Cơm nấu xong để được bao lâu

Thói quen ăn lại cơm nguội chính là thói quen khá phổ biến ở nhiều gia đình hiện nay. Với sự xuất hiện của một vài thông tin ung thư khi ăn cơm nguội đã khiến cho nhiều người hiện nay hoang mang và lo lắng khi không biết nên bảo quản cơm nguội như thế nào cho đúng cách mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bởi bỏ đi cơm nguội cũng rất lãng phí và hạt gạo là công sức cực khổ của những người nông dân. Việc bỏ đi cơm nguội cũng giống như việc bạn tự hất đổ đi những cực khổ của người đã làm ra những chén cơm hằng ngày của bạn. Cơm nguội để trong tủ lạnh được bao lâu ? là những vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Chúng ta cùng nhau cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết ngày hôm nay nhé.

Sự thật về thói quen ăn cơm nguội dẫn đến ung thư

Hiện nay, đang có rất nhiều những thông tin được tràn lan trên mạng xã hội rằng việc sử dụng ăn lại cơm nguội sẽ dẫn đến ung thu dạ dày, nặng hơn là dạ dày bị viêm loét không thể điều trị. Thông tin này chưa được chứng minh và hiện nay theo những nghiên cứu của những chuyên gia về sức khỏe thì vẫn chưa có kết quả hay những trường hợp nào cho việc ăn cơm nguội bị ung thu dạ dày.

Tuy chưa được xác minh và minh chứng, nhưng với thói quen ăn cơm nguội của nhiều người thì bạn cũng nên tìm hiểu những cách bảo quản đúng cách để có thể đảm bảo được vệ sinh cũng như an toàn về sức khỏe khi bạn dùng lại bất cứ những thực phẩm nào khi bị dư.

Tuy nhiên, những thông tin về việc bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh và hâm nóng cơm nguội là hoàn toàn không chính xác. Nhưng bạn cũng phải tìm hiểu cũng như biết được cách bảo quản cơm nguội đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cho mình và những thành viên trong gia đình. Bạn có thể xem những thông tin không chính xác đó là những nguy cơ mà bạn sẽ bị mắc phải để có thể tự răn đe mình về những mối nguy hiểm về những thực phẩ, món ăn khi không được bảo quản đúng cách, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn.

Cơm nguội để trong tủ lạnh là một trong những cách mà bạn có thể bảo quản cho cơm khi ăn bị dư, mà không phải vứt bỏ phung phí. Cơm nguội để trong tủ lạnh chỉ được đảm bảo bảo quản trong 24 tiếng và chỉ được hâm lại cho 1 lần ăn. Đối với cơm nguội thì bạn không nên hâm đi hâm lại quá nhiều lần vì sẽ làm mất đi những chất dinh dưỡng vốn có của cơm, từ đó sẽ dẫn đến việc ăn lại cơm nguội không có nhiều dinh dưỡng mà còn dẫn đến việc bị đầy hơi, khó tiêu hóa đối với những người có đường ruột yếu.

Sau đây sẽ là cách bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh đúng cách mà bạn nên lưu ý để tránh việc khiến cho những loại vi khuẩn thuận lợi phát triển có hại trong cơm nguội, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân trong gia đình mà bạn nên biết:

– Không nên để cơm nguội tiếp xúc với không khí quá lâu sẽ dẫn đến cơm bị hôi thiu, bị khô cứng – Khi bảo quản cơm nguội bên trong tủ lạnh nên để cơm vào hộp kín, tránh để hơi lạnh tiếp xúc trực tiếp thẳng vào cơm – Không nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh quá 24 tiếng vì qua thời gian này, cơm nguội sẽ bắt đầu biến chất và không nên sử dụng tiêu thụ nữa vì dễ gây ra những bệnh về đường ruột và tiêu hóa – Trước khi bảo quản cơm nguội bên trong tủ lạnh thì nên làm nguội cơm, không nên bảo quản cơm nguội khi còn nóng – Trước khi bảo quản cơm nguội bên trong tủ lạnh, thì cơm nguội nên được đặt riêng, không nên để dính mùi của những thức ăn khác vì rất dễ khiến cho cơm bị thiu nhanh

– Khi hâm nóng lại cơm nguội khi bảo quản trong tủ lạnh thì nên để cơm nguội ở một góc, để tránh trộn đều với cơm mới. Đợi sau khi cơm nguội đã chín và nóng thì mới bắt đầu xới đều với cơm mới.

Cách bảo quản cơm nguội không bị hư

Rất hay và hữu ích!/7 người

Cơm thì ngày nào cũng ăn nhưng không phải ai cũng biết cách giữ cơm qua đêm không bị hư thiu. Nếu ăn cơm nguội không được bảo quản đúng cách, anh em có thể mắc một chứng bệnh gọi là "hội chứng cơm chiên" gây đau bụng, mắc ói, tiêu chảy. Mời anh em tham khảo cách bảo quản cơm nguội an toàn nhé.

Hội chứng cơm chiên là gì

Trong gạo có chứa một loại vi khuẩn tên là Bacillus Cereus và chúng sinh ra những bào tử rất bền với nhiệt độ, hầu như vẫn nguyên vẹn dù cơm đã được nấu chín. Khi cơm nguội được để ở nhiệt độ phòng quá 1 tiếng, những bào tử này sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở, làm cơm bị nhiễm khuẩn. Nếu ăn trúng loại cơm này sau 30 phút - 15 tiếng thì anh em có thể bị mắc bệnh gọi là "hội chứng cơm chiên", gây ra ợ hơi, đau bụng, tiêu chảy, mắc ói và nôn mửa. Đa số chúng ta sẽ tự khỏi sau 24 tiếng vì những triệu chứng này tương đối nhẹ, tuy nhiên với những người có sức đề kháng kém thì có thể phải nhập viện để điều trị ngộ độc thực phẩm. Chứng ngộ độc thực phẩm này được đặt tên "hội chứng cơm chiên" là vì nó xảy ra với những người ăn cơm chiên, đa số được chế biến từ cơm nguội còn sót lại từ bữa ăn trước, chứ hiếm có ai bị ngộ độc vì ăn cơm mới. Ở những nước Á Đông, cơm nguội rất phổ biến và được dùng để chế biến thành nhiều món ăn như cơm chiên, cháo, cơm rang, cơm cháy vv và vv...



Bảo quản cơm nguội đúng cách Đối với cơm nguội còn sót lại sau bữa ăn, đừng để cơm ngoài nhiệt độ phòng quá 1 tiếng đồng hồ, mà hãy bọc kĩ cơm bằng màng co nilon, hoặc bỏ vào hộp nhựa kín, nếu cất trong tủ lạnh thì có thể giữ được tối đa 24 tiếng. Nếu sử dụng nồi cơm điện có chức năng giữ nóng cơm, cơm sau khi nấu chín có thể được giữ nóng từ 2 - 5 ngày, tuy nhiên không nên để quá lâu. Nhiệt độ lý tưởng để vi khuẩn gây thiu cơm sinh sôi nảy nở là trong khoản 4 - 60 độ C, do đó cơm nguội sau khi đã lấy ra khỏi nồi trong vòng 1 giờ thì hãy hâm cơm ở nhiệt độ cao hơn 70 độ C để đảm bảo an toàn. Nếu cơm nguội đã để quá 1 giờ thì nên đổ bỏ.

Nếu sử dụng lò vi sóng: với mỗi chén cơm nguội hãy cho thêm 1 muỗng nhỏ nước. Lò vi sóng sẽ làm sôi và bốc hơi nước, giúp cho cơm nóng hơn, nếu có thể bọc kín cơm thì càng tốt.


Chiên cơm: chiên cơm bằng chảo, nên sử dụng thêm dầu ăn để cơm chín đều. Ăn ngay khi cơm còn nóng, tránh để cơm nguội lạnh. Chúc anh em ăn cơm nguội ngon miệng!

Theo Myrecipes

Nhiều gia đình, đặc biệt là những người bận rộn thường có thói quen nấu cơm chín, để nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh có khi đến 1 tuần. Mỗi lần cần ăn, họ lại lấy cơm ra hâm nóng lại.

Nhưng chuyên gia dinh dưỡng Fiona Hunter thuộc tổ chức Healthspan [Anh] cho biết không nên để cơm trong tủ lạnh quá 24 tiếng, chỉ làm nóng lại 1 lần và nên làm lạnh cơm trong vòng 1 tiếng sau khi nấu.

"Bạn có thể hâm nóng cơm, nhưng cũng cần bảo quản đúng cách trước khi thực hiện. Gạo có thể chứa bào tử của một loại vi khuẩn có tên Bacillus cereus, vốn có khả năng còn sót sau khi cơm chín và có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Khi cơm để ở nhiệt độ phòng, bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn và nhân lên nhiều lần", chuyên gia dinh dưỡng Fiona Hunter giải thích.

Bà Hunter cũng cho biết thêm quá trình này sẽ tạo ra các chất độc, khiến người ăn nôn hoặc bị tiêu chảy.

"Càng để cơm lâu ở nhiệt độ bên ngoài, vi khuẩn sẽ càng sinh sôi nhiều. Vì vậy, bạn cần cho cơm vào tủ lạnh sau khi nguội càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 1 tiếng nếu bạn có ý định hâm nóng lại để ăn.

Nếu lượng cơm thừa nhiều, bạn có thể chia nhỏ ra để cơm nhanh nguội hơn".

Trước đó, tháng 2/2017, một chuyên gia về ô nhiễm thực phẩm đã cảnh báo về việc hàng ngàn người có thể đã nấu cơm sai cách.

Giáo sư Andy Meharg đến từ Trường Đại học Queens đã kiểm tra mức độ hóa chất còn tồn dư sau khi nấu cơm theo 3 cách khác nhau

Ông phát hiện nấu cơm kiểu chắt nước thừa sẽ loại bỏ được asen và các hóa chất gây ngộ độc. Còn ngâm gạo qua đêm sẽ giúp giảm các độc tố công nghiệp liên quan với bệnh tim và ung thư 80%.

* Theo Daily Mail

Khuyến nghị mới nhất của Quỹ Nghiên cứu Ung thư TG cho những ai muốn giảm nguy cơ mắc bệnh

Video liên quan

Chủ Đề