Thê cung khôi việc phú quý chi gia là gì năm 2024

Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 228 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

NGHE - THẤY & SUY NGẪM 08:55, 15/12/2016 GMT+7

Phú quý sinh lễ nghĩa

Thê cung khôi việc phú quý chi gia là gì năm 2024

BP - Cổ nhân có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa” là để nói khi con người trở nên giàu có, sang trọng thì cuộc sống sẽ phát sinh những phép tắc, lễ nghĩa mới. Hiểu nôm na, khi vật chất đầy đủ, sung túc thì con người chú trọng đến văn hóa, tinh thần và nhiều nghi thức, lễ nghĩa được đưa ra làm cho cuộc sống phong phú hơn. Tuy nhiên lại có không ít người bắt chước, đua đòi cho “bằng chị bằng em” gây phiền hà đến những người xung quanh.

Ở Bình Phước đang rộ lên việc tổ chức các lễ như mừng tân gia, thôi nôi, đám cưới, ma chay hay được lên lương, thăng chức, mua xe, sắm tủ... đều phải “rửa”. Lễ “rửa” càng to, gia chủ càng nở mặt nở mày. Tuy nhiên, những việc nêu trên chưa phải vì phú quý nên sinh ra lễ nghĩa mà do bắt chước, đua đòi mà ra. Cũng vì lối sống a dua này mà nhiều gia đình xảy ra mâu thuẫn, anh em, bạn bè từ nhau, lối xóm cười chê vì sự thái quá. Ví như có nhiều lễ mừng tân gia thể hiện sự bắt chước, a dua của không ít người. Trong văn hóa truyền thống của người Việt, sau khi xây được ngôi nhà mới, gia chủ dọn vào ở thì làm lễ mừng nhà mới, tức tân gia. Lễ này, chủ nhà bày biện hương hoa, trái cây, trầu cau, rượu và dùng bếp của nhà mới nấu vài mâm cỗ cúng gia tiên, thiên thần, thổ địa, táo quân. Sau lễ cúng, những người đã có công giúp đỡ gia chủ hoàn thành căn nhà được mời đến dự tiệc như để trả ơn. Thế nhưng ngày nay, lễ tân gia đã bị biến tướng thành dịp khoe mẽ với mọi người về độ chịu chơi của gia chủ. Người thì đặt nhà hàng làm tiệc cả trăm mâm cỗ với rượu, thịt ê hề rồi hát hò làm náo loạn cả khu dân cư. Ngay tại thị xã Đồng Xoài có không ít người làm căn nhà nho nhỏ, thậm chí là nhà tạm cũng tổ chức dăm ba chục mâm cỗ mừng tân gia. Nhiều vị chủ nhà còn đặt thùng đựng phong bì như đám cưới ngay tại cổng nhà để thu tiền mừng.

Trong văn hóa truyền thống của người Việt không có lễ mừng sinh nhật. Lễ sinh nhật được du nhập từ các nước phương Tây trong thời kỳ giao lưu văn hóa và hội nhập kinh tế. Người phương Tây xem trọng đời sống cá nhân và con người lúc còn sống, không thờ người chết nên tổ chức sinh nhật hằng năm. Còn người Việt có tập quán thờ cúng ông bà tổ tiên nên làm đám giỗ sau khi tạ thế mà không làm lễ sinh nhật. Thế nhưng, việc tổ chức sinh nhật hiện phổ biến trong mọi lứa tuổi từ em bé, nam thanh nữ tú tới trung niên... Lễ sinh nhật bây giờ không còn là tiệc bánh kẹo, nước ngọt, không dùng hoa, sách làm quà tặng như trước. Thay vào đó là tổ chức ăn nhậu, hát hò hết công suất. Quà mừng phải là phong bao đựng tiền hoặc những vật phẩm có giá trị. Thậm chí, có chuyện phú quý sinh lễ nghĩa chỉ là bình phong để một số người trục lợi. Lại có không ít người dù không có điều kiện nhưng cố vay mượn để chạy theo phong trào, dẫn tới nợ nần, gia đình mâu thuẫn.

Chúng ta đang hướng đến xây dựng đời sống văn hóa, văn minh. Việc giữ gìn các giá trị truyền thống hay du nhập các trào lưu mới bên ngoài đều phải tính đến sự phù hợp với điều kiện bản thân cũng như cộng đồng xung quanh, không nên bắt chước, chạy theo trào lưu, gây phiền phức cho nhiều người và trở thành trò cười cho thiên hạ.