Theo em Vì sao phải ủ phân chuồng trước khi tươi cây

Phân chuồng, phân gia súc, gia cầm là loại phế thải hữu cơ được sử dụng phổ biến ở các hộ trang trại, hộ gia đình ở các vùng trồng trọt, chăn nuôi. Phân chuồng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời cải tạo đất trồng làm tơi xốp, màu mỡ. Nhưng tại sao không dùng phân chuồng tươi để bón cây mà phải trải qua một quy trình xử lý phân chuồng [ủ phân chuồng] rồi mới đem vào sử dụng cho cây?

Phân chuồng hoai mục có nhiều lợi ích

Lợi ích của việc ủ phân hoai mục

  • Ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh có trong phân tươi

Trong phân chuồng tươi, có chứa rất nhiều các hạt cỏ dại, ấu trùng, bảo tử của các loại vi khuẩn, nấm, tuyến trùng gây bệnh cho cây trồng và con người. Giai đoạn đầu của quá trình ủ, nhiệt độ gia tăng nhanh lên tới 650C, tiêu diệt các vi khuẩn có hại và cỏ dại trong phân.

  • Thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ

Nhiệt độ trong đống ủ làm chết các vi sinh vật hại, đồng thời làm chín nguyên liệu ủ, làm quá trình ủ phân trở nên nhanh chóng hơn, giúp chuyển đổi nguyên liệu hữu cơ thành các chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thu được. Ủ phân làm trọng lượng phân chuồng giảm xuống, nhưng chất lượng tăng lên.

  • Tạo ra các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng

Trong thời gian ủ phân, vi sinh vật có hại bị tiêu diệt, các loại vi sinh vật phân giải, vi sinh vật có lợi có địa bàn hoạt động mạnh, tạo ra các sản phẩm chuyển hóa có lợi cho cây trồng.

  • Tránh sự cạnh tranh chất dinh dưỡng

Trong phân tươi tỷ lệ C/N cao, nên khi vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng. Nếu ta bón trực tiếp phân tươi vào đất sẽ xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ và rễ cây.

  • Lợi ích khi bón phân chuồng đã ủ cho đất

Bón phân chuồng đã ủ cho đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và tránh hạn hán, tăng chất dinh dưỡng và hệ sinh thái vi sinh vật cho đất, làm cho hệ rễ cây phát triển tốt. Vi sinh vật phân giải dần dần chất hữu cơ có trong phân bón, làm cho pH đất luôn giữ ổn định, không xảy ra quá trình thoái hóa, bạc màu đất. Ngược lại, nếu ta bón phân tươi cho đất, các loại axit hữu cơ vẫn chưa được phân giải chứa trong nguyên liệu sẽ làm cho đất bị chua, tích tụ gây chết cây, phát triển chậm.

Quy trình ủ phân bằng men ủ phân hữu cơ SUMO

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu: Tất cả các loại phân gà, phân lợn, phân gia súc… đều có thể ủ được. Yêu cầu về nguyên liệu. Độ ẩm của phân gia súc như phân gà và phân lợn được kiểm soát ở mức 60 đến 65%. Nếu hàm lượng nước lớn, cần được xử lý trước, chẳng hạn như tách riêng nước và phân hoặc sử dụng các phương pháp khác phù hợp với điều kiện thực tế.

Men ủ phân SUMO: 1 kg men ủ [1 kg men ủ trộn với 5-10 kg cám gạo] có thể sử dụng cho khoảng 2,5 ~ 3,5 tấn nguyên liệu tươi, nếu thao tác thành thục [có kinh nghiệm có thể ủ được 4-5 tấn].

Nơi ủ phân: chọn nơi, cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.

2. Tạo đống ủ

Các nguyên liệu được phối trộn đều, sau đó chất thành đống ủ hoặc ủ thành từng lớp như sau:

+ Trải đều nguyên phụ liệu thành từng lớp, dày khoảng 10-20 cm

+ Sử dụng men ủ pha trộn với cám gạo rắc đều lên các lớp.

+ Phủ kín đống ủ bằng rơm rạ hay cỏ khô.

Một đống [hoặc 1 khuôn ủ] không dưới 500 kg, chiều cao trung bình không dưới  70 đến 80 cm [chóp cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét] và nhiệt độ môi trường xung quanh khoảng 15 đến 20 độ trở lên.

3. Đảo trộn

Thông thường, vật liệu sẽ tăng lên 50 ~ 60 C trong vòng 48 giờ và  lúc này cần phải đảo trộn nguyên liệu. Sau khi đảo, nhiệt độ của vật liệu sẽ một lần nữa tăng nhanh. Nếu nhiệt độ ủ vượt quá 65°C, lúc này cần phải đảo trộn nguyên liệu thêm. Khi đảo trộn nguyên liệu chú ý đảo nguyên liệu lớp ngoài và lớp dưới đáy vào giữa đống. Khi đảo trộn chú ý đảm bảo sự thông thoáng cho nguyên liệu, có thể dùng gậy có đường kính 5-10 cm tạo thành các lỗ trong đống nguyên liệu.

Hoàn thành quá trình lên men: Sau 3 đến 4 lần đảo trộn nguyên liệu, nguyên vật liệu đã không còn bất kỳ mùi hôi gì nữa. Ngược lại, có mùi amoniac nhẹ hoặc mùi thơm nhẹ của đất sau khi lên men sinh học. Có thể nhìn thấy giữa đống ủ một lượng lớn sợi nấm màu trắng cho thấy quá trình lên men được hoàn thành.

4. Bảo quản và cất giữ

Sản phẩm nên được lưu trữ ở nơi khô mát để tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tránh trộn với axit mạnh, kiềm, các tác nhân và hóa chất dễ bay hơi. Phân bón hữu cơ hình thành sau quá trình lên men có thể được sử dụng trực tiếp và cũng có thể được thêm vào phân bón hợp chất hữu cơ – vô cơ và phân bón công thức sinh học vô cơ hữu cơ.

Lưu ý:

Khi đống ủ có mùi hôi. Cần bổ sung thêm một lượng men ủ lên trên bề mặt đống ủ sẽ không còn mùi hôi.

Các bạn có thể mua men ủ phân SUMO tại công ty Cổ phần Sumo Việt Nhật hoặc các chi nhánh gần nhất. Liên hệ theo thông tin dưới đây để có hướng dẫn chi tiết và cụ thể:

Công ty Cổ phần SUMO NHẬT VIỆT
Hotline: 0962 567 869
Website: //sumonhatviet.com 
Email:
Địa chỉ: số 39, ngõ 189/61 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Vì sao phải phân chuồng trước khi sử dụng? Ủ phân có tác dụng gì?

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1,Vì sao phải ủ phân chuồng trước khi sử dụng? Ủ phân có tác dụng gì?

2.Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt?

3.Vì sao phải sử dụng đất hợp lý?Hãy nêu những biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.

4.Vai trò giống cây trồng? Tiêu chí của giống cây trồng tốt?

5.Tác hại của sâu bệnh hại? Bệnh cây là gì?

6Kể tên các loại phân bón trong trồng trọt? [Phân hữu cơ;hóa học;vi sinh]

7.Nguyên tắc phòng trừ sâu bênh hại? Vì sao phòng là chính?

8. Trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

Các câu hỏi tương tự

Ngày nay, phân hữu cơ được sử dụng phổ biến hơn phân vô cơ bởi rất nhiều lợi ích mà chúng mang lại như: tiết kiệm chi phí, cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho cây trồng, cải thiện cấu trúc giúp đất tơi xốp hơn và bảo vệ môi trường. Bên dưới là thông tin về tác dụng của ủ phân hữu cơ trước khi bón và những lưu ý trước khi bón phân cho cây trồng.

Tại sao phải ủ phân hữu cơ trước khi trồng

Tác dụng của ủ phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng

Những lợi ích của việc ủ phân hữu cơ cho cây trồng trước khi bón mà bạn nên biết đó là:

  • Giúp đất tơi xốp và dễ hấp thu chất dinh dưỡng để nuôi cây hơn so với phân không được ủ.
  • Bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sạch sẽ.
  • Diệt trừ các mầm bệnh, vi khuẩn có hại có trong phân hữu cơ.
  • Ủ phân giúp khai thác triệt để các nguyên tố khoáng có lợi như N – P – K.
  • Ngoài ra, ủ phân hữu cơ còn giúp tiết kiệm kinh tế cho các hộ gia đình nông thôn, tận dụng các phế phẩm nông nghiệp có sẵn.

Những lưu ý khi ủ phân hữu cơ trước khi bón

Phân hữu cơ được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như phân động vật [bò, gà, heo…], phế phẩm nông nghiệp như vỏ chuối, vỏ trứng, bã cà phê, rác thải và các loại cây xanh [cây họ đậu]. Người dân có thể tận dụng những phế phẩm quen thuộc để ủ phân hữu cơ trước khi bón.

Đối với phân chuồng

Để ủ phân hữu cơ trước khi bón hiệu quả, bạn nên tìm hiểu nguồn gốc của phân chuồng lấy về. Bạn nên lưu ý về khu vực nuôi là nước mặn hay nước ngọt  ảnh hưởng đến lượng muối trong phân. Bạn cũng nên xem xét vấn đề vệ sinh sạch sẽ chuồng trại.

Bên cạnh đó, thức ăn nuôi phải đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng thành phần như: rơm, cỏ, cháo bò. Thức ăn tốt thì chất lượng phân bón mới tốt. Cuối cùng, bạn cần xử lý sơ qua [phơi khô] phân chuồng vì trong phân tươi còn có các vi khuẩn gây bệnh và các loại nấm… có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng phân sau này.

Đối với phân xanh

  • Nên băm nhỏ các cây dài, để thuận tiện trong quá trình ủ phân trước khi bón.
  • Mang đi phơi héo để giảm thể tích và trọng lượng tổng thể.

Cách ủ phân hữu cơ trước khi bón hiệu quả

Để ủ phân hữu cơ trước khi bón hiệu quả, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ

Chuẩn bị thùng ủ phân hữu cơ. Có thể là thùng gỗ, thùng xốp hoặc thùng nhựa và có đục lỗ để thoát nước và dễ dàng thông thoáng. Dung tích từ 20 – 120 lít.

Thùng ủ phân chuyên dụng của EcoClean.

Bước 2: Lựa chọn vị trí thích hợp đặt thùng ủ

  • Nên lựa chọn nơi ủ phân cách xa nơi sinh sống vì trong quá trình ủ phân sẽ có mùi, lúc đó các phế phẩm và phân sẽ bắt đầu phân hủy.
  • Nên đặt cách xa nguồn nước sinh hoạt để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Đặt tại nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và không bị ướt khi trời mưa.

Bước 3: Chuẩn bị và phân loại các loại rác như rác nâu, rác xanh

  • Rác nâu: cây khô, mạt cưa, vỏ trứng…
  • Rác xanh: bã cà phê, các loại trái cây tươi…

Lưu ý: Không dùng thịt, cá, xương động vật, lòng trứng, gỗ đã qua xử lý…

Chuẩn bị, phân loại nguyên liệu là bước quan trọng trong quá trình ủ phân hữu cơ trước khi bón.

Bước 4: Tiến hành ủ phân

  • Đầu tiên, rải một lớp khoảng 10cm gồm các cây khô, cỏ khô, rơm, rạ phía dưới đáy thùng.
  • Tiếp theo, cho vào thùng ủ một lớp phân nâu khoảng 10 cm.
  • Kế tiếp, cho đất màu mỡ tươi tốt vào thùng ủ 1 lớp mỏng và tưới một ít lên trên bề mặt bằng bình tưới vòi sen.
  • Tương tự, ủ từng lớp vào thùng ủ EcoClean.

Bước 5: Quá trình sử dụng

Có thể mất thời gian từ 2 tuần – 3 tháng để ủ xong phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng. Thời gian hoàn thành tùy vào thành phần nguyên liệu ủ và cách thực hiện.

Sau khi hoàn thành, phân ủ sẽ trở thành phân hữu cơ, đất trở nên mềm mịn, tơi xốp và có mùi tự nhiên. Lúc này có thể sử dụng phân ủ hữu cơ để bón cho cây trồng.

Ủ phân hữu cơ trước khi bón giúp cây dễ hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt hơn.

Hy vọng với những thông tin hữu ích về ủ phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng sẽ giúp bạn tận dụng và khai thác tối ưu những nguyên liệu có sẵn để có cho mình một vườn rau xanh – sạch – đẹp.

Tham khảo thêm các bài viết liên quan:

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM 

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 925 177

Email: [email protected]

Fanpage: Vi sinh ủ phân hữu cơ tại nhà – EcoClean Compost

Youtube: ECOCLEAN VIỆT NAM

Video liên quan

Chủ Đề