Thanh thiếu niên là từ bao nhiêu tuổi năm 2024

Theo Tổng điều tra dân số năm 2019, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ dân số trẻ cao nhất trong lịch sử đất nước, tạo nền tảng tiềm năng cho lợi tức dân số. Việt Nam có 20,4 triệu thanh thiếu niên từ 10-24 tuổi, chiếm 21% dân số và thời kỳ dân số vàng dự kiến kéo dài đến năm 2039. Sự thành công và phát triển của thanh niên đòi hỏi phải có các chính sách và dịch vụ phù hợp để họ có thể phát huy đầy đủ tiềm năng, bao gồm cả các chính sách liên quan đến lĩnh vực chăm sóc SKTD&SKSS.

Bằng chứng cho thấy giới trẻ Việt Nam đang có xu hướng quan hệ tình dục sớm hơn. Điều này cho thấy nhu cầu của thanh thiếu niên đối với các dịch vụ và thông tin về sức khỏe sinh sản. Nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đại của nữ thanh niên di cư 15-24 tuổi chưa được đáp ứng ở mức 29,6% và tỷ lệ sinh ở tuổi vị thành niên là 11/1.000. Thanh thiếu niên vẫn còn thiếu thông tin cũng như các dịch vụ đầy đủ và toàn diện về chăm sóc SKTD&SKSS. Thực trạng này càng trầm trọng ở các nhóm dân tộc thiểu số và người khuyết tật (NKT). Ngoài ra còn có một số lượng lớn trường hợp mang thai ngoài ý muốn ở thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ vị thành niên (15-19 tuổi) và thanh niên chưa lập gia đình. Theo ước tính, thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-29 nhiễm HIV chiếm 38% tổng dân số nhiễm HIV. Tảo hôn và sống chung khi chưa đủ tuổi vẫn là tập quán và chuẩn mực văn hóa khá phổ biến, khiến cho trẻ em gái không thể theo đuổi việc học hành và lập kế hoạch cho cuộc đời mình. Tại Việt Nam, 9% trẻ em gái trong độ tuổi 20-24 kết hôn trước sinh nhật 18 tuổi, tỷ lệ này ở nông thôn (12,2%) cao hơn ở thành thị (3,7%). Tảo hôn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên. Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của thanh thiếu niên, song vẫn đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa. Chỉ có 14,3% trong tổng số 496 đại biểu Quốc hội khóa 14 là đại biểu trẻ dưới 40 tuổi. Ở cấp tỉnh, chỉ có 8,52% người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân dưới 35 tuổi. Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, gần 40% thanh thiếu niên chưa từng tham gia xây dựng chính sách liên quan đến thanh thiếu niên.

UNFPA tại Việt Nam

UNFPA hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện các can thiệp chính sau đây nhằm thúc đẩy sự phát triển của thanh niên:

Trẻ vị thành niên là khái niệm chưa được thống nhất về mặt pháp lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo thông thường, trẻ vị thành niên được hiểu là người chưa đủ 18 tuổi.

Vị thành niên nghĩa là "chưa đủ tuổi trưởng thành" hay "chưa là người lớn" là một khái niệm chưa được thống nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 12 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa tuổi 18- 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 10 - 16 tuổi.

Trên thế giới, các nước có quy định về độ tuổi thanh niên khác nhau: nhiều nước quy định từ 18 đến 24 tuổi hoặc 15 - 24 tuổi, một số nước quy định từ 15 - 30 tuổi.

Ở nhiều quốc gia, bao gồm Úc, Ấn Độ, Philippines, Brazil, Croatia và Colombia, trẻ vị thành niên được xác định là một người dưới tuổi 18.

Trong khi Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Hàn Quốc, trẻ vị thành niên là người dưới 20 tuổi. Pháp luật New Zealand quy định trẻ vị thành niên là người dưới 18 tuổi là thích hợp, nhưng hầu hết các quyền của tuổi trưởng thành được giả định ở độ tuổi thấp hơn: ví dụ, giao kết hợp đồng và có một ý chí là có thể hợp pháp ở tuổi 15.

Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.

Có thể thấy rằng độ tuổi vị thành niên còn chưa thống nhất giữa các nước trên thế giới.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản trẻ vị thành niên là người chưa đến độ tuổi được pháp luật coi là đủ khả năng để sử dụng quyền, làm nghĩa vụ và chịu trách nhiệm.

Thanh thiếu niên là từ bao nhiêu tuổi năm 2024

Trẻ vị thành niên là gì? Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:

Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:

Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.

Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Theo đó, hiện nay Việt Nam chưa có quy định cụ thể về độ tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi. Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Về mặt y tế, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), độ tuổi vị thành niên được xác định là từ 10 đến 19 tuổi.

Do đó, có thể hiểu rằng, độ tuổi vị thành niên tại Việt Nam có thể được tham khảo theo hai mốc:

- Mặt pháp lý: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và trẻ em là người dưới 16 tuổi.

- Mặt y tế: Từ 10 đến 19 tuổi.

Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên được xác định như thế nào?

Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, đối với người chưa đủ sáu tuổi thì khi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp giao dịch dân sự này phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Trừ những giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Từ 20 đến 30 tuổi gọi là gì?

Căn cứ quy định tại Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...

Từ 16 đến 18 tuổi gọi là gì?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể như thế nào là tuổi vị thành niên và chưa vị thành niên. Chỉ có quy định về người chưa thành niên là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên.

Con gái 18 tuổi gọi là gì?

Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này. Như vậy, người trên 18 tuổi được gọi là người thành niên.

Độ tuổi từ 30 đến 40 gọi là gì?

U40 là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhóm người có độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi. Chữ "U" trong U40 có nghĩa là "Under", tức là "dưới", và con số 40 ở đây đại diện cho số tuổi giới hạn. Đây là giai đoạn trong cuộc đời khi con người đã có được một số thành tựu trong công việc và gia đình.