Tại sao uống hạ sốt không hạ

  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Tin chuyên ngành
  • Nhi khoa
  • Mẹ làm gì khi con sốt

Bé sốt uống thuốc không hạ sốt thì phải làm sao?

Thứ Hai ngày 20/11/2017

  • Cách uống thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ
  • Cách chọn đúng loại thuốc hạ sốt cho trẻ em
  • Cách xử trí khi con bị sốt co giật

Sốt là một triệu chứng lâm sàng gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ, khi bé bị sốt các mẹ thường tự cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nên làm gì nếu bé sốt

Sốt có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý khác nhau, cách dễ nhận biết bé có bị sốt hay không đó là kiểm tra bằng cách sờ tay vào người bé và dùng nhiệt kế. Nếu cơ thể bé nóng ran và có nhiệt độ cao trên 37,5 thì khi đó bé đã bị sốt.

Sốt là biểu hiện có ở hầu hết trẻ nhỏ.

Phần lớn các mẹ thường ngay lập tức cho bé uống thuốc hạ sốt khi bé bị ốm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp bé sốt uống thuốc không hạ, khi gặp phải vấn đề này, trước hết các mẹ cần xác định nguyên nhântại sao.

Lí do cơ thể bé không phản ứng tích cực với thuốc hạ sốt có thể do:

– Thứ nhất, có thể do bố mẹ chăm sóc bé chưa đúng cách khi bé bị sốt. Khiến cho bé sốt uống thuốc không hạ hoặc có hạ nhưng không đáng kể và mỗi lúc lại sốt cao hơn.

– Thứ hai, có thể bé đang mắc phải một số loại bệnh nguy hiểm khác như nhiễm trùng, sốt xuất huyết,…Lúc này, cần đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.

Có thể thấy việc bé sốt uống thuốc không hạ hoàn toàn do những nguyên nhân chủ quan từ cơ thể bé hoặc do yếu tố khách quan như cách chăm sóc trẻ bị sốt của bố mẹ chưa thực sự phùhợp.

Khi bé bị sốt, bố mẹ cần:

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước.

– Cởi bỏ bớt quần áo dàyvà gỡ bỏ bớt chăn mền, khăn,…quấn quanh người bé. Sau đó dùng một chiếc khăn ướt mát chườm lên trán bé, dùng một chiếc khăn khác nhúng nước ấm lau khắp người bé. Nước ấm sẽ bốc hơi, làm giãn mạch máu và làm bé mát hơn. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi nhiệt độ của bé hạ xuống mức bình thường [37 độ C]. Thông thường nhiệt độ sẽ hạ trong khoảng 30-45 phút.

– Bổ sung các thực phẩm mát cho bé như trái cây, rau củ. Khi bị sốt bé rất dễ bị mất nước nên cần cho bé uống nhiều nước, nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ.

– Đánh cảm cho bé bằng lòng trắng trứng gà hoặc các loại lá.

– Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 39 độ, sử dụng các loại thuốc hạ sốt liều nhẹ và không có tác dụng phụ. Nhớ phải chú ý cho bé uống đúng liều, theo dõi trong suốt quá trình sau khi bé uống thuốc.

– Nếu nhiệt độ cơ thể bé cứ tăng, bé sốt uống thuốc không hạ thì bố mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ ngay.

Những điều bố mẹ nên tránh khi chăm sóc bé bị sốt:

– Khi bé bị sốt thường hay có dấu hiệu bàn chân lạnh hoặc bé có cảm giác lạnh, bố mẹ không nên vì thế mà mặc thêm quần áo, đi tất, quấn chăn hay bôi cao cho bé. Vì như thế sẽ chỉ giữ hơi nóng ở người bé khiến việc hạ sốt trở nên khó khăn.

– Khi bé sốt uống thuốc không hạ không nên dùng thêm nước đá lạnh để lau mát hạ sốt.

– Tránh cho bé ăn các thực phẩm như gừng, trứng, thịt gà,…vì những thực phẩm này có tính giữ nhiệt không tốt cho việc hạ sốt. Cũng không được ăn những thực phẩm lạnh như kem, đá xay,…

Uống thuốc hạ sốt tùy ý có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

– Tránh tâm lý nôn nóng muốn bé hạ sốt nhanh mà vừa cho trẻ uống thuốc vừa dùng viên đặt hậu môn, việc này sẽ gây nên tình trạng quá liều.

– Không được tự ý truyền nước cho bé nếu thấy bé sốt uống thuốc không hạ mà phải đưa ngay đến cơ sở y tế.

Sốt là biểu hiện thường gặp ở trẻ em, chính vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy trang bị những kiến thức cần thiết về cách điều trị khi trẻ bị sốtđể giúp con mình đối phó với bệnh tật và sớm khỏi bệnh.

Phương Linh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • cách hạ sốt
  • thuốc hạ sốt

BS khuyến cáo, không có thuốc nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ, chưa cần uống hạ sốt.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.

“Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu ý.

Uống thuốc hạ sốt quá sớm

BS Dũng lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.

Đặt nhiệt kế ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng trừ thêm 0,5 độ như ngày trước

Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Lạm dụng thuốc động kinh

Có nhiều trường hợp trẻ sốt cao co giật khiến bố mẹ lo sợ ‘tống’ thuốc hạ sốt khi mới 38 độ hoặc xin bác sĩ kê đơn thuốc động kinh, thuốc an thần để đề phòng.

PGS Dũng cho biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.

Do đó, bác sĩ thần kinh và nhi khoa trên toàn thế giới khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc động kinh.

“Ngay cả việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt cao, co giật cho trẻ”, PGS Dũng nhấn mạnh.

Với trẻ co giật, thói quen của hầu hết các cha mẹ là dùng đũa, ngón tay chèn vào miệng trẻ để đỡ cắn lưỡi.

Khi co giật, nên để trẻ nằm nghiêng, thẳng đầu để tránh sặc đờm, dãi

Tuy nhiên, qua theo dõi cấp cứu nhi khoa cho thấy không nên làm thế. Khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ đến bệnh viện.

Tại thời điểm co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.

Uống xen kẽ các thuốc hạ sốt

Hiện có 2 loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.

Các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết.

“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm”, PGS Dũng lưu ý.

Với paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.

Tuyệt đối không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Paracetamol dùng 15mg/kg cân nặng, còn ibuprofel là 10mg/kg. Việc uống xen kẽ cũng dễ khiến phụ huynh nhầm khoảng thời gian uống tiếp theo, có thể gây tác dụng phụ.

Khi cho trẻ uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp chăn, mở thoáng cửa.

Tự chia liều nhét hậu môn

Loại thuốc nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống được hoặc hay nôn.

Paracetamol hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.

Lưu ý liều lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay nhét 2-3 viên 1 lúc.

Hiện các viên đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt cao hơn đường uống nhiều.

Chườm lạnh, dán miếng hạ sốt

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt…

Các phương pháp chườm lạnh không có ý nghĩa trong hạ sốt

Những phương pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại. Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.

Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.

Thay vào đó khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.

Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Video liên quan

Chủ Đề