Thế nào là quan hệ bóc lột địa to

Địa chủ ở xã hội phong kiến Trung Quốc đều nắm ruộng đất trong tay, họ giao ruộng đất đó cho nông dân cày rồi thu địa tô.

Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?

A. Quý tộc và nông dân công xã

B. Quý tộc và nô lệ

C. Địa chủ với nông dân tự canh

D. Địa chủ với nông dân lĩnh canh

Đáp án đúng D.

Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp địa chủ với nông dân lĩnh canh, quan lại và những nông dân giàu thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D do:

– Xã hội phong kiến Trung Quốc bao gồm 2 giai cấp chính. Thứ nhất đó chính là địa chủ và thứ hai chính là nông dân, lĩnh canh.

+ Quan lại và những nông dân giàu: Thành phần này có nhiều ruộng đất và có quyền lực để trở thành địa chủ.

+ Nông dân bị mất ruộng đất: Họ đành phải nhận ruộng đất của địa chủ cày cấy. Và được gọi là nông dân lĩnh canh.

– Đây là hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến Trung Quốc, Hai giai cấp này thường xuyên xảy ra sự đối lập với nhau. Đó là nguyên do đã có rất nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra dưới thời kỳ này. Sau đó vào thế kỉ 19 – 20 tầng lớp mới là tiểu tư sản ra đời. Tầng lớp này đã ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội phong kiến Trung Quốc sau này.

– Địa chủ ở xã hội phong kiến Trung Quốc đều nắm ruộng đất trong tay. Họ giao ruộng đất đó cho nông dân cày rồi thu địa tô.

– Nông dân lĩnh canh ở phương Đông khi nhận ruộng của địa chủ, lãnh chúa phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ. Phần hoa lợi này còn được gọi là địa tô.

Địa chủ có cuộc sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao, về ruộng đất. Họ đứng đầu cơ quan pháp luật, thống trị về mặt tinh thần. Nông dân là lực lượng lao động chính nhưng phải sống phụ thuộc. Họ vô cùng khổ cực và đói nghèo.

– Trong xã hội phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột và đàn áp tàn bạo giai cấp khác. Thể chế nhà nước hay còn được gọi với tên khác là là chế độ quân chủ. Hầu hết các nước phong kiến đều theo chế độ quân chủ, trong đó Việt Nam chúng ta cũng không ngoại trừ.

Năm 476, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình?

Câu hỏi: 

Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình?

A. xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô
B. tập trung ruộng đất thành những trang trại lớn
C. xác lập quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ
D. chia tách để quốc Rôma thành nhiều vương quốc nhỏ

Đáp án đúng A.

Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Tây Âu là quá trình xác lập quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô, năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

– Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm.

– Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

– Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô – Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân.

+ Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

Xã hội phong kiến Tây Âu

* Sự hình thành

– Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền.

– Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa.

– Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

– Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh.

* Sự phát triển và đặc điểm kinh tế

– Kỹ thuật canh tác tiến bộ.

– Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô.

– Kinh tế tự cung tự cấp.

+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền.

+ Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358..

Từ thế kỉ XVII đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông

“Nguyên tắc vàng” trong xã hội nguyên thủy là

Khi nào con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh?

Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là

-    Giống như các nhà tư bản kinh doanh trong công nghiệp, thương nghiệp, các nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp cũng phải thu được lợi nhuận bình quân. Nhưng vì phải thuê ruộng của địa chủ nên ngoài lợi nhuận bình quân, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp còn phải thu thêm được một phần giá trị thặng dư dôi ra nữa, tức là lợi nhuận siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài và nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thái địa tô tư bản chủ nghĩa.

Vậy, địa tô tư bản chủ nghĩa là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận binh quân mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.

Thực chất, địa tô tư bản chủ nghĩa chính là một hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.

-    Phân biệt địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến:

+ Điểm giống nhau, đều là sự thực hiện về mặt kinh tế của quyền sở hữu về ruộng đất. Cả hai loại địa tô đều là kết quả của sự bóc lột đối với người lao động nông nghiệp.

+ Điểm khác nhau:

*     Về mặt chất, địa tô phong kiến chỉ phản ánh quan hệ sản xuất giữa hai giai cấp: địa chủ và nông dân, trong đó địa chủ trực tiếp bóc lột nông dân: còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ sản xuất giữa ba giai cấp: địa chủ, nhà lư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp làm thuê, trong đó địa chủ gián tiếp bóc lột công nhân nông nghiệp làm thuê thông qua nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

*     Về mặt lượng, địa tô phong kiến bao gồm toàn bộ phần sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, có khi còn lấn sang cả phần sản phẩm cần thiết; còn địa tô tư bản chủ nghĩa chỉ là một phần của sản phẩm thặng dư, đó là phần sản phẩm tương ứng với phần giá trị thặng dư dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân của nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề