Tam cương nghĩa là gì


Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị theo ý muốn của ông. Nho giáo phát triển chủ yếu ở các nước Châu á.


Khổng tử đặt ra một loạt tam cương [tam cang], ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.


Tam cương và ngũ thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và Tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức thì xã hội được an bình.


A. Tam cươngtam là ba, cương [ cang] là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: quân thần [vua tôi], phụ tử [cha con], phu thê [chồng vợ]. Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”.

1. Quân thần: ["Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua]Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ.

2. Phụ tử: ["phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu]"].

3. Phu thê: ["phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói, vợ phải nghe theo].

B. Ngũ thườngngũ là năm, thường là hằng có. Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

1. Nhân: [tính người] Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.

2. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.

3. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.

4. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.

5. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

C. Tam tòngtam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".

1. Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha.

2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng.

3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.

D. Tứ đứctứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: công - dung - ngôn - hạnh.

1. Công: làm giỏi, khéo léo trong việc làm.

2. Dung: [phải trao chuốc sắc đẹp] hòa nhã trong sắc diện.

3. Ngôn: dịu dàng, mềm mại trong lời nói.

4. Hạnh: nhu mì trong tính nết.

Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần, số 28 [14-7 – 20-7-2007] có bài Tam cương và ngũ thường của tác giả Trà Kim Long. Bài báo viết: “Tam cương là quân, sư, phụ.” Viết như vậy là không đúng. Và từ chỗ sai đó, tác giả giải thích “suy rộng” ra.
 Chẳng riêng tác giả bài báo, trước đó, một vị giáo sư đại học, trong một cuộc hội thảo về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh cũng nhầm lẫn như vậy và cũng giảng giải tam cương theo hướng sai đó. Điều này cho thấy xã hội đang quan tâm đến tam cương và ngũ thường, và sự giải thích tam cương sai lệch có cơ lan rộng. Tam cương là ba giềng mối trong xã hội loài người. Chữ cương viết bằng chữ Hán Việt này bên trái có bộ mịch [còn gọi bộ ti] nghĩa là sợi tơ nhỏ [từ điển Thiều Chửu giải thích: số tơ của một con tằm nhả ra gọi là hốt, năm hốt là mịch, mười hốt là ti; chữ mịch cũng dùng thay chữ ti để viết cho tiện]; bên phải là chữ cương nghĩa là sườn núi [lấy âm]. Chữ cương đây có nghĩa là “giềng mối”, “cái gì có thống hệ không thể rời được đều gọi là cương” [cương lĩnh cũng nằm trong nghĩa này].

Vậy tam cương hay ba giềng mối đó là gì? Sách Tam tự kinh có đoạn:
“Tam tài giả: thiên địa nhân [tam tài là trời đất người]; tam quang giả: nhật nguyệt tinh [ba thứ sáng là [mặt] trời, trăng, sao]; tam cương giả: quân thần nghĩa, phụ tử thân, phu thê thuận [ba giềng là: nghĩa vua tôi, tình cha con, thuận vợ chồng].

Như vậy, tam cương là: quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương; nói gọn là quân – thần, phụ – tử , phu – thê [hoặc phu - phụ]. Theo Tam tự kinh thì mối quan hệ vua tôi cốt ở cái nghĩa; mối quan hệ cha con cốt ở cái tình thuận. Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung [vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung]; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu [cha khiến con chết, con không chết không hiếu]. Còn mối quan hệ vợ chồng thì phu xướng phụ tùy [chồng nói ra, vợ phải theo], con gái phải học tam tòng [tại gia tòng phụ ở nhà theo cha, xuất giá tòng phu lấy chồng theo chồng, phu tử tòng tử chồng chết theo con [trai], và tứ đức [công, dung, ngôn, hạnh]... 

BÀI PHÁT BIỂU CHỈ ĐẠO ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH XÃ LỊCH HỘI THƯỢNG -------------- Kính thưa: Đoàn quý đại biểu , thưa toàn thể Đại hội . Hôm nay, tôi rất vui mừng về dự Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Lịch Hội Thượng nhiệm kỳ 2017 - 2022. Thay mặt Ban BTV Huyện Đoàn, tôi xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, quý đại biểu cùng toàn thể đại hội lời chúc mạnh khỏe, thành công và lời chào mừng tốt đẹp nhất. Kính thưa Đại hội ! Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Lịch Hội Thượng nhiệm kỳ 2017 – 2022 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tổ chức Đoàn, đoàn viên, thanh niên . Qua công tác chỉ đạo và theo dõi, chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của các đồng chí trong Ban Chấp hành; các đồng chí đã bám sát các văn bản hướng dẫn và sự chỉ đạo của cấp trên, làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, đảm bảo Đại hội diễn ra đúng theo kế hoạch. Qua nghe Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 201

1. Đ ẠO PHẬT [ PHẬT GI ÁO T ẠI VIỆT NAM ]             Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2005, hiện có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo , [còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ đã quy y Tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử] và khoảng 44.498 tăng ni; hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường trong cả nước. Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo . Có hai nhánh Phật giáo ở Việt Nam là Đại thừa và Tiểu thừa. Phật giáo Đại thừa lần đầu tiên từ Trung Quốc vào tới vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam từ khoảng năm 200 và trở thành tôn giáo phổ biến nhất trên toàn đất nước, trong khi Phật giáo Tiểu thừa từ Ấn Độ du nhập vào phía nam đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng năm 300 - 600 và trở thành tôn giáo chính ở vùng đồng bằng phía nam Việt Nam. Có thuyết khác lại cho rằng Phật giá

Trải qua hàng nghìn năm đô hộ, văn hóa Trung Hoa cũng như Nho giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người Việt Nam. Chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ gì với cụm từ "tam cương ngũ thường", thế nhưng, chúng ra hiểu về nó rất mơ hồ hoặc hoàn toàn không hiểu được. Vậy nên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tam cương Ngũ thường.

  • 1. Tam cương là gì?
  • 2. Ngũ thường là gì?

Nếu nữ giới có tam tòng tứ đức thì nam giới cũng có tam cương ngũ thường. Đây là những chuẩn mực được Khổng Tử đặt ra, buộc nam giới phải làm theo. Một xã hội duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội bình an, và hạnh phúc.

1. Tam cương là gì?

"Cương" có nghĩa là "giềng mối". Cương là đầu mối của cái lưới đánh cá, giúp liên kết các mối dây lại với nhau giúp cho lưới chắc chắn hơn. Nếu ta nắm được cương thì có thể nắm được toàn bộ các mắt lưới. Có thể hiểu cương chính là mối chính liên kết các mối khác lại với nhau. Trong cuộc sống, nó chính là các mối quan hệ chủ đạo, từ đó điều chỉnh các mối quan hệ khác.

Như vậy, tam cương chính là ba mối quan hệ chính trong xã hội, bao gồm:

  • Quân thần cương: Mối quan hệ vua – tôi
  • Phụ tử cương: Quan hệ cha – con
  • Phu phụ cương: Mối quan hệ giữa vợ - chồng

Theo tam tự kinh, mối quan hệ giữa vua - tôi quan trọng nhất là cái nghĩa, mối quan hệ cha con với nhau nằm ở cái tình, mối quan hệ giữa vợ chồng, cốt ở sự đồng thuận. Những người bề trên [vua, cha, chồng] phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc, bao bọc người dưới [thần, con, vợ]. Ngược lại, người dưới phải có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, phục tùng, hiếu thuận với người trên.

2. Ngũ thường là gì?

Ngũ là năm, thường là thường có, thường xuất hiện trong cuộc sống của con người. Như vậy, ngũ thường chính là 5 điều thường có ở đời, nó góp phần hình thành nên đạo đức ở mỗi con người. Năm đạo đức mà một con người thường có và nên có:

  • Nhân: Nhân là người, học cách làm người. Là con người, phải có lòng yêu thương đối với muôn loại vạn vật. Trước khi thành tài thì phải học cách làm người.
  • Lễ: Lễ trong từ lễ độ, lễ phép. Từ đó răn con người ta phải thể hiện sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người xung quanh.
  • Nghĩa: Nghĩa trong từ chính nghĩa, tình nghĩa thể hiện sự công tâm, công bằng. Chữ nghĩa răn con người phải cư xử với mọi người công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình, cái lý.
  • Trí: Trí trong trí tuệ, trí khôn, thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai, phải trái.
  • Tín: Tín là sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin, phải biết giữ đúng lời, đáng tin cậy.

Như vậy, tam cương ngũ thường chính là việc đối xử giữa bề trền với bề dưới, lòng yêu thương đối với vạn vật. Việc cư xử với mọi người phải công minh, theo lẽ phải, mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, phân biệt được lẽ phải, thiện ác và giữ đúng lời hứa với những gì mình đã hứa với người khác.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Tam cương ngũ thường được ThuThuatPhanMem sưu tầm và đúc kết lại để gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chuẩn mực vừa lạ, vừa quen này.

Video liên quan

Chủ Đề