Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong y học

Dựa theo nguồn gốc phân lập có thể chia ra 3 loại tế bào gốc là: tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc vạn năng cảm ứng.

1. Tế bào phôi thai

Từ giai đoạn sớm nhất của quá trình mang thai, sau khi tinh trùng thụ tinh với trứng, tế bào phôi sẽ hình thành.

Những tế bào này có nguồn gốc từ phôi thai từ 3 – 5 ngày tuổi. Ở giai đoạn này, phôi được gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào. Nếu dùng một loại enzyme đặc biệt để phân tách các tế bào của khối này thì sẽ thu được các tế bào gốc phôi.

2. Tế bào trưởng thành

Loại tế bào này được tìm thấy ở hầu hết các mô của người trưởng thành, như tủy xương hoặc mỡ. Tuy vậy, tế bào này cũng có thể xuất hiện ở trẻ em, thai nhi hay tách chiết từ máu cuống rốn.

Trong cơ thể, vai trò chủ yếu của loại tế bào này là duy trì và sửa chữa những tổn thương ở những tổ chức nơi mà chúng được tìm thấy.

Công nghệ sử dụng các tế bào gốc trưởng thành trong nghiên cứu và điều trị không gây tranh cãi như khi sử dụng tế bào phôi do không đòi hỏi phá hủy phôi. Tuy nhiên, so với tế bào phôi, tế bào trưởng thành có khả năng hạn chế hơn trong việc tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể.

3. Tế bào vạn năng cảm ứng

Tế bào vạn năng cảm ứng [iPS] là loại tế bào gốc vạn năng được tạo ra từ các tế bào trưởng thành. Các tế bào này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực y học tái tạo. Tế bào iPS có khả năng sinh sôi vô hạn và có thể phát triển thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể như thần kinh, tim, tụy, gan…

Ưu điểm lớn nhất của loại tế bào này chính là nó có hầu như tất cả chức năng của tế bào gốc phôi nhưng lại không phải tạo ra từ phôi thai nên hạn chế được các tranh cãi về đạo đức. Ngoài ra, tế bào iPS được làm từ những tế bào thường của bệnh nhân nên sẽ ít bị cơ thể đào thải, vấn đề hay xảy ra khi cấy tế bào vào bệnh nhân.

Tác dụng của tế bào gốc

Tác dụng của tế bào gốc có thể tái tạo các tế bào bị tổn thương dưới những điều kiện phù hợp. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc cứu sống nhiều người hoặc sửa chữa các tổn thương tế bào do bệnh tật hoặc tai nạn. Dưới đây là những thành tựu về tác dụng của tế bào gốc đã và đang được nghiên cứu ứng dụng.

1. Tế bào gốc tái tạo mô

Tác dụng tái tạo mô tế bào chính là ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ tế bào gốc. Chẳng hạn như nếu bạn cần một cơ quan nội tạng mới thì vẫn phải chờ một người hiến tặng và sau đó trải qua một ca cấy ghép. Tuy nhiên, nhiều người bệnh có thể bị thiếu hụt nguồn hiến tặng. Khi đó, bạn có thể nhờ đến các tế bào biệt hóa để tái tạo một số cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Trong trường hợp của các bệnh nhân bị bỏng nặng cần phải thay da mới, các bác sĩ sẽ sử dụng tế bào gốc để đưa vào bên dưới bề mặt da nhằm tạo các tế bào da mới.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Các phương pháp trị bỏng hiệu quả.

2. Tế bào gốc làm đẹp

Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy loại tế bào gốc tủy răng [lấy từ răng sữa của trẻ em dưới 10 tuổi] có thể được ứng dụng hiệu quả trong công nghệ làm đẹp. Tế bào răng sữa có thể sửa chữa và thay thế các loại tế bào cũ bị hư hại trong cơ thể cũng như điều trị nhiều vấn đề về da.

Công nghệ làm đẹp bằng tế bào gốc sẽ giúp cải thiện những vấn đề như sắc tố da, lão hóa da, lỗ chân lông to, đồng thời làm săn chắc da mặt thông qua các tác dụng:

  • Tăng sức đề kháng của da
  • Cải thiện mụn nám, sẹo lõm, sẹo mụn
  • Làm mờ sắc tố, đốm đen, làm sáng da
  • Tái sinh collagen và elastin tại vùng da bị tổn thương
  • Tăng cường độ săn chắc và đàn hồi làm bền chặt kết cấu da

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Giải đáp về phương pháp làm đẹp bằng tế bào gốc.

Trang chủ / Tế bào gốc / Tác dụng của tế bào gốc đối với các thành tựu y học hiện đại

Kể từ khi tế bào gốc phôi người được phát triển lần đầu tiên trong phòng thí nghiệm, hàng loạt những nỗ lực và thành tựu của công nghệ nghiên cứu tác dụng của tế bào gốc được ra đời. Từ đó mở ra cho nền y học thế giới lẫn công nghệ tế bào gốc một viễn cảnh tươi sáng hơn trong vấn đề chăm sóc sức khỏe.

Bắt nguồn từ việc nghiên cứu tế bào gốc phôi chuột ở Anh vào năm 1981, 16 năm sau, thế giới được chứng kiến sinh vật nhân bản vô tính đầu tiên ra đời bằng công nghệ nuôi cấy và nhân bản tế bào – cừu Dolly. Cuối năm 2009, sau rất nhiều tranh cãi lẫn ủng hộ, tổng thống Mỹ – Barack Obama cuối cùng đã dỡ bỏ lệnh cấm tài trợ liên bang năm 2001 cho việc nghiên cứu tế bào gốc phôi người. Và kết quả là một năm sau, một người bị chấn thương cột sống đã trở thành người đầu tiên được điều trị y tế từ tế bào gốc phôi người, nhờ nghiên cứu thử nghiệm của Geron of Menlo Park, một công ty tiên phong cho các liệu pháp điều trị bằng tác dụng của tế bào gốc phôi người ở Mỹ.

Thành tựu trên tuy nhỏ bé, nhưng lúc bấy giờ, nó đã mở đường cho hàng loạt những phát hiện mới về cách tìm kiếm nguồn gốc, thu thập, lưu trữ lẫn ứng dụng công nghệ tế bào gốc vào công cuộc phòng ngừa và điều trị bệnh cho các kỷ nguyên tiếp theo.

Cấy ghép tuỷ xương

Trong 10 liệu pháp tế bào đã được phê duyệt trên toàn thế giới kể từ năm 2016, liệu pháp dựa trên tế bào gốc duy nhất được sử dụng rộng rãi là ghép tủy xương. Các tế bào gốc tạo máu trong tủy xương là những tế bào gốc đầu tiên được xác định và là những tế bào đầu tiên được sử dụng trong phòng khám. Kỹ thuật này đã giúp cứu sống hàng ngàn người trên toàn thế giới bị ung thư máu.

Tái tạo mô có lẽ là ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu tác dụng của tế bào gốc. Ở thời điểm hiện tại, nếu một người cần một quả thận mới, họ sẽ phải chờ để tìm được một người hiến tạng phù hợp, và sau đó là trải qua một ca phẫu thuật cấy ghép đầy rủi ro. Mặt hạn chế của phương pháp điều trị này là người bệnh phải phụ thuộc vào người hiến tạng. Nhưng với công nghệ tế bào gốc, bằng cách điều khiển các tế bào gốc biệt hóa theo một lộ trình rõ ràng, các nhà khoa học có thể dùng chúng để nuôi cấy một loại mô hoặc thậm chí là cả một cơ quan trong cơ thể.

Tái tạo mô

Sau đây là danh sách một số bệnh đã được điều trị bằng máu dây rốn và các nguồn khác của loại tương tự như tế bào gốc [tế bào gốc tạo máu], như tủy xương và máu ngoại vi. Liệu pháp nghiên cứu tác dụng của tế bào gốc vẫn đang tiếp tục thay đổi và phát triển nhanh chóng:

  • Các bệnh liên quan đến ung thư máu
  • Các bệnh lý liên quan đến khối u rắn
  • Các bệnh rối loạn huyết học lành tính
  • Các bệnh về rối loạn suy giảm miễn dịch
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa

Vào năm 2013, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã báo cáo trong PNAS Early Edition rằng họ đã tạo ra các mạch máu ở chuột trong phòng thí nghiệm, sử dụng tế bào gốc của con người. Trong vòng 2 tuần sau khi cấy ghép tế bào gốc, mạng lưới các mạch máu được tưới máu đã hình thành. Chất lượng của các mạch máu mới này tốt như các mạch máu tự nhiên. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng, loại kỹ thuật này cuối cùng có thể giúp điều trị cho những người mắc bệnh tim mạch và mạch máu.

Điều trị một số bệnh tim mạch dựa vào tế bào gốc

Một ngày nào đó, các bác sĩ có thể sử dụng những tế bào và mô thay thế để điều trị các bệnh về não, chẳng hạn như Parkinson và Alzheimer. Ví dụ, ở Parkinson, tổn thương tế bào não dẫn đến các cử động cơ bắp không được kiểm soát. Các nhà khoa học có thể sử dụng tế bào gốc để bổ sung các mô não bị tổn thương. Điều này cho thấy tác dụng của tế bào gốc có thể mang lại các tế bào não chuyên biệt ngăn chặn các chuyển động cơ bắp không kiểm soát.Dưới đây là danh sách các bệnh hiện đang được thử nghiệm lâm sàng.

Tác dụng của tế bào gốc đối với các bệnh này hiện vẫn còn đang được nghiên cứu và phát huy. Do đó, việc cấy ghép tế bào chỉ làm chậm sự tiến triển của bệnh, chứ không chữa được bệnh:

  • U não
  • Hồi phục sụn
  • Sửa hở hàm ếch [phế nang]
  • Bệnh Crohn
  • Bại não
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Bệnh tiểu đường loại 1
  • Bệnh vật cấy ghép phản ứng lại vật chủ [GvHD]
  • Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ [HIE]
  • Mất thính lực
  • Tai biến mạch máu não Lupus
  • Đa xơ cứng Nhồi máu cơ tim
  • Ung thư buồng trứng
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Tổn thương tủy sống
  • Bệnh xơ cứng bì Khối u tinh hoàn 

Đây là những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, được tiến hành trong một phòng thí nghiệm khoa học liên quan đến thí nghiệm trong ống nghiệm [hoặc nuôi cấy tế bào] và trong cơ thể [động vật].

  • Bệnh Alzheimer
  • Xơ cứng teo cơ một bên
  • Não úng thủy bẩm sinh
  • Bệnh Huntington
  • Xơ gan
  • Bệnh Parkinson
  • Chấn thương sọ não 

Trên lý thuyết, số lượng bệnh lý mà công nghệ tế bào gốc có thể chữa trị tận gốc là không giới hạn. Với việc các nhà khoa học có thể nghiên cứu tạo ra tất cả các loại tế bào thông qua tế bào gốc từ máu và mô dây rốn, họ đang có trong tay tiềm năng rất lớn để chữa trị dứt điểm bất kỳ căn bệnh nào, cho dù là nguy hiểm nhất.

Nền y học thế giới ngày nay phụ thuộc nhiều vào công nghệ kỹ thuật của thời đại, nhưng không có nghĩa là vai trò của con người bị suy giảm. Thực chất, yếu tố con người là vô cùng quan trọng, vì chúng ta chính là nguồn gốc của những loại tế bào toàn năng này. Nếu có thể tận dụng hết được tiềm năng của tế bào gốc, con người sẽ có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho y học hiện đại, kỷ nguyên mà ở đó, chúng ta chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là tập trung vào việc kéo dài tuổi thọ tự nhiên của chính mình.

Trước khi các tác dụng của tế bào gốc còn chưa được các nhà khoa học khai thác và ứng dụng triệt để. Chúng ta vẫn phải trông cậy vào các phương pháp lưu trữ để kéo dài sự sống của tế bào gốc. Hiện nay, công nghệ lưu trữ tế bào gốc đã có mặt khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 11 bệnh viện phụ sản lớn nhất cả nước đã và đang cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc máu và mô cuống rốn thông qua việc hợp tác với công ty Medeze, ngân hàng lưu trữ tế bào gốc hàng đầu Thái Lan.

Công ty Medeze không chỉ là ngân hàng lưu trữ tế bào gốc mà còn là đơn vị có khả năng tăng sinh tế bào gốc và có công nghệ nghiên cứu các liệu pháp tế bào gốc để đưa ra ứng dụng điều trị cho bệnh nhân đang lưu trữ tế bào gốc tại ngân hàng. Với đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, sự tận tâm và kinh nghiệm, Medeze đang dần được biết đến như một nơi cậy của các bậc cha mẹ Việt đến để đăng ký “Bảo hiểm sinh mạng” cho con của mình.

Cord Blood Registry website, 03/08/2011 Parent’s Guide to Cord Blood Foundation, 20/03/2014 National Marrow Donor Program, 3 August 2011 National Marrow Donor Program, 03/08/2011 Clinical Trials, 03/08/2011 MedicineNet năm 2012. Definition of Clinical Trials, 01/02/2014

National Marrow Donor Program, 03/08/2011 

www.ncbi.nlm.nih.go
www.medicalnewstoday.com
www.newscientist.com

Video liên quan

Chủ Đề