Thị trường giao đồ an trực tuyến tại Việt Nam 2022

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam dự kiến đạt tăng trưởng giá trị hơn 38 triệu USD trong năm 2021 và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Trong một chiến dịch truyền thông của Baemin. [Ảnh: Baemin].

Theo báo cáo của Reputa, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ và nhất là ngày càng có nhiều doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực này. 

Đáng chú ý, cuộc chiến chiếm lĩnh thị phần giữa các ứng dụng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, thậm chí ngày càng khốc liệt hơn khi Baemin đang tăng tốc bám sát "kẻ dẫn đầu" GrabFood

Năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do COVID. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Dịch Covid-19 đã giúp dịch vụ giao đồ ăn tăng trưởng cực thịnh. Trong đó, GrabFood là thương hiệu dẫn đầu thị trường khi chiếm đến 33,38% thị phần thảo luận, theo sau là Now với 23,16% lượng thảo luận trên social, thứ ba là Baemin với 21,95%. 

Tháng 5/2020, Baemin đạt lượng thảo luận tương đương GrabFood ở cùng thời điểm khi thương hiệu này bắt đầu đẩy mạnh hoạt động truyền thông. Kênh Fanpage vẫn đang là nơi đem lại các thảo luận nhiều nhất cho các thương hiệu [55,48%], tiếp theo đó là ở các group Facebook chuyên về review thức ăn, quán ăn [22,90%].

Giao đồ ăn trực tuyến: Nhanh chưa chắc đã thắng

Theo phân tích từ Reputa, lý do chính yếu làm khách hàng hài lòng với dịch vụ là "Chương trình ưu đãi, khuyến mãi" [chiếm đến 84%]. Không phải tốc độ lúc nào cũng là điểm vượt trội, điều khách hàng quan tâm thật sự là dịch vụ nào có mã khuyến mãi nhiều nhất thay vì là tốc độ giao hàng [yếu tố chỉ chiếm 2%]. 

Ngoài ra, thời điểm bữa tối là lúc khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều nhất, nhiều thương hiệu đã tận dụng tốt điểm này để thu hút lượng đơn hàng. Nếu xét về các chính sách ưu đãi khuyến mại, Baemin đang là kẻ dẫn đầu thị trường với hàng loạt chiến dịch truyền thông đặc sắc, gắn với Trấn Thành, bộ nhận diện thương hiệu "mèo béo" bắt mắt và loạt content marketing "bắt trend".

NowFood và GrabFood dẫn đầu về thị phần thảo luận dịch vụ giao hàng, đặc biệt các đánh giá về sự chuyên nghiệp của shipper, tốc độ giao hàng mang tính tích cực. GoFood có tỷ trọng thảo luận cao về trải nghiệm app khi thương hiệu này mới thay đổi app; đứng sau đó là Loship với đa dạng dịch vụ được tích hợp như Lo-supply, Lozat, Lomec.

Thừa hưởng lợi thế về hệ sinh thái lớn mạnh bao gồm Grabbike và ví Moca, GrabFood dễ dàng chinh phục Khách hàng khi có mạng lưới tài xế đông đảo, hệ thống nhà hàng, quán ăn liên kết khá đa dạng và ứng dụng Grab có trải nghiệm tiện dụng. 

Trong năm 2020, GrabFood giảm dần các hoạt động "giảm giá", nhưng vẫn tiếp tục gia tăng các hoạt động quảng cáo, truyền thông với các thông điệp ý nghĩa được độc giả đón nhận tích cực, với 69,11% bàn về mã giảm giá và 16,29% chia sẻ và thảo luận về các thông điệp truyền thông của GrabFood.

Theo đánh giá của Reputa, so với khu vực, quy mô thị trường giao đồ ăn ở Việt Nam hiện rất nhỏ. Tuy vậy, việc mở rộng thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang tạo cơ hội cho nhiều nhà hàng, quán ăn nhỏ trong ngõ ngách, hẻm sâu được tiếp cận khách hàng nhiều hơn, giúp họ có thể sống sót qua mùa dịch.

Bên cạnh đó, dịch vụ giao đồ ăn cũng giúp sức cho nhiều người, hộ gia đình nhỏ không có khả năng thuê mặt bằng được phát triển khả năng nấu nướng và kinh doanh. Các ứng dụng giao đồ ăn cũng là một lựa chọn đối với dân văn phòng hay những bạn trẻ bận rộn, không có khả năng nấu ăn.

Thùy Trang

[VietQ.vn] - Thị trường giao thức ăn trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2021, cùng với sự phát triển của công nghệ và tác động của đại dịch Covid-19, thị trường giao thức ăn trực tuyến tiếp tục tăng tốc và ngày càng sôi động.

Thị phần dịch vụ giao thức ăn trực tuyến hiện nay được chia cho nhiều thương hiệu. Trong đó, nổi bật là GrabFood, Now và BAEMIN- ứng dụng giao đồ ăn của kỳ lân Hàn Quốc là Woowa Brothers. Ngoài ra còn có Go Food và Loship.

BAEMIN giữ vững vị trí quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng theo báo cáo mới nhất cuối năm 2021.

Theo kết quả khảo sát mới nhất về thị trường giao đồ ăn trực tuyến được thực hiện bởi Q&Me vào cuối năm 2021, BAEMIN tiếp tục giữ vững vị trí quán quân về mức độ hài lòng của khách hàng so với kết quả khảo sát cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, BAEMIN còn là ứng dụng giao thức ăn có độ phủ hàng đầu Việt Nam với dịch vụ hiện được cung cấp trên khắp 21 tỉnh thành, phục vụ đông đảo người dùng. Dù có bước tiến đáng kể trong việc mở rộng quy mô, song trải nghiệm của khách hàng vẫn luôn là vấn đề cốt lõi mà BAEMIN quan tâm và chú trọng.

Ông Jinwoo Song- Tổng Giám đốc BAEMIN Việt Nam cho biết: Để có thể phát triển bền vững trong ngành hàng vô cùng cạnh tranh như giao thức ăn trực tuyến, BAEMIN đã phấn đấu không ngừng để trở thành lựa chọn tin dùng đem lại những trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng và đối tác của mình.

Trong tương lai, tham vọng của chúng tôi là khiến BAEMIN trở thành người bạn, người đồng hành, giúp khách hàng có cuộc sống tốt đẹp và tích cực hơn- ông Jinwoo Song chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở việc tăng trưởng kinh doanh, đem đến những trải nghiệm tối ưu cho khách hàng mà BAEMIN còn tích cực tạo ra những giá trị bền vững cho các đối tác nhà hàng, đối tác tài xế và cộng đồng, đặc biệt trong các đợt giãn cách vừa qua.

Bên cạnh những chương trình hỗ trợ và thúc đẩy tiềm năng phát triển của đối tác nhà hàng, BAEMIN còn cho ra mắt chiến dịch “BAEMIN Zone” giúp các đối tác nhà hàng phủ xanh quán xá, tạo điểm khác biệt, giúp họ dễ dàng thu hút khách hàng mới.

Với các đối tác tài xế, BAEMIN không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hoạt động đào tạo kiến thức và nâng cao kỹ năng để giúp họ tăng thu nhập mà còn chú trọng vào việc xây dựng “ngôi nhà chung” để gắn kết và làm giàu đời sống tinh thần cho các đối tác của mình.

Trong đợt giãn cách vừa qua, ông Kim Bongjin- nhà sáng lập BAEMIN đã đóng góp 20 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng chống Covid-19 cho Việt Nam. Ngoài ra, BAEMIN còn phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM trao tặng hơn 6.000 suất ăn miễn phí và 1.000 túi an sinh cho những người dân khó khăn.

Lê Kim Liên

Doanh thu thị trường giao đồ ăn trực tuyến Việt Nam năm 2018 là 148 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng trung bình 28.5%/ năm. Trong đó, doanh thu từ mảng Restaurant – to – Consumer Delivery khoảng 117 triệu USD [ chiếm 79%] và doanh thu của Platform – to – Consumer Delivery khoảng 32 triệu USD [chiếm 21%]. Doanh thu năm 2023 ước tính có thể lên tới 449 triệu USD.

Tốc độ tăng trường hằng năm của thị trường có xu hướng giảm dần từ 45.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 13.3%/năm vào năm 2023. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một số vấn đề như người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng và hương vị của những đồ ăn được giao không được đảm bảo hay tiết kiệm chi phí tiêu dùng.

Thị trường giao đồ ăn Việt Nam năm 2019 dự báo lên tới 207 triệu USD. Tuy nhiên, so với những nước trong khu vực Châu Á như Ấn Độ hay Nhật Bản thì quy mô thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn còn rất bé, chỉ chiếm 0.2% thị phần trong thị trường giao đồ ăn trên thế giới.

Số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến trong năm 2018 khoảng 5.3 triệu người, chủ yếu dụng dịch vụ Restaurant – to – Consumer Delivery [chiếm 92%]. Dự báo đến năm 2023, số lượng người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn tăng hơn gấp 2 lần, khoảng 13 triệu người.

Tốc độ tăng trường hằng năm người sử dụng dịch vụ giao đồ ăn có xu hướng giảm dần từ 35.1%/năm vào năm 2018 xuống còn 10.2%/năm vào năm 2023. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng doanh số thị trường này giảm dần.

Tỷ lệ gia nhập thị trường giao đồ ăn trực tuyến [ Penetration Rate]

Chỉ số gia nhập thị trường giao đồ ăn [food delivery] tại Việt Nam khoảng 5.5% vào năm 2018.

Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi đang hot nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now [tên cũ là Delivery Now], Grab Food,Go Việt. Mới đây, Woowa Brothers Corp gia nhập vào thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam bằng việc mua lại Vietnammm. Vào ngày 14/05/2019, Vietnammm chính thức thay đổi logo và hình ảnh của mình với tên gọi là Bae Min

Xu hướng thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Những người sử dụng dịch vụ Food Delivery hầu hết là nữ, từ 20 – 24 tuổi.

Những thành phố lớn thường sử dụng dịch vụ này phổ biến hơn so với các tỉnh thành khác, nhất là TP Hồ chí Minh, chiếm 19%.

Những thương hiệu hàng đầu thị trường

Grab Food đứng đầu thị trường Food Delivery, có doanh số khoảng 96 triệu USD [chiếm 65% thị phần] năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 197%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sát của Kantar TNS, GrabFood đang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng.

Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD [chiếm 7%] năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 182%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018.

Thị trường Food Delivery tại Việt Nam không phân mảnh, dẫn đến việc chiếm lĩnh thị phần trong thị trường của các công ty mới sẽ vô cùng khó khăn.

Nguồn tham khảo: Statista, Kantar

Video liên quan

Chủ Đề