Tại sao uống thuốc ngủ mà vẫn không ngủ được

Những nguy hiểm khi uống thuốc an thần và cách điều trị mất ngủ an toàn

Câu hỏi:

Tôi năm nay 64 tuổi, bị mất ngủ khoảng 5 năm nay rồi, dù đã làm nhiều cách nhưng vẫn không thể nào ngủ được, có đêm chỉ ngủ được vài ba tiếng, có đêm thì lại thức trắng. Trước khi ngủ có khi tôi đã uống thuốc ngủ mà cũng không ngủ được. Cho tôi hỏi làm cách nào để trị chứng mất ngủ này?

Lưu Hải [Quảng Ninh]

Trả lời:

Chào cô! Theo những thông tin cô chia sẻ, có thể thấy được cô đang ở trong giai đoạn mất ngủ mạn tính. Sự suy giảm hormone thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh khiến cô bị rối loạn giấc ngủ. Do không được bổ sung lượng hormone vào trong cơ thể phù hợp nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc an thần có tác dụng giúp cô ngủ được trong đêm. Nếu sản phẩm không có tác dụng thì có vẻ như cô sử dụng chưa đúng cách. Các loại thuốc ngủ thường sử dụng 1 tiếng trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, thuốc gây ngủ chỉ giúp bệnh nhân ngủ được với giấc ngủ mơ màng, lơ mơ và khi tỉnh dậy thường thấy mệt mỏi, thậm chí còn có nhiều tác dụng phụ như giảm trí nhớ, nghiện thuốc...

Với tình trạng mất ngủ là do bị suy giảm lượng hormone trong cơ thể, để cải thiện nhanh tình trạng này phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, tăng cường ăn rau xanh, thịt trắng [thịt gà, cá tươi] và các loại đậu… Mỗi buổi sáng nên uống 1 cốc sữa đậu nành để bổ sung estrogen - hormone đang bị thiếu hụt kết hợp với vitamin D và calci. Cũng nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ, tập yoga, khí công dưỡng sinh. Quan trọng nhất, bệnh nhân cần phải có tư tưởng, tâm lý thoải mái, thư giãn bằng nghe đài, đọc báo, chơi đùa với con cháu...

Bên cạnh đó, cô có thể dùng sản phẩm có chiết xuất thảo dược để hỗ trợ điều trị mất ngủ, nhất là những sản phẩm có chứa: Cao Trinh nữ giúp điều hòa lại nội tiết, cân bằng lại lượng hormone trong cơ thể; Cao Nữ lang xoa dịu thần kinh giúp ngủ ngon, sâu hơn và đặc biệt không mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng; 5-Tryptomin khi đi vào trong cơ thể nhờ quá trình trao đổi năng lượng tạo ra serotonin sẽ giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Do đã mất ngủ 5 năm nên cô cần phải tạo cho mình thói quen ngủ và thức dậy theo một giờ nhất định, cố gắng dành 30 phút ngủ buổi trưa. Với một số sản phẩm, cô có thể sử dụng theo phương thức: Uống 1 viên trước khi đi ngủ 1h. Buổi tối, cô nên ngâm chân bằng nước gừng ấm pha với chút muối 30 phút; Uống  ly sữa ấm tùy từng bệnh nhân; Uống 2 viên TPCN rồi vận động nhẹ người 15 phút; Vuốt chân tóc từ trán ra sau gáy trong 2 - 3 phút bằng 10 đầu ngón tay hoặc bằng lược; Đọc báo, nghe nhạc, nghe đài hoặc massge mặt, trán, cổ nhẹ nhàng trước khi ngủ… để giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

Để đạt được hiểu quả cao nhất và cô có được giấc ngủ tự nhiên, cô nên kiên trì sử dụng theo đúng hướng dẫn và đúng liệu trình của sản phẩm từ 3 - 6 tháng. Chúc cô khỏe và nhanh lấy lại giấc ngủ tự nhiên của mình!

Tổng đài tư vấn 1800.6855

Ngành bảo hiểm y tế ở Âu, Mỹ đang méo mặt vì gánh nặng tài chính từ kinh phí dành cho thuốc… an thần!

Đừng ngủ gà ngủ gật trước tivi vì khi vừa đứng lên vào giường thì trung khu điều hành giấc ngủ sẽ phát ngay… tín hiệu đánh thức. Nên ngủ trưa nhưng đừng quá 30 phút, nhất là đừng ngả lưng sau 15 giờ vì cơ thể sau đó sẽ diễn dịch sai lệch là đã ngủ đủ nên… không cần ngủ thêm lúc đêm về

Khỏi cần thống kê cũng biết số khách hàng thân thiết của loại thuốc “không uống không chợp mắt được” ở nước mình chẳng thua gì ở xứ người.

Mất ngủ là thủ phạm của nhồi máu cơ tim

Nhiều người vẫn tưởng khi khó ngủ thì chỉ cần uống một viên thuốc cho qua đêm chắc chẳng hại gì. Tuy nhiên, số người đang vung tay quá trán với thuốc an thần ắt hẳn sẽ dè dặt hơn nhiều nếu biết tỉ lệ tai biến mạch máu não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp ba lần so với người không bị lệ thuộc thuốc.

Ngoài ra, số trường hợp đau đầu kinh niên nghĩa là hơn tám ngày mỗi tháng ở người dùng thuốc ngủ cao gấp bốn lần số người không cần thuốc. Đáng lo ngại hơn là tỉ lệ tử vong ở người nhồi máu cơ tim trước đó thường dùng thuốc an thần cao gấp đôi số người ít khi uống thuốc ngủ.

Đừng lên giường nếu chưa buồn ngủ

Vậy người bị mất ngủ nên làm thế nào để vừa được ngủ ngon lại vừa không bị những tác dụng phụ tai hại của thuốc?

Theo kết quả nghiên cứu của Trường Y Hannover, khoảng 1/3 số người mất ngủ không nhất thiết phải dùng thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp mà chỉ cần điều chỉnh nếp sinh hoạt, thay đổi vài thói quen gần giờ ngủ là đã có thể tìm lại giấc ngủ yên bình.

Nhiều người bị mất ngủ sẽ có thể yên giấc hơn nhiều nếu áp dụng các biện pháp dưới đây: Không vào giường nếu chưa buồn ngủ. Không dùng giường ngủ như nơi làm việc hoặc đọc sách báo… vì cơ thể sẽ tiếp tục nhịp làm việc thay vì đổi qua chế độ nghỉ ngơi. Đã không ngủ thì thôi nhưng hễ ngủ thì tối thiểu 7 tiếng đồng hồ vì ngủ bữa nhiều bữa ít là lý do gây ra tình trạng quen dần với giờ đánh thức mới khiến người ta đến lúc nào đó cứ tự động choàng tỉnh khi đồng hồ mới gõ 2-3 tiếng.

Tránh ăn quá no sát giờ ngủ nhưng cũng đừng để bụng quá đói. Trung khu điều khiển giấc ngủ rất nhạy cảm với năng lượng nên thừa hay thiếu nó đều không hoạt động. Tình trạng này càng rõ hơn ở người bệnh tiểu đường nếu đường huyết đến tối vẫn còn cao, cũng như ở người có đường huyết quá thấp khi sắp lên giường.

Cũng đừng gây trở ngại cho hoạt động của trung khu điều khiển giấc ngủ bằng cách uống cà phê hay rượu, bia vào buổi tối. Cho dù có ngủ được nhờ say mèm thì khi thức dậy cơ thể cũng bị mệt nhừ. Hậu quả là khó tránh mất ngủ trong những đêm sau đó, trừ khi ngày nào cũng… xỉn.

Đừng chơi thể thao quá sát giờ ngủ vì dễ gây hao hụt calcium và magnesium, hai khoáng tố vốn cần thiết để trấn an hệ thần kinh. Tránh xem phim tình cảm éo le hay bàn cãi gay gắt trước giờ ngủ vì sau đó ta rất dễ nhập vai ngay trong giấc ngủ rồi trăn trở suốt đêm. Để nhịp sinh học không bị xáo trộn khi bước vào đầu tuần mới, phải tránh ngủ muộn và dậy trễ vào cuối tuần. Nếu không, sau ngày thứ Hai ta sẽ bị mất ngủ cả tuần.

Áp dụng những phương pháp không dùng thuốc

Giấc ngủ là khoảnh khắc quý giá để cơ thể chủ động tổng hợp kháng thể, huy động thực bào, gia tốc tiến trình hồi phục, điều chỉnh thần kinh giao cảm, hưng phấn chức năng tư duy... Thiếu ngủ tất nhiên sức đề kháng bị xói mòn.

Nhưng nếu vì thế mà chấp nhận trả giá với phản ứng phụ của thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp thì quả thật đáng tiếc. Tại sao không thử phân tích nguyên nhân để tìm ra giải pháp? Và tại sao không thử phương pháp khác an toàn hơn mà lại hối hả tìm mua thuốc độc trả góp từng đêm?

Thay vì vội vã dùng thuốc sau 1-2 đêm mất ngủ, sao ta không thử áp dụng các phương pháp không dùngthuốc như thiền định, ấn huyệt, ngâm chân nước ấm, tắm nước nóng và nước lạnh… cũng như dùng dược thảo có tính an thần như Lạc Tiên, vông nem, sen… Nhiều khi, chỉ cần giải độc cho cơ thể bằng cách dùng actisô, linh chi trong 5-10 ngày liên tục, ta sẽ lại ngủ ngon như… chưa từng mất ngủ.

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với con người. Nếu bị mất ngủ, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung và suy giảm khả năng tình dục.

BS Lương Lễ Hoàng

BACSI.com [Theo Pháp luật TPHCM]

Thuốc ngủ và mất ngủ

Tác giả : BS. BÙI NGUYÊN KIỂM [BV. Xanh Pôn – Hà Nội]

Thuốc ngủ không sinh ra giấc ngủ. nếu giấc ngủ tự nhiên là quá trình bù đắp và xây dựng lại cơ thể một cách hiệu quả giúp hồi phục và đổi mới thì giấc ngủ do thuốc ngủ cơ thể phải tiến hành quá trình chống chất độc và loại trừ chất độc kiệt quệ. giấc ngủ bình thường bảo tồn năng lượng, các cơ bắp khỏe hơn, ý chí được tăng cường thêm thì sau giấc ngủ do thuốc ngủ, các cơ yếu và run do tiêu phí năng lượng, ý chí bị cùn mòn đi.

QUÁ TRÌNH MẤT NGỦ

Mất ngủ là triệu chứng chứ không phải là một loại bệnh. Nó chỉ là biểu hiện của một rối loạn, một trục trặc, một hoạt động không hữu hiệu của hệ thần kinh hoặc của cơ thể. Mất ngủ một, hai đêm có thể làm người ta mệt mỏi, nhưng chứng bệnh này không mấy ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Thống nhất được điều này, chúng sẽ giảm đi một vài cảm giác lo âu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.

Điều đáng mừng là mất ngủ một đêm, mất ngủ bất thường, mất ngủ thất thường hay mất ngủ kéo dài đều có thể chữa được một cách khá dễ dàng, dù các rối loạn này thể hiện dưới nhiều hình thức, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều giai đoạn của giấc ngủ.

Chỉ một, hai đêm mất ngủ thôi, uống thuốc ngủ có thể là giải pháp tạm thời tương đối tốt. Nhưng muốn điều chỉnh các rối loạn của giấc ngủ hoặc muốn chữa trị mất ngủ bằng thuốc ngủ thì hoàn toàn không phải là phương pháp thích hợp. Bởi vì, uống thuốc ngủ lại là hình thức đối kháng lại giấc ngủ sâu, êm đềm và thư thái; trong khi có nhiều hình thức khác mang lại cho con người ta giấc ngủ ngon lành, no nê thì những viên thuốc ngủ chỉ để lại hậu quả làm cho người ta mất đi sức thức tỉnh về đêm khi con người không thể ngủ được.

THUỐC NGỦ VÀ GIẤC NGỦ

Thuốc ngủ có thể mang lại được gì? Đặc biệt với người bị chứng mất ngủ, nó có khả năng thúc đẩy nhanh giai đoạn khởi động của giấc ngủ trong vòng 5-20 phút, làm giảm lượng thời gian thức tỉnh trong đêm và có thể làm tăng tổng số thời gian ngủ. Nếu cần hồi phục sau những sang chấn tinh thần nặng nề như cái chết của người thân, một bước ngoặt lớn của cuộc đời hoặc sự khởi đầu căng thẳng của công việc mới…, thuốc ngủ có thể thích hợp trong một thời gian ngắn để trợ giúp người ta vượt qua những stress và tránh các hậu quả về mặt tâm lý sau một đêm không ngủ. Tuy nhiên, về lâu dài, chỉ dựa vào những viên thuốc ngủ thì có thể sẽ kết thúc giấc ngủ ngắn hơn và cảm thấy thất vọng nhiều hơn vì không thể đạt được giấc ngủ sảng khoái, thư giãn.

Về mặt dược động học, thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể lâu hơn nhiều so với thời gian gây ngủ; hoặc thuốc ngủ được chuyển hóa ở gan và được bài tiết qua thận nên nếu chức năng gan, thận bị suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể lâu dài hơn. Đó là lý do tại sao những người bị bệnh gan, thận, người cao tuổi càng hạn chế dùng thuốc ngủ càng tốt. Không được dùng thuốc ngủ sau khi uống rượu hoặc khi mang thai. Tương tự như vậy, những người bị bệnh đường hô hấp cũng không nên dùng thuốc ngủ vì nó ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng thở ở não.

Thực tế ở nước ta khi mất ngủ, mọi người thường tự đi mua thuốc ngủ hoặc xin đơn mua thuốc ngủ. Việc này không hề có gì khó khăn. Nhiều thầy thuốc kê đơn thuốc ngủ giống như kiểu phản xạ tự động đầu tiên khi nghe bệnh nhân than phiền về rối loạn giấc ngủ hoặc để đề phòng trước chứng mất ngủ có thể xảy ra. Một thống kê gần đây cho thấy khoảng 50% bác sĩ ở tất cả các bệnh viện kê đơn có thuốc ngủ là do thói quen hơn là do nhu cầu của bệnh lý và khoảng 20% số bệnh nhân đó sau này sẽ trở nên phụ thuộc vào thuốc ngủ. Hơn nữa, khoảng 50% số bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ đã xuất hiện những rối loạn tồi tệ hơn trước khi dùng thuốc.

MỘT SỐ THAM KHẢO CẦN THIẾT KHI SỬ DỤNG THUỐC NGỦ

Nếu bạn thấy uống thuốc ngủ vẫn còn hữu ích trong một số tình huống thì xin hãy tham khảo các gợi ý sau:

– Đừng bao giờ tự dùng thuốc ngủ hoặc dùng lại đơn thuốc ngủ mà không thông qua bác sĩ. Nên hỏi bác sĩ đã nắm được đặc điểm sinh lý của bạn, tiền sử bệnh lý và mối liên quan của thuốc đối với bạn. Như vậy khi dùng thuốc mà xảy ra tác dụng không mong muốn [tác dụng phụ], sự lệ thuộc vào thuốc hoặc các khó khăn khác, bạn đã có người để giúp giải quyết những vấn đề này.

– Nếu bác sĩ kê đơn thuốc ngủ cho bạn dường như theo thói quen, bạn có thể tự lựa chọn nhiều phương pháp khác.

– Đọc nhiều hơn, học nhiều hơn về tính chất dược lý của các loại thuốc ngủ qua sách vở, dược điển. Tránh dùng thuốc ngủ trước khi lái xe [ô tô, xe máy] một đoạn đường dài và trước khi có hoạt động căng thẳng. Các chất hóa học vẫn còn ở trong cơ thể bạn đến tận hôm sau và còn gây buồn ngủ.

– Không bao giờ kết hợp thuốc ngủ với rượu và với bất kỳ loại thuốc nào khác có ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.

Đối với hai trạng thái được dùng thuốc ngủ phải lưu ý:

* Với người cao tuổi, liều thuốc ngủ chỉ bằng một nửa so với thanh niên.

* Đùng bao giờ cho trẻ dùng bất kỳ một loại thuốc ngủ nào.

* Không nên dùng thuốc cùng lúc với người bạn đời để lỡ có điều gì xảy ra thì còn một người tỉnh táo đương đầu với những bất trắc xảy ra trong đêm.

Còn nhiều phương pháp không dùng thuốc mang lại cho người ta giấc ngủ. Bỏ thói quen sử dụng thuốc ngủ vẫn còn là một thử thách, tuy nhiên nếu chúng ta đón nhận tất cả mọi điều học được, đọc được, trao đổi được về giấc ngủ và mất ngủ, chúng ta có thể thấy chẳng những mất ngủ có thể chữa khỏi được mà còn có thể tạo ra được giấc mơ ngọt ngào và một giấc ngủ thanh thản.

Video liên quan

Chủ Đề