Theo em bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái hay không

Quyền học tập của trẻ em hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Chúng ta đặt ra không ít câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của gia đình và xã hội trong việc bảo đảm quyền này của trẻ em. Trong giới hạn của bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp một số thông tin về quyền được học tập của trẻ em theo quy định mới nhất của pháp luật, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

Quyền học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình, xã hội?

Anh Phú ở Hà Giang có câu hỏi như sau:

Tôi có đứa cháu gái ở quê hiện đang học lớp 5, học lực của cháu rất giỏi cả 7 năm học và được thầy cô khen ngợi rất nhiều. Gia đình cháu có 4 anh chị em. Cháu là chị cả nên đến nay khi mẹ cháu mới qua đời, tất cả mọi việc trong nhà đều do cháu gánh vác thay người mẹ đã mất còn bố cháu thì suốt ngày rượu chè.

Mặc dù có đủ điều kiện để nuôi cháu tiếp tục ăn học nhưng vì là con gái nên bố bắt cháu nghỉ học để ở nhà lo cho các em. Vậy luật sư cho tôi hỏi cháu gái tôi có quyền được học tập hay không, trách nhiệm của gia đình em và xã hội ra sao trong trường hợp này?

>> Tư vấn quyền học tập của trẻ em, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào anh Phú! Đối với câu hỏi của anh Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật, tại Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:

“Trẻ em có quyền được học tập, điều này có nghĩa là bất kỳ trẻ em mà dưới mười sáu tuổi, là công dân Việt Nam thì đều có quyền được đi học đúng độ tuổi theo quy định, tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền này được Nhà nước quy định một cách cụ thể và bảo đảm thực hiện”.

Mọi hành vi liên quan đến ngăn cấm việc trẻ em không thể được thực hiện quyền được học tập một cách chính đáng đều là hành vi đi ngược lợi ích, sự phát triển bình thường của trẻ.

Và theo quy định tại Điều 13 về Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân quy định:

“Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không được phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, đặc điểm liên quan đến cá nhân, nguồn gốc của gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế thì đều bình đẳng trong cơ hội học tập;

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục, tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện cho người học được phát huy tiềm năng, năng khiếu của bản thân;

Nhà nước luôn ưu tiên, tạo mọi điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của Luật Trẻ em, người học là đối tượng thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

Bên cạnh đó việc quy định trực tiếp quyền được học tập của trẻ em thông qua các quy định cụ thể và riêng biệt như Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng chú ý đến quy định các chính sách phù hợp để bảo vệ quyền đó.

Nhất là trách nhiệm, nghĩa vụ của chính gia đình, của nhà trường, của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội trong việc đảm bảo thực thi các quy định đó nhằm đảm bảo một cách tốt nhất cho trẻ em, bởi đây là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc và giáo dục đúng hướng để sau này lớn lên các em có thể có cuộc sống tốt nhất, tư tưởng đúng đắn.

Do đó, cần đề cao vai trò và trách nhiệm của gia đình, giúp đỡ và tạo điều kiện cần thiết để các gia đình thực hiện trách nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận trước gia đình và xã hội”.

Hiện nay, các chính sách ưu tiên và khuyến khích đối với trẻ em đặc biệt là các đối tượng cần được quan tâm như các em sinh sống tại các địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Các em là người dân tộc thiểu số không có đầy đủ điều kiện để được học tập theo đúng độ tuổi thì sẽ được nhà nước và xã hội hỗ trợ hết mực để các em có điều kiện để được học tập thông qua các chính sách hỗ trợ về học phí, hỗ trợ các nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu học tập.

Gia đình là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo quyền được học tập của trẻ em thì các gia đình trước hết phải đảm bảo các quyền cơ bản khác như chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ, vì có trẻ khỏe mạnh thì trẻ mới học tập tốt được. Hiệu quả giáo dục, đảm bảo quyền học tập của trẻ em phụ thuộc nhiều gia đình và xã hội.

Như vậy đối với trường hợp mà cháu gái anh đang gặp phải là trường hợp khá phổ biến tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như hiện nay và đang là vấn đề được nhà nước và xã hội lên án, đặc biệt đối với việc phân biệt đối xử đối với trẻ em đang là điều mà tất cả chúng ta cần phải xóa bỏ.

Học tập không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của tất cả chúng ta. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Quyền học tập của trẻ em là gì?

Chị Huyền ở Bắc Giang có câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi có nghe nhiều về quyền học tập nhưng quyền học tập của trẻ em thì còn khá mới lạ đối với tôi. Bởi tôi cũng nắm bắt được nhiều thông tin về việc nhiều trẻ em đặc biệt là các em vùng cao không được đi học, vậy nên tôi muốn biết rõ hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này, tôi cảm ơn!

>> Quyền học tập của trẻ em là gì? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào chị Huyền! Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời câu hỏi của chị như sau:

Trẻ em có quyền học tập, có nghĩa là bất kì trẻ em dưới mười sáu tuổi. Là công dân Việt Nam thì đều có quyền đi học đúng độ tuổi, tham gia học đầy đủ các chương trình giáo dục của Nhà nước. Quyền này do Nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.

Tất cả hành vi ngăn cấm trẻ em khiến nhóm đối tượng đặc biệt này không thể thực hiện quyền được học tập chính đáng đều là hành vi đi ngược lợi ích, sự phát triển bình thường của trẻ. Việc quy định cụ thể thành các văn bản pháp luật của Nhà nước, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội đối với những trẻ em.

Hiến pháp 2013 đề cao trách nhiệm gia đình, của cha mẹ trong việc giáo dục con cái:

“Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”.

Căn cứ Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

“Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”.

Hơn thế nữa, tại Điều 99 Luật trẻ em năm 2016 quy định:

Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập theo quy định của pháp luật, tạo Điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn.

Quyền học tập của công dân được nhà nước công nhận và bảo hộ, bảo vệ được quy định cụ thể, thể hiện trong các văn bản pháp luật như hiến pháp, trong các văn bản luật như luật giáo dục năm 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Không một lý do gì, không có một sự phân biệt nào giữa các công dân thực hiện các quyền của mình như các quyền tự do cư trú, cũng như mọi công dân đều có quyền học tập không có ai bị hạn chế các quyền này từ mọi cấp học từ mầm non, tiểu học đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và hệ sau đại học.

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Nó đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.

Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền trẻ em được sống an toàn, hạnh phúc là bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững của đất nước.

Như vậy, anh có thể hiểu một cách khái quát về quyền được học tập của trẻ em là việc mọi trẻ em đều được phải được quan tâm, chăm sóc và giáo dục đặc biệt là quyền học tập của trẻ em là việc trẻ em phải được học tập, gia đình và xã hội có nghĩa vụ tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng này được tiếp cận với giáo dục không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo và địa vị xã hội.

Do đó, việc bố của cháu gái anh tạo điều kiện và không cho cháu gái anh được đi học là hoàn toàn trái với quy định và ý chí của các nhà làm luật.

Trách nhiệm của gia đình, xã hội về quyền học tập của trẻ em?

Chị Thu Hằng ở Vĩnh Phúc có câu hỏi:

Tôi có thắc mắc về trách nhiệm của gia đình, của xã hội về quyền học tập của trẻ em gồm những gì và được cụ thể hóa như thế nào? Hiện nay tôi thấy rất nhiều trường gia đình chưa có sự quan tâm và rất thờ ơ đối với quyền học tập của trẻ em và xã hội có trách nhiệm gì đối với việc thực hiện quyền này đối với trẻ em hay không?

>> Trách nhiệm của gia đình, xã hội về quyền học tập của trẻ em, gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào chị Hằng! Đối với thắc mắc của chị về Quyền học tập của trẻ em thì Tổng đài tư vấn pháp luật xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định:

“Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”.

Thứ nhất, cần tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ nên một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm.

Từ đó, các em sẽ chú tâm vào việc học tập hơn, nhiều trẻ em chỉ vì cha mẹ cãi nhau mà buồn chán dẫn đến tâm lý chán nản, bỏ bê việc học hành, tệ hơn là các em bị bạn xấu dụ dỗ bỏ học đi lang thang.

Thứ hai, tạo điều kiện cho trẻ em được học tập, phát huy khả năng của trẻ. Cha mẹ phải quan tâm, lắng nghe và trò chuyện với trẻ để hiểu và giúp đỡ trẻ trong học tập Cha mẹ có thể cùng học với trẻ, xây dựng thời khóa biểu cho trẻ để trẻ nghiêm túc, tập trung trong học tập hơn.

Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy của ông bà, cha mẹ, anh, chị. Trẻ em cần phải được giáo dục, dạy dỗ của gia đình, lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

Thứ ba, để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tuỳ thuộc vị trí của mình như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình.

Những hành vi mà trẻ tiếp nhận, học tập trong gia đình không chỉ là những kinh nghiệm của người lớn mà bằng cả những tình cảm của những người thân yêu nhất.

Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi.

Tùy vào khả năng của trẻ mà có cách thức cũng như lựa chọn trong việc học tập của trẻ. Nhiều gia đình luôn muốn con mình học thật nhiều để biết nhiều thứ theo kịp bạn bè, rồi phải học ở trường danh tiếng giáo dục tốt mà không để ý đến khả năng của trẻ.

Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để nắm bắt khả năng học tập của trẻ từ đó có phương pháp cho trẻ học tập phù hợp.

Thứ tư, cha mẹ phải có trách nhiệm cho con em mình được đến trường học tập. Trước tiên cần phải đăng ký khai sinh cho trẻ, nhiều bậc cha mẹ nhất là vùng sâu, vùng xa do hiểu biết kém hoặc ở vùng xa xôi ngại đi đăng ký cho con nên con đến tuổi đi học mà vẫn chưa có giấy khai sinh cho trẻ dẫn đến nhiều trường hợp trẻ không được đến trường.

Bên cạnh đó, cũng có những gia đình vì hoàn cảnh khó khăn mà bắt con mình phải bỏ học ở nhà giúp đỡ gia đình.

Như vậy, trách nhiệm giáo dục trẻ em trước tiên thuộc về gia đình cụ thể là cha mẹ, người giám hộ trong việc tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện quyền học tập, học hết chương trình giáo dục phổ cập và cho trẻ học ở trình độ cao hơn. Bởi vì, trẻ em được sinh ra và nuôi dạy trong môi trường gia đình.

Các thành viên trong gia đình đều phải có trách nhiệm chăm sóc cho các em lớn khôn về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời có trách nhiệm dạy bảo các em những điều tốt đẹp, đạo nghĩa giáo dục các em biết quan tâm, tôn trọng cuộc sống của những người khác trong gia đình và cộng đồng.

>>Xem thêm: Quyền lợi của con cái khi cha mẹ ly hôn và các quy định của pháp luật

Cản trở đến quyền học tập của trẻ em có vi phạm pháp luật không?

Chị Thu Hường ở Nam Định có câu hỏi:

Xin chào Tổng đài, tôi có câu hỏi cần được hỗ trợ và giải đáp. Tô hiện đang sinh sống tại một vùng ven biển tại Nam Định. Ở đây, đa số các gia đình đều làm nghề đánh bắt cá và rất vất vả để mưu sinh. Vì vậy, bố mẹ thường bắt con cả nghỉ học để ở nhà lo cho các em.

Vậy tôi muốn hỏi việc gây cản trở đến quyền học tập của trẻ em có vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Tôi xin cảm ơn.

>> Cản trở quyền học tập của trẻ em có vi phạm pháp luật không? Gọi ngay 1900.633.705

Trả lời:

Xin chào chị Hường! cảm ơn chị đã đặt câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật, nội dung tư vấn như sau:

Nhà nước ta luôn bảo đảm cho mọi trẻ em được đối xử bình đẳng, có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển và được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em. Trong số các quyền của trẻ, quyền giáo dục là một trong những quyền nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở thực tiễn, những ưu điểm và nhược điểm của việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay, xuất phát từ thực tiễn vấn đề này, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền học tập của trẻ em:

Một là, quyền học tập của trẻ em liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống và đang được xã hội hóa. Vì vậy, cần hình thành một hệ thống pháp luật quy định toàn diện và có đồng bộ, cụ thể và có khả thi cho việc bảo đảm quyền học tập. Tính ràng buộc pháp luật là cơ sở để xã hội hành động vì quyền học tập của trẻ em.

Hai là, quy định pháp luật phải được hướng dẫn thi hành nhanh chóng và thống nhất, tránh chồng chéo và hướng đến quyền học tập của trẻ, tránh việc coi trẻ em là các chủ thể thụ động và chỉ chú ý đến các quyền mà người lớn dành cho trẻ, xem nhẹ các quyền do chính trẻ thực hiện.

Mặt khác, quy định pháp luật cần được cụ thể, trách tình trạng quy định pháp luật mang tính định hướng, khái quát, dẫn tới khó áp dụng trên thực tế làm giảm hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đồng thời, cần phải có các chế tài đủ mạnh để xử lý những vi phạm xâm phạm quyền được giáo dục của trẻ em.

Ba là, các quy định của pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam. Quy định của pháp luật quốc gia cũng phải tương thích với pháp luật quốc tế và Công ước về quyền trẻ em nói riêng.

Bốn là, Nhà nước cần có những quy định cụ thể về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất nhằm bảo đảm quyền giáo dục của trẻ. Từ đó mở rộng và tạo điều kiện thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục mạnh mẽ hơn để bảo đảm quyền giáo dục của trẻ em.
Năm là, chúng ta nên xem xét phê chuẩn của Công ước UNESCO về chống phân biệt đối xử trong giáo dục.

Các quy định của pháp luật luôn hướng đến việc tiếp cận giáo dục có chất lượng cho trẻ em, đặc biệt với trẻ em sinh sống ở khu vực nông thôn và miền núi. Quy định đối với giáo dục giới tính, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, phòng chống bạo lực trong nhà trường cho trẻ em.

Như vây, có thể thấy các biện pháp tốt nhất để bảo vệ quyền học tập của trẻ em là cần hình thành một hệ thống pháp luật quy định toàn diện và có đồng bộ, cụ thể và có khả thi;

+ Quy định pháp luật phải được hướng dẫn thi hành nhanh chóng và thống nhất, tránh chồng chéo;

+ Quy định của pháp luật liên quan đến quyền trẻ em cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của Việt Nam;

+ Cần có những quy định cụ thể về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất nhằm bảo đảm quyền giáo dục của trẻ; Cần phải xem xét phê chuẩn của Công ước UNESCO về chống phân biệt đối xử trong giáo dục.

Thực trạng về quyền học tập của trẻ em và trách nhiệm của gia đình hiện nay?

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn. Đặc trưng của các gia đình ở khu vực nông thôn là lao động nông nghiệp, sản xuất nhỏ, hầu hết kĩ thuật lạc hậu, chủ yếu nhờ vào sức lực cơ bắp và kinh nghiệm.

Sự phân hóa xã hội nước ta cũng khá lớn dẫn đến những cách thức khác nhau trong lúc thực hiện các quyền của trẻ em trong đó có quyền được học tập.

Nếu như ở các đô thị, quyền học tập của trẻ em được các gia đình phần lớn quan tâm đảm bảo tốt thì ở các vùng miền núi, các vùng sâu, vùng xa thì quyền học tập của trẻ vẫn còn bị hạn chế nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là mức sống của người dân còn thấp, ý thức của gia đình các bậc cha mẹ chưa cao….

Vì vậy, vẫn xảy ra nhiều trẻ em không được đi học đúng độ tuổi, các trang thiết bị như sách vở, bàn ghế, trường lớp để phục vụ nhu cầu học tập thiết yếu của trẻ chưa được đảm bảo. Do đó, chất lượng giáo dục dù đã phấn đấu nhiều nhưng vẫn còn có sự yếu kém so với mặt bằng chung của cả nước.

Hiện nay, trẻ em được đi học đúng độ tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Đặng Huỳnh Mai về số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi

Những con số trên đã cho thấy cụ thể quyền được học tập của trẻ em ngày càng đảm bảo mà biểu hiện trước hết đến là việc trẻ em được đi học đúng độ tuổi quy định.

Tuy chỉ là con số bề ngoài, chưa phản ánh được chất lượng bên trong nhưng nó chứng minh các gia đình hiện nay đã có sự quan tâm đặc biệt đến việc học tập của trẻ em. Sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường vẫn chưa thực sự chặt chẽ dẫn đến quyền được học tập của trẻ bị hạn chế.

Có thể thấy hiện nay việc bảo đảm quyền được học tập của trẻ em đang được cải thiện từng ngày, tuy vậy những điểm khuất của vấn đề này vẫn đang là tình trạng đáng báo động đặc biệt là những khu vực có trình độ dân trí thấp như ở các khu vực nông thôn, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

>>Xem thêm: Quy định về trang bị, quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường

Trên đây là nội dung tư vấn của Tổng đài pháp luật tư vấn về quyền học tập của trẻ em mà anh yêu cầu đối với tranh chấp về phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc. Nếu còn điều gì vướng mắc, chưa rõ hay cần hỗ trợ vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ đội ngũ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời theo số hotline 1900.633.705, hỗ trợ 24/7.

Chủ Đề