Đánh giá vai trò của triều đình nhà Nguyễn

Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhCHUYÊN ĐỀ :Vai trò, trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để nướcta rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIXTrong quá trình nghiên cứu lịch sử cận- hiện đại Việt Nam, chúng ta nhậnthấy nổi lên hai vấn đề: thứ nhất đánh giá như thế nào về vai trò và trách nhiệm củatriều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX vấn đề gần đây đang được đánh giá lại dưới ánh sáng của tinh thần khách quankhoa học. Thứ hai, tại sao cuối cùng lịch sử dân tộc lại lựa chọn con đường cứunước và phát triển xã hội theo khuynh hướng vô sản. Có thể nói rằng việc đi sâu vàtìm hiểu nghiên cứu hai vấn đề trên là hết sức cần thiết. Bởi lẽ có như vậy chúng tamới có thể giải quyết được các vấn đề đặt ra trong lịch sử dân tộc và có câu trả lờithoả đáng. Đồng thời trả về cho lịch sử tính khách quan vốn có của nó.I.Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Phápcuối thế kỷ XIX1.Bối cảnh lịch sử :a. Thế giới:Từ nửa sau thế kỷ XIX các nước tư bản phương Tây đã tiến dần lên và trởthành những nước đế quốc chủ nghĩa. Gắn liền với quá trình đó là nhu cầu tìmkiếm thị trường nguyên liệu, nhân công- trong khi ở chính quốc các yếu tố nàykhông còn - do vậy các nước đế quốc đã ráo riết chạy đua xâm lược thuộc địa.Trong bối cảnh đó các nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam vớinhững điều kiện đất rộng người đông, tài nguyên thiên phong phú trở thành miếngmồi săn lùng của chủ nghĩa tư bản. Việt Nam cũng như các nước trong khu vực đềuphải đương đầu với nguy cơ xâm lược nền độc lập bị đe doạ nghiêm trọng.Bối cảnh lịch sử nêu trên có thể được xem là nguyên nhân khách quan dẫntới thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam[1858], tuy nhiên cần phải thấy rằngtừ việc bị xâm lược đến mất nước là một khoảng cách khá xa, không có nghĩa bịxâm lược là dẫn tới nguy cơ mất nước. Nếu chúng quan niệm như vậy thì vô hìnhTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc1Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhchung chúng ta sẽ phủ nhận đi vai trò của nhân tố chủ quan- nhân tố giữ vai tròquyết định trong sự phát triển của lịch sử.Thực tế lịch sử nhân loại cũng như chính lịch sử Việt Nam đã chứng minhrằng: không phải bao giờ đứng trước sự xâm lược từ bên ngoài một quốc gia, mộtdân tộc cũng bị đồng hoá. Nếu ta gắn yếu tố khách quan và cho nó giữ vai trò quyếtđịnh, bỏ qua vai trò của yếu tố chủ quan thì điều đó có nghĩa chúng ta đã rơi vàothuyết “định mệnh” và như vậy sẽ không thể nào giải thích được những trang sửhào hùng của lịch Việt Nam thời kỳ Lý- Trần.Với quan niệm trên sẽ là kim chỉ nam cho ta nghiên cứu lịch sử triềuNguyễn. Nói cách khác để có thể đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việcđể mất nước ta vào tay Pháp cuối thế kỷ XIX chúng ta cần phải quan tâm đến bốicảnh thế giới và khu vực đồng thời cần phải tìm hiểu hoàn cảch thực tế của ViệtNam thời kỳ đó, từ đó rút ra yêu cầu lịch sử đặt ra cho Việt Nam vào cuối thế kỷXIX là gì? và đứng trước yêu cầu lịch sử đó triều Nguyễn đã làm gì và làm đượcđến đâu từ đó chúng ta có cơ sở để đánh giá vai trò và trách nhiệm của triềuNguyễn trong lịch sử.b. Trong nước:Trở lại với hoàn cảnh thế giới và khu vực cuối thế kỷ XIX ta thấy rằng đứngtrước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây thì một yêu cầu khách quan đốivới các lịch sử các nước trong khu vực Đông Nam Á- một khu vực đất rộng ngườiđông như chế độ phong kiến lại đang khủng khoảng- là phải nhanh chóng cải cách,canh tân đất nước củng cố quốc phòng, tức là phải nhanh chóng chấn hưng đấtnước tạo ra tiềm lực mạnh có thể đối phó được trước âm mưu và hành động xâmlược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Việt Nam là một nước trong khu vực cũngkhông nằm ngoài yêu cầu lịch sử tất yếu khách quan ấy. Tuy nhiên ta cần thấy rằngngoài những yêu cầu lịch được nêu ở trên thì Việt Nam với những nét riêng củalịch nước mình, đặc biệt là sự thành lập triều Nguyễn là dựa trên sự đàn áp mộtphong trào nhân dân tương đối tiến bộ với sự giúp sức của tư bản Pháp chính vìvậy mà ngay từ khi thành lập triều Nguyễn đã mang trong mình những mâu thuẫnTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc2Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhsâu sắc với nhân dân đặc biệt là nông dân chính vì vậy yêu cầu lịch sử đặt ra chotriều Nguyễn còn là phải nhanh chóng điều hoà mâu thuẫn với nhân dân tạo nênmột khối thống nhất dân tộc đủ sức đương đầu với cuộc xâm lược của chủ nghĩa tưbản phương Tây. đứng trước yêu cầu lịch sử đó triều Nguyễn đã làm gì và làmđược đến đâu để từ đó đánh giá vai trò trách nhiệm triều Nguyễn trong việc để mấtnước.Sau khi đánh bại Tây Sơn các vua triều Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạngđến Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp phục hồi chế độ phong kiến đang trên con đườngsuy vong và ra sức củng cố chế quân chủ chuyên chế nhằm bảo về quyền lợi giaicấp và dòng họ.Về chính trị: các vua triều Nguyễn đã xây dựng một bộ máy nhà nước mangnặng tính bảo thủ chuyên chế. Một loạt các nhà nho yêu nước có tư tưởng canh tântáo bạo như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch... được đề xuất và được xemnhư là những biện pháp cứu cánh để đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thànhthuộc địa nhưng triều Nguyễn đã bỏ qua, hơn nữa nhà Nguyễn lại thi hành chínhsách thần phục triều đình Mãn Thanh, từ nương nhờ đến cự tuyệt các nước tư bảnphương Tây qua chính sách “bế quan tỏa cảng”, "cấm đạo giết đạo".Về kinh tế: Nền nông nghiệp dưới triều Nguyễn ngày càng bi đát nông dânkhông có ruộng đất, thêm vào đó là thiên tai lũ lụt nên đời sống nhân dân rất cựckhổ. Hai nghành công nghiệp và thương nghiệp cũng bế tắc.Về xã hội: Từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi qua các vua triều Nguyễn đã thihành những chính sách bảo thủ đối lập với nhân dân hậu quả là mâu thuẫn xã hộingày càng gay gắt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp.Như vậy: chính sách của triều Nguyễn đã làm cho nước, dân “ sức mòn lựckiệt”, nội bộ chia rẽ sâu sắc đặt dân tộc vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũtrang của thực dân Pháp.II.Cuộc xâm lược vũ trang của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống xâmlược của nhân ta. Trách nhiệm để mất nước ta của nhà nước phong kiến:Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc3Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thành2. Cuộc xâm lược vũ trang của Pháp và cuộc kháng chiến chống xâmlược của nhân dân taNgày 01/09/1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta tại bán đảo SơnTrà Đà Nẵng với âm mưu đánh nhanh thắng Pháp hy vọng nhanh chóng chiếmđược Đà Nẵng và từ Đà Nẵng sẽ đe dọa triều đình Huế buộc vua Nguyễn ký cácđiều ước đầu hàng.Nhưng tại Đà Nẵng chúng đã vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân độitriều đình có sự phối hợp của nhân dân do Nguyễn Tri Phương chỉ huy. Sau 5 thángbị cầm chân tại chỗ với những khó nhăn Pháp đã phải rút phần lớn khỏi Đà Nẵngvà mở mặt trận thứ hai ở Gia Định[02/1859] vậy là kế hoạch đánh nhanh thắngnhanh của địch tại Đà Nẵng đã bị thất bại.Tại mặt trận Gia Định, Pháp cũng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của quândân do vậy đầu tháng 3 năm 1859 Pháp phải rút phần lớn quân khỏi nơi đây ứngcứu cho lực lượng đang nguy khốn ở Đà Nẵng.Tháng 4 năm 1860 Nguyễn Tri Phương được điều vào Gia Định chỉ huy mặttrận Gia Định. Trong thời gian này Pháp tiến hành cuộc can thiệp vũ trang vàoTrung Quốc do vậy đã dốc phần lớn lực lượng cho cuộc can thiệp, chỉ để lại GiaĐịnh 1000 quân. Thế nhưng Nguyễn Tri Phương vẫn “án binh bất động”, trong khiquân của Nguyễn Tri Phương có đến 12000 quân ông đã sai lầm khi tập trung quândân xây thành đắp luỹ nhằm thực hiện chiến lược phòng thủ.Tháng 2 năm 1861 Pháp quay trở lại Việt Nam và tiến đánh Gia Định. Trướchoả lực mạnh của địch quan quân triều đình đã phải rút về phía sau cố thủ. Từ GiaĐịnh Pháp lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông[Gia Định, Định Tường, Biên Hoà],và một tỉnh miền Tây [Vĩnh Long]. Trước sự mở xâm lược của Pháp phong tràođấu tranh của nhân lên cao đúng lúc đó triều đình đã ký với Pháp điều ước NhâmTuất [05/06/1862]. Với điều ước này triều Nguyễn đã cắt hẳn ba tỉnh miền Đôngcho Pháp thu lại một tỉnh miền Tây. Chiếm xong ba tỉnh miền Đông, từ 20 đến 24tháng 6 năm 1867 không tốn một viên đạt Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miềnTây[Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên].Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc4Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhSau khi thôn tính xong ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh niềm Tây Nam Kỳ thựcdân Pháp mở rộng xâm chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ.Tháng 10/1873 Pháp cử thiếu tá Gácniê đem 180 quân đánh Bắc Kỳ.Đến tháng 11/1873 Gácniê mang 300 quân đánh thành Hà Nội tổng đốcthành Hà Nội là Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân lính chiến đấu đến hơi thởcuối cùng xong thất bại.Tháng 12 năm 1873 Gácniê đem quân từ nội thành tiến lên hướng Sơn Tâykhi đến Cầu Giấy thì bị quân ta do Hoàng Tá Viên chỉ huy phối hợp với quân LưuVĩnh Phúc chặn đánh. Gácniê và nhiều binh sỹ Pháp bị giết tại trận số còn lại bỏchạy. Thắng lợi Cầu Giấy đã cổ vũ quân dân ta sẵn sàng xông lên quét sạch quânthù nhưng triều đình Huế đã bỏ lỡ thời cơ tự hãm mình vào thế thương thuyết vớiPháp. Kết quả đã dẫn tới sự ra đời của điều ước Giáp Tuất, với những điều khoảnbất lợi cho ta[triều đình Huế thừa nhận chính thức chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnhNam Kỳ…].Với điều ước 1874 Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ nhưng vẫn khôngđáp ứng được đòi hỏi của chúng là phải chiếm được toàn bộ Việt Nam.Tháng 3 năm 1882 đại tá Rivie mang 400 quân từ Sài Gòn đánh chiếm BắcKỳ lần hai. Thống đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu, một mặt tích cực tổ chứcphòng thủ mặt khác xin triều đình Huế tăng viện. Nhưng Tự Đức đã không tánthành:” làm như vậy sẽ là mất lòng Pháp”. Cuối tháng 4 năm 1882 Pháp tấn côngthành Hà Nội. Quan quân đã kiên quyết chống lại xong cuối cùng thất bại. Sau khichiếm xong thành Hà Nội, lợi dụng triều đình Huế tự hãm mình trong thế bị độngthương thuyết, quân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh lân cận.Tháng 5 năm 1883 Pháp đem quân đánh lên Sơn Tây nhằm tiêu diệt quâncủa triều đình và quân của Lưu Vĩnh Phúc xong chúng đã bị quân ta chặn đánh vàtiêu diệt. Trận Cầu Giấy hai một lần nữa ta lại thắng lợi.Sau trận Cầu Giấy đến giữa tháng 7 năm 1883, đô đốc Cuốcbê đã cùngHắcmăng và các tướng lĩnh đã họp ở Hải Phòng bàn kế hoạch đánh chiếm Huế.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc5Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhNgày 18 tháng 7 năm 1883 lợi dụng thời cơ Tự Đức mất[17/07/1883]- triềuđình Huế rơi vào tình trạng chia rẽ lục đục, Pháp đã đánh chiếm vào cửa biểnThuận An. Quân ta đã kháng cự quyết liệt nhưng do sức yếu nên đến chiều ngày 20tháng 08 năm 1883 quân ta thất thủ.Nghe tin mất Thuận An thêm đó do triều đình có ý đầu hàng nên Hắcmăngđã ép triều đình Huế ký điều ước do y soạn sẵn [ điều ước Hắcmăng].Điều ước Hắcmăng là sự phản bội tệ hại nhất đối với nhân dân nên bị nhâncả nước chống đối.Trên đà thắng thế chính phủ Pháp cử Patơnốt đến Huế ép triều đình ký điềuước mới ngày 6 tháng 6 năm 1884.Điều ước Patơnốt đã xác lập quyền đô hộ lâu dài của Pháp ở Việt Nam. Đếnđây nhà nước phong kiến Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.3. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dânPháp cuối thế kỷ XIXQua quá trình chiến đấu của quan quân triều đình Huế chống thực dân Phápxâm lược[1858- 1884], ta nhận thấy triều Nguyễn ngay từ phút đầu đã đứng lênchống Pháp, vừa đánh Pháp vừa đầu hàng từng bước và phải một phần tư thế kỷsau mới đầu hàng hoàn toàn. Trong quá trình chiến đấu có những trận ta thắngnhưng cũng có những trận ta thua.Chiến thắng mở đầu là chiến thắng ở mặt trận Đà Nẵng, với thắng lợi nàyquân ta đã gây cho Pháp nhiều tổn thất. Buộc chúng phải rút đại bộ quân khỏi ĐàNẵng mở mặt trận mới ở Gia Định[2/1859]. Thắng lợi tiếp theo là trận Gia Định[từgiữa tháng 2 đến đầu tháng 3/1859] ta đã buộc Pháp rút đại bộ phận quân ở GiaĐịnh cứu nguy cho lực lượng đang nguy khốn ở Đà Nẵng. Với hai thắng lợi nàyquân ta đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp buộc chúngphải bị động chuyển sang chiến lược đánh lâu dài với ta. Chiến thắng vang dội nhấtlà trong hai trận Cầu Giấy, thắng lợi đã đập tan hai cuộc hành quân xâm lược củaPháp. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là sau mỗi thắng lợi quân dân phấn khởi sẵn sàngxông lên quét sạch quân giặc, Pháp hoang mang muốn bỏ chạy trong lúc đó triềuTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc6Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhđình Huế lại lo sợ bỏ lỡ cơ hội không dám tổ chức quân dân thừa thắng xông lên,luôn hãm mình trong thế thương thuyết với Pháp, rồi ký những điều ước bất lợi chota.Khi ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây rơi vào tay Pháp [1861-1862]quân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp quyết liệt, đẩy Pháp vào tình trạngkhó khăn bế tắc, đúng lúc đó triều đình Huế đã ký điều ước với Pháp ngày 5 tháng6 năm 1862, cắt nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông. Có thể nói với điều ước nàytriều đình Huế đã quẳng cho Pháp một chiếc phao cứu đắm. Hơn nữa nó còn tạocho Pháp có một chỗ đứng ở Nam Kỳ- điều kiện để mở rộng xâm lược.Với điều ước Giáp Tuất cũng vậy, triều đình Huế một lần nữa lại mở lốithoát bế tắc cho Pháp tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp mở rộng xâm lược. Với trậnCầu Giấy hai, quân dân cả nước vô cùng phấn khởi sẵn sàng xông lên tiêu diệt địchthậm chí bất chấp lệnh của triều đình Huế. Song triều đình Huế lại tự hãm mìnhtrong thế bị động thương thuyết.Thái độ và hành động của triều đình Huế thể hiện sự suy yếu, mất lòng dânvà luôn đặt quyền lợi của dòng họ, giai cấp lên trên tất cả. Có điều là sợ Pháp thìnhà nước Nguyễn bắt tay hoà hoãn với Pháp đi đến đầu hàng phản bội quyền lợidân tộc, quyền lợi nhân dân. Còn sợ dân thì nhà nước Nguyễn Chống lại dân thậmchí phá hoại phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân.* Kết luận chung:Trước hết ta cần khẳng định ngay rằng: Trách nhiệm để mất nước hoàn toànthuộc về triều đình nhà Nguyễn xong cần đánh giá trách nhiệm đó đến mức nào làmột việc làm cần thiết.Triều đình nhà Nguyễn khi tiến hành kháng chiến chống xâm lược đã phảichống lại một kẻ thù mạnh. Pháp là một nước tư bản phát triển, hơn nữa lại hơn tamột phương thức sản xuất, do vậy cuộc kháng chiến này tất yếu gặp phải nhữngkhó khăn lớn. Tuy nhiên từ những khó khăn lớn đến mất nước mất nước là mộtkhoảng cách khá xa, chính vì vậy đây là một nhân tố không giữ vai trò quyết địnhTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc7Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhtrong sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trước cuộc xâm lược của thực dân Phápvào cuối thể kỷ XIX.Trong quá trình kháng chiến chống Pháp nhà Nguyễn đã thiếu quyết tâmcao, đây là nhân tố giữ vai trò quyết định sự thất bại của triều Nguyễn trước cuộcxâm lược của thực dân Pháp. Nhà Nguyễn vừa đánh vừa thương lượng nhưng vấnđề là từ thương lượng rồi đi đến đầu hàng, đầu hàng khi thua đã đành đằng này đầuhàng cả khi thắng. Nhà Nguyễn đã không biết chớp thời cơ, phát huy chiến thắngđể rồi từ nhân nhượng đi đến đầu hàng. Sở dĩ như vậy là do nhà Nguyễn suy yếu,mất lòng dân, đặt quyền lợi của dòng họ, giai cấp lên trên quyền lợi dân tộc.Xét về đội ngũ lãnh đạo, ta thấy Tự Đức phải gánh một phần trách nhiệmtrong việc để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, bởi lẽ ông là người đứng đầubộ máy nhà nước. Tuy nhiên vấn đề là phải đánh giá trách nhiệm đó đến đâu.Tathấy Tự Đức là người có ý thức cải cách, và trên thực tế cũng đã thực hiện một sốcải cách, nhưng có điều là thực hiện một cách dè dặt, không triệt để, thường nửachừng bỏ rở. Ông là người yêu nước, thông minh, hiếu thảo nhưng lại có nhượcđiểm hiền, yếu, không kiên quyết, trong khi đó số đông triều thần có đầu óc bảothủ, tầm nhìn hạn hẹp, do vậy cũng dễ lí giải cho những thái độ và hành động ngậpngừng của Tự Đức trong quá trình kháng chiến chống Pháp xâm lược.Xét về mặt quân sự: Ta thấy quan quân triều đình Huế vẫn được trang bị thôsơ, giữ nguyên lối đánh phòng ngự [đây là một sai lầm bởi trong chiến tranh vớinghĩa cách mạng không có phòng ngự] và điều này không phù hợp với cuộc chiếntranh chống chủ nghĩa thực dân bởi lẽ Mác đã từng khẳng định “Bức tường thànhphong kiến không thể che chắn viên đại bác tư sản”, điều này lý giải tại sao cứđánh ngoài thành ta thắng còn cứ đánh trong thành ta thua.Nhà nước đã không đoàn kết được nhân dân, không huy động sức mạnh củadân tộc, trái lại ngăn cản nhân dân chống Pháp, từ bỏ vai trò lãnh đạo, thậm chíchống lại phong trào nhân dân chống Pháp .Nhà nước thực hiện chính sách cấm dạo, giết đạo, đây là duyên cớ để Phápxâm lược Việt Nam .Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc8Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhNgay trong nội bộ triều đình cũng không có sự thống nhất, luôn có sự mâuthuẫn giữa phe chủ chiến và phe chủ hoà.Đến đây chúng ta có thể rút ra kết luận:Thứ nhất mất nước có thể tránh được[không tất yếu] nhưng nó đã trở thànhtất yếu đó là trách nhiệm của triều Nguyễn.Mất nước là do một bộ phận nhà nước phong kiến đầu hàng phản bội dântộc.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc9Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhII Sự lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội của lịch sử dân tộccuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XXA. Khái quát:Sự lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội là vấn đề quyết địnhtiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Trên thực tế, cuối thế kỷ XIX lịch sử dântộc đã có sự lựa chọn và sự lựa chọn đó kết thúc vào năm 1930. Trải qua ba conđường lịch sử dân tộc đã chọn: Phong kiến, tư sản, vô sản; cuối cùng lịch sử dântộc đã lựa chọn con đường cứu nước và phát triển xã hội theo khuynh hướng vôsản.B. Nội dung:1. Bỏ qua con đường cứu nước và phát triển xã hội theo khuynh hướngphong kiến cuối thế kỷ XIX.Với điều ước Patơnốt[1884] đánh dấu nhà nước phong kiến Nguyễn đã đầuhàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược. Giờ đây yêu cầu lịch sử đặt ra là phải cứunước, giải phóng dân tộc, đúng như Mác nói: “Lịch sử chỉ đặt ra vấn đề được giảiquyết”. Từ đó bùng lên phong trào cứu nước theo khuynh hướng phong kiến vớiCuộc nổi dậy chống Pháp của phái chủ chiến, phong trào của văn thân sỹ phu vàphong trào tự động của quần chúng nhân dân.a. Cuộc nổi dậy chống Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.Từ khi Pháp xâm lược trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn đã có sự phân hoáthành hai bộ phận: phái chủ chiến và phái chủ hoà. Hai phái này có thái độ khácnhau đối với kẻ thù cũng như tránh nhiệm đối với dân tộc. Pháp tìm mọi cách bámchắc phái chủ hoà. Ngày 2/8/1884 Phái chủ chiến đưa Hàm Nghi lên làm vua, điềunày không được sự đồng ý của Pháp, do vậy Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủchiến. Trong hoàn cảnh đó, đêm ngày 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885 phái chủchiến nổi dậy chống lại Pháp ở Huế và phái chủ hoà. Trước sự phản công của Pháp,phái chủ chiến phải rút khỏi kinh thành lên Tân Sở, Quảng Trị kháng chiến chốngPháp. Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ra chiếu “cần vương” kêu gọiTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc10Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhsĩ phu văn thân đứng lên giúp vua cứu nước. Pháp cho quân bao vây và tấn côngcăn cứ Tân Sở. Tháng 11/1888 Hàm Nghi bị bắt.b. Phong trào văn thân sĩ phu yêu nước chống Pháp [ 1885-1896].Hưởng ứng chiếu Cần Vương, sĩ phu văn thân đã sôi nổi đứng dậy chốngPháp, măc dù không được kêu gọi nhưng cứu nước là nguyện vọng của nhân dâncho nên nhân dân đã đứng dậy chống Pháp. Phong trào được chia làm hai giaiđoạn:+ Từ 1885 đến trước 11/1888: phong trào diễn ra sôi nổi ở miền Bắc, miềnTrung đúng nghĩa với phong trào Cần Vương.+ Từ 1888 đến 1896: Theo quy luật khi bộ tham mưu bị bắt thì phong tràothất bại nhưng phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục song bắt đầu một nội dung mớiđó là giúp dân cứu nước. Có thể nói đây là thời điểm phong trào bắt đầu chuyểnsang phong trào tư sản và sự lựa chọn bắt đầu từ đây.c. Phong trào nhân dân tự động kháng chiến chống Pháp.Tiêu biểu của phong trào này là phong trào nông dân Yên Thế, bên cạnh đólà phong trào yêu nước hưởng ứng chiếu Cần Vương. Mặc dù diễn ra sôi nổi kéodài song cuối cùng các phong trào này đều thất bại [chứng minh bằng những phongtrào cụ thể]Sự thất bại của các phong trào này và các phong trào khác trước đó nó đãchứng minh sự bất lực của ngọn cờ phong kiến, chỉ rõ yêu cầu bức thiết của phongtrào yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ đó là thoát khỏi sự bế tắc để vươn lên.2. Bỏ qua con đường cứu nước và phát triển xã hội phong kiến của chínhlịch sử dân tộc.Sự thất bại của khởi nghĩa Hương Khê [1896] đánh dấu lịch sử dân tộcchính thức từ bỏ con đường cứu nước và phát triển xã hội phong kiến. Có điều lịchsử đã muốn từ bỏ con đường phong kiến ngay từ 1884, nhưng vào thời điển đóchưa có con đường khác để lựa chọn điều đó lý giải tại sao lịch sử dân tộc không từbỏ nó ngay từ 1884.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc11Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhSở dĩ lịch sử dân tộc từ bỏ con đường cứu nước và phát triển xã hội phongkiến là bởi vì ngay trong bản thân con đường đó đã chứa đựng những điểm lạc hậuhạn chế.+Về kẻ thù: Chống đế quốc, nhà nước phong kiến đầu hàng.+Về nhiệm vụ: Chống đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng+Xét về kẻ thù và nhiệm vụ của con đường cứu nước và phát triển xã hộiphong kiến ta thấy là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu lịch sử dân tộc. Tuy nhiên:+Về mục tiêu: Độc lập dân tộc xây dựng nhà nước phong kiến tiến bộ.Ta thấy: Giành độc lập dân tộc là đúng nhưng độc lập phong kiến khôngđáp ứng yêu cầu ruộng đất, tự do dân chủ.+Về phương hướng: Tiến lên xã hội phong kiến.Ta thấy phương hướng này đã lỗi thời không đáp ứng được yêu cầutrong thời kỳ chủ nghĩa tư bản.+Về lãnh đạo: xuất thân từ những trí thức phong kiến tất yếu mang nhữnghạn chế giai cấp.+Về lực lượng tham gia: Mang những hạn chế bởi lẽ ngay trong mục tiêu đãmang những hạn chế do vậy nó ảnh hưởng đến việc thu hút lưc lượng tham gia.+Phương Pháp đấu tranh:Bạo động,trong khi so sánh vũ trang ta yếu hơnđịch nhiều, sức mạnh của dân tộc là sức mạnh tổng hợp.+Quy mô:Mang tính địa phương.Lí do thứ hai khiến lịch sử dân tộc từ bỏ con đường cứu nước và phát triển xãhội phong kiến đó là sự tác động của con đường cứu nước mới- sự xuất hiện củakhuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản.Như vậy, tiếng súng ở Vũ Quang –Hương Khê đánh dấu lịch sử dân tộc đãchính thức từ bỏ con đường cứu nước và phát triển xã hội phong kiến , tuy nhiên sựlựa chọn này không gay gắt mà thực chất nó là một sự chuyển giao.2. Lựa chọn giữa hai con đường cứu nước và phát triển xã hội theokhuynh hướng tư sản và vô sản đầu thế kỉ XX.a. Cứu nước và phát triển xã hội theo khuynh hướng tư sản.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc12Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànha1.Bối cảnh thế giới và Việt nam đầu thế kỉ XX.*Thế giới:Cuối thế kỉ XIX đầu XX trên thế giới và khu vực đã diễn ra và thắnglợi nhiều cuộc cách mạng tư sản và nhiều cuộc cải cách duy tân mang tính chấtcách mạng tư sản:+Cách mạng tư sản Pháp [1789]:Lật đổ tận gốc chế độ phong kiến Pháp ,thiết lập nền cộng hoà,khai sinh và nêu cao khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bắc ái.+ Minh Trị duy tân[1868]:Với cuộc cải cách này đã Nhật Bản từ một nướcphong kiến tiến lên trở thành một nước tư bản phát triển, giúp Nhật bản thoát khỏisố phận một nước thuộc địa, phụ thuộc. Nhật Bản là một nước đồng chủng đồngvăn với ta nên sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam.+ Cuộc vận động duy tân ở Trung Quốc[1898] với hai gương mặt tiêubiểu:Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu.+ Cuộc cách mạng Tân Hợi[1911] dã đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thànhlập nước cộng hoà dân quốc. Là một nước vốn chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Hoanên sự kiện trên có ảnh lớn đối với Việt Nam.Những luồng tư tưởng mới trên bằng nhiều con đường khác nhau:Tân văn,tân thư, và thông qua đội quân khai thác thuộc địa, đã được truyền bá vào ViệtNam và có ảnh hưởng lớn đến tầng lớp trí thức phong kiến khiến họ trở thànhnhững trí thức tư sản hoá.*Trong nước.Xuất phát từ bản chất thực dân, cũng như để bù đắp lại những thiệt hại trongthời kì vũ trang xâm lược [1858-1884] và bình định quân sự[1885-1896] Pháp đẩymạnh chương trình khai thác thuộc địa[1897-1914]. Tác động của cuộc khai thácđã làm vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên hao mòn sức lực của nhân dân, tuynhiên trong một chừng mực nhất định nó đã thúc đẩy kinh tế thuộc địa phát triểntheo hướng kinh tế tư bản nhưng dưới dạng thực dân. Đồng thời dưới tác động củakhai thác đã đưa đến sự phân hoá và nảy sinh các tầng lớp và giai cấp mới đó là:tầng lớp tiểu tư sản và tư sản và giai cấp công nhân.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc13Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhGiờ đây, với luồng tư tưởng mới được đưa du nhập vào Việt Nam- tức nhữnghạt giống mới, đúng lúc ở Việt Nam có cơ sở xã hội để tiếp thu: chính là tầng lớptiểu sản tư sản-" mảnh đất" để hạt giống tư sản nảy mầm, đã tạo nên một phongtrào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam.a2. Cứu nước và phát triển xã hội theo khuynh hướng tư sản.+ Kẻ thù: đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai.+ Nhiệm vụ: chống đế quốc phong kiến+ Mục tiêu: giành độc lập dân tộc, tự do dân chủ giành chính quyền+ Lãnh đạo: sỹ phu yêu nước tiến bộ, trí thức phong kiến tư sản hoá+ Lực lượng: tiểu tư sản tư sản dân tộc nông dân+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp vũ trang,chính trị, kinh tế, văn hoá tưtưởng, ngoại giao. Kết hợp hình thức đấu tranh bí mật bất hợp pháp với hình thứcđấu tranh công khai hợp pháp.+ Phương hướng:xây dựng xã hội tư bản, nhà nước tư sản+ Quy mô :toàn quốcVới những đặc trưng của lịch sử dân tộc, trong khuynh hướng cứu nước tưsản Việt Nam có sự phân hoá thành hai xu hướng: Bạo động và cải cách. Xu hướngbạo động với đại diện tiêu biểu Phan Bội Châu, xu hướng cải cách do Phan ChâuTrinh đề xướng và đại diện.*Phan Bội Châu chủ trương chống đế quốc, giành độc lập dân tộc bằng phươngpháp bạo động, Để tiến hành đấu tranh ông chủ trương dựa vào dân trong nướcnhưng lại dựa vào Nhật, cầu viện Nhật chống Pháp. Ông chưa chủ trương chốngphong kiến chưa giành tự do dân chủ. Nói chung chủ trương cứu nước mà chưacứu dân.Tuy nhiên chủ trương cứu nước và hành động cứu nước của ông có tácdụng khơi dậy tinh thần yêu nước vốn là truyền thống của dân tộc làm bùng lênPhong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp .*Phan Châu Trinh: Chủ trương chống chế độ phong kiến, giành tự do dân chủbằng phương pháp ôn hoà, bằng cuộc vận động cải cách duy tân đất nước.Ông chủtrương dựa vào dân trong nước, dựa vào Pháp chống phong kiến mà chưa chủTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc14Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhtrương chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nói chung chủ trương cứu dân màchưa cứu nước.3.Cứu nước và phát triển xã hội theo khuynh hướng tư sản và vô sản[Thập kỷ30 của thế kỷ XX .a. Bối cảnh thế giới, Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ I[1914-1918].Năm 1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Chiến tranh thế giới thứnhất là kết quả của những mâu thuẫn đế quốc với đế quốc. Chiến tranh đã bộc lộbản chất phản động hiếu chiến của đế quốc. Hậu quả là đế quốc bị suy yếu, đây làđiều kiện thuận lợi cho sự phát triển cách mạng thế giới, đặc biệt là sự giác ngộ lựclượng cách mạng đi theo con đường cách mạng vô sản.Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ. Đây là cuộc cách mạng vôsản đầu tiên trên thế giới giành được thắng lợi. Đồng thời nó cũng mang tính chấtgiải phóng dân tộc bởi lẽ “ Giai cấp vô sản trước khi giải phóng mình phải giảiphóng các giai cấp khác”, Điều đó đồng nghĩa cách mạng tháng Mười bên cạch giảiphóng giai cấp vô sản thì cần phải giải phóng các dân tộc thuộc địa Nga. Hơn thếnữa cách mạng tháng Mười Nga còn mở đường cho cách mạng vô sản và phongtrào giải phóng dân tộc trên thế giới. Nó mở đầu thời đại mới – thời đại cách mạngvô sản.Dưói ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và lợi dụng chiến tranh đếquốc, một loạt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa vàphong trào đấu tranh dân chủ lên cao dẫn tới sự ra đời của một loạt các đảng cộngsản[Đảng cộng sản Mỹ ra đời 1919, Đảng cộng sản Pháp ra đời 1920…] đã đưagiai cấp công nhân vào vị trí trung tâm của thời đại. Điều này có ảnh hưởng rất lớnđến các nước thuộc địa.Ngày 2/3/1919 quốc tế cộng sản được thành lập. Đây là quốc tế của nhữngngười cộng sản. Quốc tế cộng sản chủ trương ủng hộ cách mạng thuộc địa, đoànkết cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Sự ra đời của bảnLuận cương của Lê Nin đã đóng vai trò chỉ đạo các đảng cộng sản phong trào cáchmạng thế giới.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc15Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhSau một quá trình bôn ba tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã đến đượcvới chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tìm thấy con đường cách mạng vô sản [1920]. Đây làbước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đồng thời là bước ngoặtcủa lịch sử dân tộc. Từ đây Người không ngừng truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Ninvề nước tạo sự chuyển biến trong phong trào yêu nước.Từ năm 1919 đến 1929 Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần2 . Giai cấp công nhân đã có sự chuyển biến nhanh chóng: Từ tự phát lên tự giácb. Cứu nước, phát triển xã hội theo khuynh hướng tư sản và vô sản.b1. Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ tư sản vẫn tiếp tục.Phong trào dân tộc dân chủ tư sản mặc dù chưa thành công nhưng lịch sử vẫntiếp tục đi theo. Giờ đây hai xu hướng bạo động và cải cách đã hoà hợp với nhaunhằm khắc phục những hạn chế trong bản thân từng xu hướng. Tuy nhiên nổi bật làxu hướng cải cách. Giờ đây đội ngũ lãnh đạo đã có sự thay đổi đó là những trí thứctiểu tư sản yêu nước đứng trên lập trường của giai cấp tư sản. Dưới tác động và ảnhhưởng của tư tưởng vô sản phong trào yêu nước dân tộc dân chủ tư sản có sựchuyển biến dần sang vô sản. Điều này thể hiện ở tư tưởng và tổ chức. Giờ đâyxuất hiện nhiều tổ chức yêu nước: Đó là hội Việt Nam cách mạng thanh niên, TânViệt cách mạng đảng, Việt Nam quốc dân đảng.Bên cạnh khuynh hướng tư sản vẫn tiếp tục thì từ đây xuất hiện khuynhhướng vô sản. Với sự du nhập của luồng tư tưởng mới- Hạt giống vô sản-vào ViệtNam, đúng lúc ở Việt Nam đã có cơ sở xã hội –giai cấp công nhân," mảnh đất” chohạt giống vô sản nảy mầm. Từ đó khuynh hướng vô sản xuất hiện.b2. Nội dung của khuynh hướng vô sản+Kẻ thù: Đế quốc và tay sai.+Nhiệm vụ: Chống đế quốc và tay sai+Mục tiêu: Giành độc lập dân tộc, người cày có ruộng.+Phương hướng: Xây dựng xã hội chủ nghĩa.+Lãnh đạo: Trí thức tân học đứng trên lập trường giai cấp vô sảnTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc16Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thành+Lực lượng cách mạng: Trí thức tân học, nông dân, công nhân, tư sản dântộc.+Phương pháp đấu tranh: Kết hợp nhiều hình thức công khai bí mật.+Quy mô: Mang tính toàn quốc được đông đảo nông dân tham gia.b3. Hai khuynh hướnh tư sản và vô sản song song tồn tại, cả hai đều chịu ảnhhưởng của tư tưởng vô sản, đều có sự chuyển biến tiến lên cộng sản.* Phong trào tư sảnPhong trào yêu nước quốc gia cải lương tiếp tục phát triển với những phongtrào tiêu biểu như “chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá”, “chống độc quyền thươngcảng Sài Gòn”, trong đấu tranh tiểu tư sản Việt Nam đã thành lập đảng lập hiến…Bên cạnh đó là phong trào đứng trên lập trường tư sản mà tiêu biểu nhất là khởinghĩa Yên Bái.*.Phong trào vô sản.Phong trào công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác.[1919-1930]* Một bộ phận phong trào yêu nước chuyển biến sang lập trường vô sản, mà tiêubiểu là bộ phận yêu nước trong các tổ chức tiêu biểu.Dưới tác động của “phong trào vô sản hoá” những tổ chức như “Tâm Tâmxã”, “ Hội phục Việt” đã có sự chuyển biến theo hướng vô sản, để rồi dẫn đến sựthành lập của hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng Đảng.Đây là tổ chức yêu nước nhưng đã là tổ chức cách mạng, hoạt động theo khuynhhướng vô sản. Có thể coi đây là những tổ chức quá độ từ yêu nước sang cộng sản.3. Lựa chọn của chính lịch sử dân tộc- con đường cách mạng vô sản:Khuynh hướng tư sản và vô sản tồn tại song song nhưng đối nghịch nhau luônloại bỏ nhau, thực chất đây là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh để tranh thủ sựthừa nhận của lịch sử. Có thể nói đây là thời kỳ thực sự có sự lựa chọn.Như ta đã biết cuộc đấu tranh nào cũng đi đến kết thúc. Vấn đề đặt ra là lịch sửquyết định chọn khuynh hướng nào. Bằng những ưu thế của mình lịch sử dân tộcđã dứt khoát lựa chọn con đường cách mạng vô sản.a.Sự kiện chứng tỏ lịch sử lựa chọn con đường cách mạng vô sản.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc17Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhThứ nhất, đó là sự kiện khởi nghĩa Yên Bái- sự kiện đánh dấu lịch sử chối từkhuynh hướng tư sản.Thứ hai, đảng cộng sản Việt Nam được thành lập 3/02/1930- sự kiện đánh dấulịch sử dân tộc chính thức lựa chọn con đường cách mạng vô sản.Lịch sử dân tộc đã có thời gian đi theo con đường tư sản, giờ đây lịch sử đã từbỏ nó, vậy ta đánh giá nó như thế nào.Khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức lãnh đạo. Có thểnói khởi nghĩa Yên Bái là thành quả đầu tiên của Việt Nam Quốc Dân Đảng- “ Tráiquả” đầu tiên. Đồng thời khởi nghĩa Yên Bái thất bại thì Việt Nam Quốc Dân Đảngđã bị đánh tan, phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản cũng chấm dứt. Nóbáo hiệu cuộc đấu tranh giai cấp đã bị thủ tiêu một phía đồng thời nó cũng phảnánh đặc điểm của khuynh hướng tư sản Việt Nam: non yếu, không đáp ứng đượcyêu cầu lịch sử nên thất bại là không tránh khỏi.Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/02/1930. Vừa ra đời đã lao ngay vào cuộcđấu tranh trong khi phong trào 1930-1931 đang nổ ra đảng đã lãnh đạo ngay phongtrào biến phong trào từ tự phát trở thành tự giác và đưa phong trào phát triển đếnđỉnh cao: Xô Viết Nghệ Tĩnh. Có thể nói không có đảng vẫn có phong trào 19301931 nhưng không có đảng thì không có Xô Viết Nghệ Tĩnh. Xô Viết Nghệ Tĩnh là“ Trái quả” đầu tiên của đảng. “ Trái quả” sau cũng bị rụng nhưng “ cây “ khôngchết sau lại nảy thêm trái quả thứ hai[1936-1939], thứ ba [1939-1945], dẫn đến sựthành công của cách mạng tháng tám năm1945. Cách mạng tháng tám thắng lợi,sau này thắng lợi đó được cuộc kháng chiến chống Pháp[1945-1954] và cuộckháng chiến chống Mỹ[1954-1975], công cuộc đổi mới tiếp tục kế thừa và phát huyvà tạo nên thắng lợi lớn hơn. Những thành quả đã chứng tỏ con đường vô sản hoàntoàn phù hợp với lịch sử dân tộc Việt Nam và thực tế lịch đã chứng minh chân lýnày.c.Tại sao lịch sử lại từ bỏ con đường tư sản và lựa chọn con đường vô sản:*Xét tính thời đại của luồng tư tưởng cách mạng tư sản và vô sản mà nó đượcta du nhập vao Việt Nam.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc18Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhTư tưởng tư sản được du nhập vào đầu thế kỷ XX. Nó hoàn toàn mới với ViệtNam nhưng trên thế giới nó đã lạc hậu. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ này đãchuyển sang chủ nghĩa đế quốc bộ mặt phản động của nó đã bị phơi bày.Khuynh hướng vô sản vừa mới đối với ta vừa mới đối với thời đại cho nênnó có sức sống dồi dào.* Xét về hạn chế giai cấp của những người yêu nước tiếp thu và truyền bá tưtưởng cách mạng tư sản, vô sản từ ngoài vào được khắc phục đến đâu.Những người mang hạt giống vào[cả tư sản lẫn vô sản ] đều có những hạnchế về giai cấp nhưng những hạn chế đó được khắc phục đến đâu và nếuđược khắc phục thì sẽ không còn hạn chế.Hai cụ Phan xuất thân từ phong kiến mang hạn chế của giai cấp phong kiến vànhững hạn chế đó không được khắc phục hoàn toàn: người thì cứu nước songrồi mới cứu dân, người cứu dân song mới cứu nước, người chủ trương bạođộng, người cho rằng “ bạo động tắc tử ”.Bác Hồ có những hạn chế nhưng người đã khắc phục bởi lẽ Bác có quá trình laođộng chính vì vậy hạt giống vô sản khi vào Việt Nam không có hạn chế.* Xét về cơ sở xã hội: Cơ sở giai cấp- phong trào đấu tranh là nơi tiếp nhậnluồng tư tưởng cách mạng tư sản, vô sản. Đây là điều kiện giúp cho hạngiống từ ngoài vào có nảy mầm phát triển mạnh mẽ hay không.Cơ sở xã hội của khuynh hướng là giai cấp tư sản và phong trào tư sản: ở một nướcthuộc địa giai cấp tư sản là con đẻ của chính sách thực dân. Ngay khi ra đờiđã bị lệ thuộc vào thực dân, bị thực dân chèn ép do vậy tư sản Việt Nam nhỏbé về số lượng, non yếu về kinh tế bạc về tinh thần. Khác với giai cấp tư sảnở các nước, ở Việt Nam tư sản chưa bao giờ lôi kéo được nông dân. Có thểnói đây là mảnh đất “cằn cỗi”, không có độ màu phù hợp do vậy khuynhhướng tư sản có thể nảy sinh nhưng không thể phát triển trên mảnh đất cằncỗi như ở Việt Nam chúng ta.Cơ sở xã hội của khuynh hướng vô sản đó là phong trào yêu nước vô sản- phongtrào công nhân.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc19Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng ThànhGiai cấp công nhân Việt Nam ngoài những đặc điểm của giai cấp công nhân thếgiới sống tập trung, đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến nhất…thì giai cấp công nhân Việt Nam còn mang đặc điểm riêng [ra đời trước giaicấp tư sản, kế thừa truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc, cóquan hệ mật thiết với nông dân, thuần nhất về đội ngũ, vừa ra đời đã băt gặpngay chủ nghĩa Mác- Lê Nin], đã đưa giai cấp công nhân trở thành giai cấptiên tiến nhất ở nước ta, là giai cấp duy nhât có khả năng lãnh đạo cáchmạng.Điều kiện chính trị: phong trào công nhân.Phong trào công nhân nổ ra sớm [ cuối thế kỷ 19 đầu 20], phong trào côngnhân đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng vô sản nhất là sau cách mạng thángMười. Giai cấp công nhân Việt Nam trưởng thành nhanh chóng từ tự phát đã vươnlên tự giác. Đây là điều kiện chính trị vững- đây là mảnh đất màu mỡ hoàn toànphù hợp với hạt giống vô sản.* Trung tâm thu hút, tấm gương soi[ Pháp, Nhật, Trung Quốc, Liên Xô] đốivới những nhà yêu nước có còn hấp dẫn nữa không.Các nhà yêu nước khi ra nước ngoài đều muốn tìm cho đất nước mình mộttấm gương để soi bởi “người phương Đông thích một tấm gương soi chứ khôngthích một bài diễn văn dài dòng” – Bác Hồ. Đối với Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh tấm gương soi là nước Pháp, Nhật, Trung Quốc. Còn đối với Bác Hồ tấmgương soi là Liên Xô.Cách mạng tư sản Pháp [1789] đã khai sinh khẩu hiệu: Tự do bình đẳng bácái, điều đó có sức hấp dẫn đối với hai cụ Phan, hai cụ ra sức muốn tìm hiểu. Phanbội châu dựa vào Nhật để đánh Pháp nên cuối cùng bị Pháp bắt đã đành nhưngngay cả Phan Chu Trinh “ không động đến lỗ chân lông của Pháp cũng bị bỏ tù.Vậy là tấm gương Pháp nhanh chóng bị mờ.Cuộc cải cách minh trị Duy Tân là một tấm gương sáng bởi lẽ sau cải cáchNhật nhanh chóng tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa, ta tự hào là một nước đồngchủng đồng văn với Nhật cho nên tấm gương đó càng sáng nhưng sau khi Nhật tiếnTrường THPT Chuyên Vĩnh Phúc20Chuyên đề trại hè Hùng VươngTh.S Lê Đăng Thànhlên con đường đế quốc chủ nghĩa đặc biệt với sự kiện 1908, Nhật Pháp cấu kết trụcxuất hai trăm học sinh cao học ngay cả đối với Cường Đề và Phan Bội Châu, ởĐông Dương những gia đình có con em đi học bị đàn áp. Vậy là tấm gương đó bịmờ đi và vỡ.Năm 1911 cách mạng Tân Hợi bùng nổ sự kiện này đã tác động đến PhanBội Châu, ông háo hức hướng về Trung Quốc nhưng sau đó cuộc cách mạng bị thấtbại, Trung Quốc trở thành nước phụ thuộc vậy là tấm gương Trung Quốc cũng bịmờ đi.Tấm gương vô sản: Cách mạng tháng Mười Nga, tấm gương này sáng mãicho đến trước năm 1991.* Luồng tư tưởng cách mạng tư sản, vô sản đã đáp ứng yêu cầu của lịch sử,được hậu thuẫn của quần chúng như thế nào từ đó quyết định khả năng đương đầuvới kẻ thù đến đâu.Như ta đã biết cả tư sản và vô sản đều là kẻ thù của đế quốc. Để đương đầuvới những cuộc tấn công đàn áp của địch, yếu tố quyết định là có được sự ủng hộhậu thuẫn của quần chúng hay không. Vấn đề đựơc đặt ra là làm thế nào để quầnchúng ủng hộ, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối:Việt Nam quốc dân đảng không nêu ra được khảu hiệu ruộng đất điều nàygiải thích tại sao khởi nghĩa Yên Bái chỉ có những chiến sỹ Yên Bái tham gia màkhông thấy nông dân tham gia chính vì vậy mag khởi nghĩa Yên Bái nhanh chóngbị thất bại.Xô Viết Nghệ Tĩnh: Quần chúng tham gia cùng vô sản để chiến đấu bởi lẽtrong chiến đấu họ đã nhìn thấy lợi ích xác thực của mình đó là ruộng đất. Điềunày lý giải mặc dù Xô Viết Nghệ Tĩnh bị đàn áp nhưng nhanh chóng được phục hồivà khi được phục hồi thì phát triển mạnh mẽ.Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc21Chuyên đề trại hè Hùng VươngTrường THPT Chuyên Vĩnh PhúcTh.S Lê Đăng Thành22

Video liên quan

Chủ Đề