cấp, trên thẻ cử tri nên có ghi ký hiệu ở góc cuối trái.

Ngoài ra, trong ngày bầu cử ban bầu cử thực hiện những công việc sau: - Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử, việc niêm yết danh sách những người ứng cử và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử do các tổ bầu cử chuyển đến. - Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kiểm phiếu do các tổ bầu cử chuyển đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử và chuyển giao biên bản xác định kết quả bầu cử, hồ sơ, tài liệu về bầu cử theo quy định.

3. Chế độ báo cáo và kiểm tra trong ngày bầu cử:


3.1 Để đảm bảo sự chỉ đạo của thành phố và báo cáo kịp thời lên trung ương [Ủy ban thường vụ quốc hội, chính phủ và Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam], thực hiện chế độ báo cáo như sau: a, Vào lúc 8 giờ, 10 giờ, 12 giờ, 14 giờ, 16 giờ và lần cuối lúc kết thúc cuộc bỏ phiếu [19 giờ]: tổ bầu cử có trách nhiệm báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện công tác bầu vử trong ngày bầu cử đến hội đồng bầu cử và ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn. b, Vào lúc 8 giờ 30, 10 giờ 30, 12 giờ 30, 16 giờ 30, 19 giờ và lần cuối cùng sau khi các tổ bầu cử kết thúc cuộc bỏ phiếu. - Hội đồng bầu cử phường – xã – thị trấn có trách nhiệm báo cáo tình hình trong ngày bầu cử đến thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc phường – xã – thị trấn và quận – huyện. c, Vào lúc 9 giờ, 11 giờ, 13 giờ, 15 giờ, 17 giờ, 19 giờ và lần cuối chậm nhất không quá là 20 giờ cùng ngày: - Hội đồng bầu cử quận – huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình trong ngày bầu cử đến thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, ban thường trực ủy ban mặt trận tổ quốc quận – huyện và báo cáo cho thành phố [thông qua sở nội vụ thành phố].

- Ủy ban nhân dân quận – huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện công tác bầu cử ở địa phương trong ngày bầu cử đến ủy ban nhân dân thành phố.

3.2 Nội dung báo cáo tình hình trong ngày bầu cử gồm: a, Giờ khai mạc và không khí ngày bầu cử. b, Số cử tri đi bầu và tiến độ đi bầu cử của cử tri địa phương: - Tổng số cử tri trong danh sách    : …………… người - Tổng số cử tri đi bầu cử             : …………… người - Tỉ lệ cử tri đi bầu cử so với cử tri trong danh sách: …………… % - Số tổ bầu cử đạt tỉ lệ 100% số cử tri đi bầu [so với danh sách]: …… c, Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội và những khó khăn ảnh hưởng đến việc cử tri đi bỏ phiếu. d, Những vấn đề phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn. đ, Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân ở địa phương.

IV. SAU NGÀY BẦU CỬ:

Tổ bầu cử dọn dẹp phòng bỏ phiếu, bàn giao cho Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn biên bản kiểm phiếu, phiếu bầu, hồ sơ, tài liệu, dụng cụ phục vụ bầu cử. Sau đó tổ họp rút kinh nghiệm, nhận xét, đề nghị khen thưởng tập thể và cá nhân tích cực trong công tác phục vụ bầu cử. Ủy ban nhân dân phường – xã – thị trấn có trách nhiệm sắp xếp hồ sơ theo từng cấp bầu cử đại biểu và đóng gói, niêm phong các tài liệu bầu cử đến khi hội đồng nhân dân khóa mới họp phiên đầu tiên, xác nhận xong tư cách đại biểu. Ủy ban nhân nhân phường – xã – thị trấn lưu trữ, quản lý các biên bản kiểm phiếu, toàn bộ phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp [kể cả phiếu bầu không sử dụng đến đã được niêm phong], con dấu và thùng phiếu do tổ bầu cử bàn giao theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp bầu cử có trách nhiệm lưu trữ, quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu, con dấu của các tổ bầu cử cấp mình để dùng cho cuộc bầu cử sau.

Lưu ý: việc bàn giao, tiếp nhận phiếu bầu [sau bầu cử] phải đảm bảo riêng biệt cho mỗi tổ bầu cử, phòng khi phải kiểm tra lại.

                                                                                                                                                                                                  GIÁM ĐỐC SỞ NỘI VỤ THÀNH PHỐ           
                                                                                                                                                                                                                       [Đã ký]                                

                                                                                                                                                                                                                  Châu Minh Tỷ   

Nơi nhận :

- Thường trực Thành ủy, - Thường trực HĐNN Thành phố, - Thường trực UBND Thành phố, - Thành viên hội đồng bầu cử Thành phố, - Hội đồng bầu cử và UBND các quận - huyện, - Hội đồng bầu cử và UBND các P - X - TT,

- Lưu.

          

Nguồn: Khác

Video liên quan

Chủ Đề