Thế nào là so sánh lấy ví dụ minh họa
Phép so sánh thường được sử dụng phổ biến trong đời sống và văn học vì sự đơn giản, dễ hiểu và dễ liên tưởng. Hãy cùng muahangdambao.com khám phá phép so sánh là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé! Show
So sánh là gì?Theo định nghĩa so sánh lớp 6, đây là biện pháp đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng có nét tương đồng để tăng thêm tính gợi hình, gợi cảm và sự lôi cuốn trong diễn đạt. Dựa trên khái niệm so sánh là gì cho ví dụ cụ thể như sau: “Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. (Trẻ con – Hồ Chí Minh) Trong câu thơ trên, “trẻ em như búp trên cành” là phép so sánh được sử dụng để nhấn mạnh sự non nớt, yếu đuối và cần được bao bọc, chăm sóc của trẻ em. Tác dụng biện pháp so sánh là gì?
Cấu tạo của phép so sánhPhép so sánh thường bao gồm 2 vế chính như sau: Vế A: Sự vật được so sánh
Vế B: Sự vật dùng để so sánh
Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Chúng ta hãy cùng theo dõi phân tích cấu tạo của phép so sánh trong câu ca dao trên ở bảng bên dưới nhé!
Các loại so sánh chínhSo sánh ngang bằngLà hình thức so sánh giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau. Bên cạnh việc tìm kiếm sự giống nhau, hình thức này còn giúp người đọc/người nghe dễ hình dung và dễ hiểu hơn về các sự vật, sự việc, hiện tượng. Từ so sánh: như, là, tựa, tựa như, giống, giống như,… Ví dụ:
So sánh không ngang bằngSo sánh không bằng là hình thức đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ không tương đồng để làm nổi bật cái còn lại. Từ so sánh: kém, kém hơn, chẳng bằng, không bằng, khác,… Ví dụ:
“Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”. (Bầm ơi! – Tố Hữu)
(Vượt thác – Võ Quảng) Lưu ý khi sử dụng phép so sánhĐể vận dụng hiệu quả phép so sánh, chúng ta cần nắm được sự khác nhau giữa so sánh tu từ và so sánh thông thường. Trong đó,
Ví dụ: Quả cam ăn ngon hơn quả táo.
Ví dụ: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. (Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử) Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu thế nào là so sánh đúng không? Chúc các bạn vận dụng thành công phép so sánh trong học tập và cuộc sống qua những chia sẻ thú vị này! So sánh (Compare) là gì? So sánh tiếng anh là gì? Các kiểu so sánh? Lấy ví dụ về phép so sánh? Có thể bạn quan tâmNhư chúng ta đã biết thì so sánh là một trong số các biện pháp tu từ được sử dụng để đối chiếu các sự vật và sự việc với nhau từ đó có thể làm rõ sự vật và sự việc đó có tương đồng hay khác biệt như thế nào. Vậy bạn đã hiểu So sánh là gì? Các kiểu so sánh? Lấy ví dụ về phép so sánh? như thế nào. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin về vấn đề này. Hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568 1. So sánh là gì?Theo định nghĩa được Sách Giáo khoa Ngữ văn 6 đưa ra, biện pháp tu từ so sánh được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc khác nhau về tính chất nhưng lại có điểm tương đồng ở một khía cạnh nào đó. Từ đó giúp tăng cường sức gợi hình và gợi cảm trong quá trình diễn đạt. Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai Ở đây, thân phận người phụ nữ được ví như “tấm lụa đào”, đẹp đẽ nhưng cũng vô cùng mong manh vô định. Cấu tạo của phép so sánh: Biện pháp tu từ so sánh gồm có 2 vế gồm: Vế A: Sự vật được so sánh + Phương tiện so sánh: Là những nét tương đồng giống nhau giữa 2 vế A và B. + Từ ngữ so sánh: Các từ ngữ so sánh phổ biến gồm: như, hơn, là… Vế B: Sự vật dùng để so sánh + Phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lược bỏ bớt. + Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh. So sanh có rất nhiều vai trò ví dụ như có thể giúp nêu bật một khía cạnh, đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau. Tăng tính sinh động, hấp dẫn cho cách diễn đạt và hiện tượng, sự vật, hình ảnh. Giúp người đọc và người nghe có thể hình dung, liên tưởng một cách dễ dàng sự vật, sự việc được đề cập đến. Bởi đặc trưng của phép so sánh là lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng, cái không cụ thể, vô hình…Khiến cho câu văn, câu thơ, cách diễn đạt trở nên bay bổng và thú vị hơn, tránh được sự nhàm chán trong cách diễn đạt 2. So sánh tiếng anh là gì?So sánh tiếng anh là ” Compare” 3. Các kiểu so sánh:So sánh ngang bằng Định nghĩa: Kiểu so sánh này được sử dụng để so sánh đối chiếu hai hiện tượng, sự vật, sự việc có điểm chung với nhau. Không những vậy còn giúp hình ảnh hóa hoặc cụ thể hóa các đặc điểm, bộ phận của sự vật, sự việc được so sánh nhằm giúp người đọc, người nghe có sự liên tưởng hình dung dễ dàng hơn. Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: Giống, như, tựa như, y như, là… Ví dụ: “Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ” “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” So sánh hơn kémPhép so sánh này được dùng để đối chiếu giữa hai sự vật, sự việc và đặt chúng trong mối quan hệ hơn kém. Từ đó giúp làm nổi bật đặc điểm của sự vật, sự việc còn lại. Ta có thể dễ dàng chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém bằng cách thay thế bằng các từ như chẳng, chưa, không, hơn… Ví dụ: “Áo rách khéo vá hơn lành vụng may” Các biện pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất So sánh giữa hai sự vật với nhau Kiểu so sánh này được sử dụng vô cùng rộng rãi, dựa trên khía cạnh tương đồng, điểm chung giữa hai sự vật để đối chiếu so sánh chúng với nhau. Ví dụ: Bầu trời tối đen như mực Cây gạo như một tháp đèn khổng lồ So sánh giữa vật với người, người với vật Kiểu so sánh này dựa trên điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người với một sự vật nào đó để so sánh đối chiếu. Từ đó giúp nêu bật phẩm chất, đặc điểm của người được so sánh. Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành” Cây tre giản dị thanh cao như con người Việt Nam So sánh giữa hai âm thanh với nhau Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh. Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” So sánh giữa hai hoạt động với nhau Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh. Ví dụ: “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” Biện pháp tu từ so sánh biến hóa vô cùng đa dạng tùy từng ngữ cảnh và văn phong của mỗi người. Mong rằng qua bài viết này các em đã hiểu được so sánh là gì và nắm được những kiến thức cơ bản nhất về phép so sánh. Từ đó có thể dễ dàng nhận diện biện pháp tu từ này và vận dụng nó thật tốt. 4. Lấy ví dụ và bài tập về phép so sánh:So sánh là cách công khai đối chiếu các sự vật với nhau, qua đó nhận thức, được sự vật một cách dễ dàng, cụ thể hơn. Vì vậy, một phép so sánh thông thường gồm bốn yếu tố : – Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh. – Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh). – Từ so sánh. – Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh. Ta có sơ đồ sau đây :
+ Trong bốn yếu tố trên đây, yếu tố (í) và yếu tố (4) phải có mặt. Nếu vắng cả yếu tố (1) thì giữa yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có điểm tương đồng quen thuộc. Lúc đó ta có ẩn dụ. Khi ta nói : Cô gái đẹp như hoa là so sánh. Còn khi nói : Hoa tàn mà lại thêm tươi (Nguyễn Du) thì hoa ở đây là ẩn dụ. + Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh (còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều hơn. + Yếu tố (3) có thể là các từ như : giống, tựa, khác nào, tựa như, giống như, là, bao nhiêu… bấy nhiêu, hơn, kém,… Mỗi yếu tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau – Như có sắc thái giả định. – Là có sắc thái khẳng định. -Tựa thể hiện nlức độ chưa hoàn hảo,… + Trật tự của phép so sánh có khi được thay đổi. Ví dụ : ” Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng của hai miền.” 4.2. Tham khảo một số bài tập về so sánh như sau:1. Tìm phép so sánh trong đoạn trích sau đây, nêu rõ tác dụng của phép so sánh đó : “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. (Đoàn Giỏi) 2. Trong câu ca dao : Nhớ ai bổi hổi bồi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than. a) Từ bổi hoi bồi hồi là từ láy có gì đặc biệt ? b) Giải nghĩa từ láy bổi hổi bồi hồi. c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại. 3. Trong bài Vượt thác có nhiều phép so sánh được thể hiện. a) Em hãy xác định những phép so sánh đó. b) Phép so sánh nào độc đáo nhất ? Vì sao ? 4. Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh sông nước hay núi non, làng xóm ở quê em trong đó có sử dụng từ hai phép so sánh trở lên. 5. Em hãy kể càng nhiều càng tốt những thành ngữ có sử dụng phép so sánh mà từ chỉ phương diện so sánh là từ láy. 6. Nói về thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ viết: Trẻ em như.búp trên cành. a) Phép so sánh này bị lược yếu tố nào ? b) Yếu tố bị lược có thể được thay bằng những từ ngữ nào trong các từ ngữ sau đây : tươi non, quyến rũ, đầy hứa hẹn, đấng trân trọng, chứa chan hi vọng, đầy sức sống, yếu ớt đáng thương, nhỏ nhắn, chưa đáng chú ỷ. 7. Em hãy tìm khoảng mười phép so sánh trong ca dao và thơ, trong đó vắng từ ngữ chỉ phương diện so sánh. 8. Em hãy trình bày tác dụng của các phép so sánh trong đoạn thơ dưới đây của Tố Hữu : Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt 9. Trong hai câu thơ dưới đây, câu nào hay hơn ? Vì sao ? – Lũ đế quốc như bầy dơi hốt hoảng. – Lũ đế quốc là bầy dơi hốt hoảng. 10. Trong bài Lượm của Tố Hữu có đoạn : Chú bé loắt choắt Cái xắc xỉnh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng… a) Phép so sánh ở đoạn thơ trên độc đáo ở chỗ nào ? Em hãy phân tích cái hay của phép so sánh đó. b) Các từ láy trong đoạn thơ thuộc từ loại nào ? Có tác dụng gì ? 11. Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. |