Thêm chủ ngữ thích hợp để được câu kể Ai thế nào

Giải bài tập Luyện từ và câu: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào? trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 2. Câu 2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

I. Nhận xét

1. Đọc đoạn văn sau:

      Về đêm, cảnh vật thật im lìm. Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều. Hai ông bạn già vẫn trò chuyện. Ông Ba trầm ngâm. Thỉnh thoảng ông mới đưa ra một nhận xét dè dặt. Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi. Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

Theo Trần Mịch

Thần Thổ địa [Thổ Công]: vị thần coi giữ đất đai ở một khu vực [theo quan niệm dân gian]; người thông thạo mọi việc trong vùng.

2. Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

 Đó là các câu:

-   Về đêm, cảnh vật thật im lìm.

-   Sông thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

-   Ông Ba trầm ngâm.

-   Trái lại, ông Sáu rất sôi nổi.

-   Ông hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Con đọc kĩ những câu đã tìm được ở câu 2 rồi xác định chủ ngữ và vị ngữ.

Trả lời:

-   Về đêm, cảnh vật / thật im lìm.

                    CN             VN

-   Sông / thôi vỗ sóng dồn dập vô bờ như hồi chiều.

      CN                       VN

-   Ông Ba / trầm ngâm.

       CN           VN

-   Trái lại, ông Sáu / rất sôi nổi.

                   CN           VN

-   Ông / hệt như Thần Thổ Địa của vùng này.

     CN                             VN

4. Vị ngữ trong các câu biểu thị nội dung gì? Chúng do những từ ngữ như thế nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát kĩ các vị ngữ và xác định xem chúng biểu thị nội dung gì?

Trả lời:

-    Vị ngữ trong các câu trên biểu thị đặc điểm, trạng thái hoặc tính chất của sự vật được nói đến ở chủ ngữ.

-    Các vị ngữ trên được tạo thành bởi các tính từ, động từ hoặc cụm tính từ. 

II. Luyện tập

1. Đọc và trả lời câu hỏi

Cánh đại bàng rất khỏe. Mỏ đại bàng dài và rất cứng. Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu. Đại bàng rất ít bay. Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

Theo Thiên Lương

a]   Tìm các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn

Gợi ý:

a. Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Thế nào?

Trả lời:

Đó là các câu:

- Cánh đại bàng rất khỏe.

- Mỏ đại bàng dài và rất cứng.

- Đôi chân của nó giống như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng rất ít bay.

- Khi chạy trên mặt đất, nó giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

b]   Xác định vị ngữ của các câu trên.

Gợi ý:

b. Từ việc xác định được các câu kể Ai thế nào? tìm được ở câu a .

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên là bộ phận gạch chân:

- Cánh đại bàng / rất khỏe

- Mỏ đại bàng / dài và rất cứng

- Đôi chân của nó / giống như cái móc hàng của cần cẩu.

- Đại bàng / rất ít bay.

- Khi chạy trên mặt đất, nó / giống như một con ngỗng cụ nhưng nhanh nhẹn hơn nhiều.

c] Vị ngữ của các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

c. Từ việc tìm ra các vị ngữ ở câu b hãy xác định xem các vị ngữ này có đặc điểm gì?

Trả lời:

Vị ngữ của các câu trên do các tính từ, các cụm tính từ, cụm động từ tạo thành.

2. Đặt 3 câu kể "Ai thế nào?". Mỗi câu tả một cây hoa mà em yêu thích.

Gợi ý:

Con suy nghĩ và trả lời.

Trả lời:

- Hoa hồng đỏ thắm.

- Hoa giấy rất giản dị, hồn nhiên.

- Hoa sen thì tinh khiết và thơm ngát.

- Hoa mai vàng rực rỡ.

- Hoa ban xòe cánh trắng.

- Hoa phượng đỏ rực một góc trời.

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

      Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

1. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai [con gì, cái gì]?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật [người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

3. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể "Ai làm gì?" chủ ngữ chỉ sự vật [người, con vật hay đồ vật, cây cối,...] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

4. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

-  Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

II. Luyện tập

1. Đọc đoạn văn sau:

      Cả thung lũng như một bức tranh thủy mặc. Những sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Trong rừng, chim chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên những ché rượu cần.

a]  Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai [con gì, cái gì]?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên là:

Trong rừng, chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn

Các cụ già chụm đầu bên những chén rượu cần.

b] Xác định chủ ngữ của các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật [người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá] có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Chim chóc, Thanh niên, Phụ nữ , Em nhỏ, Các cụ già

2. Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

a]  Các chú công nhân

b]  Mẹ em

c]  Chim sơn ca

Gợi ý:

Con suy nghĩ để đặt câu sao cho phù hợp với nội dung và đúng ngữ pháp.

Trả lời:

a]  Đúng bảy giờ sáng, các chú công nhân bắt đầu làm việc trong nhà máy.

b]  Mẹ em ra đồng cấy lúa.

c]  Chim sơn ca hót véo von trên ngọn cây cao.

3. Đặt câu nói về hoạt động của từng nhóm người hoặc vật trong bức tranh đã cho.

Gợi ý:

Con quan sát tranh để xem các nhân vật đang làm gì để đặt câu.

Trả lời:

Các câu cần đặt:

-   Sáng sớm, ông mặt trời nhô lên khỏi rặng tre làng.

-   Đàn sếu mải miết bay về phương Nam.

-  Các em nhỏ hớn hở tới trường.

-  Các chú công nhân lái máy cày ra đồng.

-  Những người phụ nữ nhanh tay gặt lúa.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề