Tại sao trẻ nôn nhiều

Trẻ dưới 12 tháng tuổi bị nôn trớ ≥ 2 lần mỗi ngày, kéo dài từ 3 tuần trở lên và không kèm theo các triệu chứng bất thường như: nôn ra máu, chậm lớn, lười ăn... được xem là hiện tượng nôn trớ sinh lý bình thường. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, kèm theo những dấu hiệu bất thường thì ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường ruột, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày ruột do vi khuẩn/virus... 

Tại sao trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ dưới 12 tháng thường có hệ tiêu hóa non nớt, dạ dày ở vị trí nằm ngang và chưa có độ cong như người trưởng thành, cơ thắt tâm vị hoạt động kém. Do đó, trẻ rất dễ bị nôn trớ nếu ba mẹ không chăm sóc đúng cách. Trẻ có thể nôn ngay sau khi vừa bú no, sau ăn vài tiếng hoặc đang nằm chơi.
 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh được xem là biểu hiện sinh lý bình thường khi trẻ vẫn vui vẻ, khỏe mạnh, ăn uống và tăng cân đều.
 

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và kèm theo một số biểu hiện bất thường thì ba mẹ cần để ý đến một số nguyên nhân sau:
 

Những nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày

Đây là một dạng bệnh lý bẩm sinh gặp ở đường tiêu hóa, phần nối liền giữa dạ dày và ruột non [hay còn gọi là lớp cơ môn vị] bị dày lên và gây hẹp lại. Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị cản trở. Biểu hiện nhận biết rõ nhất là bé bị nôn trớ liên tục nhiều lần trong ngày.
Bên cạnh đó, trẻ có thể kèm theo một số biểu hiện khác như: Mất nước, mắt trũng, tăng cân chậm, sụt cân...

Do cơ địa trẻ dưới 12 tháng non nớt, hệ tiêu hóa chưa phát triển nên rất dễ mắc phải các bệnh đường ruột. Bệnh đường ruột bao gồm: viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng. Khi gặp phải tình trạng này bé sẽ bị nôn trớ nhiều lần và kèm theo sốt, phát ban, dịch nôn bất thường, la khóc do bé đau bụng.
 

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do nhiễm trùng đường ruột

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, nếu mẹ ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn, đồ ăn tươi sống, hải sản chưa chế biến kỹ hoặc bé ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ khiến cho bé bị nôn trớ nhiều lần. Ngoài ra, bé còn có thể kèm theo các cơn đau bụng, thậm chí tiêu chảy.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Trẻ liên tục bị nôn trớ 5-30p/lần trong 12h đầu.
Một số biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn: đau bụng, sốt cao, nôn trớ liên tục kéo dài khoảng 3 ngày. Thậm chí, trẻ có thể bị tiêu chảy trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần được xem là bình thường nếu:

- Trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn uống, vui chơi và tăng cân đều.

- Không kèm theo các biểu hiện như: chậm lớn, nôn ra máu, lười ăn, buồn nôn hoặc có các tư thế bất thường.

Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày và kèm theo các biểu hiện như:
 

- Sốt trên 38 độ C.

- Nôn nhiều lần trong ngày và liên tục trong 24h đồng hồ.

- Nôn kèm theo khó thở, tim đập nhanh.

- Trong dịch nôn có kèm theo màu xanh vàng hoặc lẫn vệt máu.

- Bụng chướng.

- Có dấu hiệu mất nước như: môi khô, đi tiểu ít.

- Bé ở trạng thái lơ mơ.
 

Trường hợp này ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh để lâu xảy ra những hậu quả không mong muốn

Ba mẹ phải làm sao khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày
 

Điều đầu tiên ba mẹ cần làm khi thấy trẻ bị nôn trớ là:
 

- Dùng khăn mềm và lau sạch miệng bé và dung dịch nôn. Thay toàn bộ quần áo cho bé để không bị mùi hôi.

- Cho bé nằm úp hoặc nằm nghiêng sang 1 bên để đề phòng khi bé nôn thì chất nôn sẽ không tràn vào khí quản gây sặc. Sau đó, khum bàn tay lại và vỗ lưng cho bé từ dưới lên trên.

- Không nên cho bé ăn ngay sau khi nôn. Thay vào đó hãy chia nhỏ từng bữa để bé dễ hấp thu.

- Không cho bé sử dụng bất kì một loại thuốc chống nôn trớ nào khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ. - Theo dõi bé, nếu có biểu hiện bất thường nào nêu trên đây, ba mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời.

Như vậy, thông tin bài viết trên đây đã phần nào giúp ba mẹ có thêm kiến thức trong việc xử lý trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Ba mẹ có thể tham khảo thêm một số cách chăm sóc trẻ nôn trớ để giúp bé thoải mái hơn.

Nôn trớ được xem là tình trạng bình thường ở trẻ từ 0-12 tháng tuổi. Vì đây là biểu hiện sinh lý thuộc quá trình phát triển của trẻ, miễn là bé khỏe mạnh, tăng cân đều. Nhưng nếu trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày thì ba mẹ cần xem xét lại tình trạng này, bởi bé có thể đang gặp một số vấn đề về tiêu hóa.

Đối với trẻ sơ sinh, do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, dạ dày ở vị trí nằm ngang và chưa có độ cong như người trưởng thành. Cơ thắt tâm vị hoạt động kém nên dẫn đến hiện tượng nôn trớ khi: bé ăn quá no, nằm sai tư thế, vặn mình hoặc ngay cả khi bé nằm chơi...
 

Trẻ trớ nhiều lần do hệ tiêu hóa chưa phát triển
 

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh được xem là hiểu hiện sinh lý bình thường, nếu trẻ vẫn vui vẻ khỏe mạnh và không có biểu hiện gì bất thường. Hiện tượng này sẽ tự hết dần khi bé lớn, thường sau 6 tháng tuổi.

Trẻ mới sinh ra dạ dày chỉ chứa được 7-13ml/lần ăn; giai đoạn 3-6 ngày chứa được 30-60ml/lần ăn, giai đoạn 1 tháng tuổi chứa được 80-150ml/lần ăn và từ 6-12 tháng chứa được 200-250ml/lần ăn. Nếu ba mẹ cho bé ăn vượt mức chứa cho phép của dạ dày sẽ làm cho các bé nôn trớ.

Vì vậy, để cải thiện tình trạng này mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn của bé, không nên cho bé ăn hoặc bú quá no trong 1 lần.
 

Bé nôn trớ nhiều lần trong ngày do bú quá no

Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ. Những bệnh lý thường gặp ở trẻ như: viêm ruột, lồng ruột, viêm dạ dày... và có thể kèm theo một số biểu hiện như: sốt, phát ban, đau quặn bụng, bé thường xuyên quấy khóc...

Trường hợp này của bé không thể tự khắc phục tại nhà. Nếu thấy trẻ bị trớ nhiều kèm theo các biểu hiện lạ đề cập ở trên, ba mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
 

Bé nôn trớ nhiều lần do bệnh lý đường ruột

Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Với một số dấu hiệu nhận biết như: Chướng bụng, sờ bụng thấy cứng, đi tiêu ít, quấy khóc, lười bú, bú ít...

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đầy bụng khó tiêu

Nếu cha mẹ thấy con có biểu hiện nôn trớ liên tục, dồn dập, liên tiếp trong ngày, hãy nghĩ ngay đến tình huống ngộ độc thức ăn. Buồn nôn, nôn là biểu hiện đặc trưng khi bị ngộ độc cấp kèm theo đó là một số biểu hiện như: phát ban, sốt, tiêu chảy, co giật. Lúc này, ba mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
 

Các mẹ đã bao giờ thấy trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài và bối rối tìm cách xử lý đúng hay chưa? Liệu tình trạng trẻ bị nôn đi ngoài không sốt là do bệnh lý hay vì nguyên nhân nào khác, và có gây nguy hiểm cho trẻ hay không? Nếu mẹ chưa tìm được câu trả lời thì hãy khám phá qua bài viết của Huggies dưới đây để biết cách khắc phục tình trạng này cho trẻ nhé.

Tham khảo: Cách trị nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ nôn nhiều không sốt

Tình trạng nôn xuất hiện khi trẻ bị ngộ độc thức ăn hoặc do thuốc. Nôn sẽ giúp loại bỏ những chất gây hại ra khỏi cơ thể của trẻ. Thông thường, các bé sẽ có cảm giác buồn nôn và các mẹ hãy lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi thì đây là dự báo trẻ chuẩn bị nôn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài và cách xử lý sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi.

Đối với những bé dưới 12 tháng tuổi, mẹ sẽ không biết được tình trạng nôn của trẻ là do ăn uống hay bệnh gây ra. Vì thế, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Nếu trẻ nôn ói nhiều thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng tắc ruột hoặc nhiễm trùng ruột.

Với những bé trên 12 tháng tuổi như trẻ 2 tuổi hay 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thì nguyên nhân có thể là vì viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Các triệu chứng này xuất hiện khá nhanh và sẽ biến mất từ 24 đến 48 giờ tiếp theo. Một lý do nữa khiến bé nôn nhiều nhưng không sốt đó là thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc bé vô tình cho đồ vật bị nhiễm khuẩn vào miệng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Nôn do cảm lạnh

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài thường do cảm lạnh gây ra. Thời tiết thay đổi sẽ khiến trẻ dễ bị ốm. Bên cạnh đó, cảm cúm là yếu tố gây ra tình trạng trẻ bị nôn. Khi bị cảm, dạ dày của bé luôn trong tình trạng co thắt vì xuất hiện những cơn ho và sổ mũi. Nếu ho nhiều cơ bụng sẽ cơ thắt đột ngột và tình trạng nôn ở bé sẽ xảy ra.

Bên cạnh dấu hiệu trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài, trẻ bị cảm lạnh còn có tình trạng mệt mỏi, quấy khóc và xuất hiện sổ mũi, hắt hơi, ho trong thời gian dài. Thông thường, tình trạng trẻ nôn vì cảm lạnh sẽ hết sau 7 đến 10 ngày nếu các mẹ chăm sóc bé đúng cách.

Nôn do rối loạn tiêu hóa

Ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn hay rối loạn tiêu hóa cũng sẽ gây ra tình trạng trẻ bị nôn nhiều không sốt. Dấu hiệu nhận biết bé bị rối loạn tiêu hóa đó là trẻ cảm thấy đau bụng và xuất hiện đi ngoài nhiều lần. Rối loạn tiêu hóa cũng xuất hiện nếu trẻ ăn phải các loại thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hay không bảo quản, chế biến đúng cách.

Tham khảo: Cách chữa sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài

Dưới đây là một số lưu ý mà các mẹ nên biết để kịp thời xử lý nếu bé gặp phải tình trạng trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài nhé.

Bình tĩnh xử lý tình huống

Khi bé gặp phải tình trạng nôn, điều quan trọng mẹ nên làm đó là tìm khăn sạch và lau miệng cho trẻ. Không nên vội bế bé lên trong khi nôn vì cách làm này sẽ khiến trẻ có nguy cơ trào ngược vào phổi. Bé khi nôn sẽ có cảm giác sợ hãi, do đó các mẹ cần bình tĩnh để xử lý. Không nên hoảng loạn vì trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng quấy khóc và nôn nhiều hơn.

Các mẹ cũng nên lưu ý là giữ cho con nằm yên với tư thế kê cao đầu để tránh dẫn đến hiện tượng trào ngược. Nếu nhận thấy bé nôn nhiều thì mẹ cần cho bé nằm nghiêng một bên để bé hít thở không khí. Bên cạnh đó, nên vệ sinh cho bé sau khi nôn để tránh gặp phải các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Theo dõi tình trạng mất nước của trẻ

Nếu bé chỉ mất nước nhẹ thì mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu như môi hơi khô và trẻ luôn trong tình trạng cần uống nước. Mẹ cần lưu ý những biểu hiện mất nước nặng ở trẻ để đưa trẻ đến bệnh viện sớm để chữa trị. Ví dụ trẻ sẽ luôn trong tình trạng mệt mỏi, môi khô, ngủ nhiều...

Bù nước cho bé

Khi nôn, bé sẽ mất một lượng nước lớn trong cơ thể và điều các mẹ nên làm đó là bổ sung nước cho bé. Mẹ có thể mua dung dịch bù nước [Oresol] và cho bé uống nếu con nôn nhiều. Đây là sản phẩm giúp bù nước, các chất điện giải cho bé. Nên lưu ý dung dịch bù nước này không có công dụng trị nôn ở bé nhưng giúp hạn chế tình trạng mất nước do tình trạng nôn gây ra. Mẹ không nên cho bé uống nước trái cây, nước khoáng có chất điện giải để bù nước vì có thể khiến tình trạng nôn của trẻ nặng hơn. 

Đối với những bé mất nước nhẹ, khi cho trẻ Oresol các mẹ nên cho con uống theo từng ngụm nhỏ. Dung dịch này chỉ được uống tối đa trong vòng 4 giờ, nếu quá thời gian trên thì không còn tác dụng. Sau khi uống Oresol, các mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt và khắp người

Thay đổi chế độ ăn

Nếu trẻ bị nôn nhiều không sốt, mẹ chỉ cần thay đổi thức ăn cho trẻ để bé dễ tiêu hóa. Nếu thấy bé nôn nhiều, các mẹ không nên cho bé ăn bù, đặc biệt trong 24 giờ đầu tiên vì tình trạng nôn sẽ không được cải thiện. Chỉ nên cho con uống nước hoặc dung dịch bù nước để bổ sung chất điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn cháo và hạn chế các loại thức ăn có nhiều chất béo, dầu mỡ vì sẽ khó tiêu hóa.

 

Hạn chế lây lan

Trong trường hợp bé bị nôn do nhiễm siêu vi, mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc bé vì dễ lây lan tình trạng bệnh cho bản thân. Khi chăm sóc trẻ, cần thực hiện rửa tay thường xuyên, không cho trẻ ra ngoài cho đến khi tình trạng nôn hết hẳn sau 24 giờ kể từ lần nôn cuối. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện

Tình trạng nôn thường xảy ra ở trẻ do cơ quan tiêu hóa của bé chưa phát triển nên dễ kích thích mỗi khi ăn thức ăn lạ, hoặc do nhiễm khuẩn. Thông thường, mẹ sẽ không cần đưa bé đến gặp bác sĩ vì tình trạng này sẽ biến mất trong 24 giờ tiếp theo. 

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn nhiều và thời gian dài hơn 24 giờ, luôn trong tình trạng đau bụng thì đây là báo hiệu nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Khi nhận thấy trẻ bị nôn đi ngoài không sốt thì không nên tự cho bé uống dung dịch bù nước vì mẹ sẽ không biết được tình trạng này đến khi nào mới kết thúc. Một dấu hiệu nữa mà các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt đó là sau khi nôn trẻ sẽ quấy khóc liên tục và khó dỗ cho trẻ ngủ. Cuối cùng, sau khi nôn nếu bé không ăn hoặc uống trong vòng vài giờ thì có thể đây là báo hiệu trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng chia sẻ thêm:

Nôn ói có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý bao gồm: tại đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày ruột, viêm ruột thừa, lồng ruột, táo bón...; ngoài đường tiêu hóa cũng biều hiện nôn ói như: viêm hô hấp trên, dưới, viêm não, suy tim, suy gan, suy thận... Do đó, nếu tình trạng nôn ói kéo dài trên 24 giờ không cải thiện hoặc nôn kèm các biểu hiện bất thường khác, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra nhé!

Tình trạng trẻ bị nôn không sốt có thể bắt gặp ở những bé trong lứa tuổi từ 0 đến 3, mẹ cần có sự hiểu biết để kịp thời xử lý trong từng tình huống cụ thể. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp các mẹ nhận biết được dấu hiệu trẻ bị nôn và cách chăm sóc bé thế nào là phù hợp. Nếu các mẹ cần tìm hiểu những thông tin, bài viết khác thì hãy xem tại chuyên mục Bé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia nhé.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.

Video liên quan

Chủ Đề