Thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM)

“Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam [VCGM] bước đầu đã tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia và có hiệu ứng tích cực thu hút vốn đầu tư”. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực [Bộ Công Thương] sau 4 năm vận hành VCGM.

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Phóng viên [PV]: Ông đánh giá thế nào về hiệu quả của thị trường phát điện cạnh tranh sau 4 năm vận hành?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Sau 4 năm vận hành, thị trường phát điện cạnh tranh [VCGM] của Việt Nam đã hoàn thành cơ bản những mục tiêu đặt ra. Công tác vận hành thị trường điện đảm bảo an toàn, tin cậy, liên tục; các đơn vị tham gia tuân thủ đúng quy định; hệ thống văn bản pháp lý được bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh, kịp thời phát hiện các vướng mắc phát sinh, từ đó điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung tạo thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình vận hành thị trường điện.

Sau một thời gian vận hành ổn định VCGM, thị trường bán buôn điện cạnh tranh [VWEM] cũng đã được đưa vào vận hành thí điểm trên giấy từ ngày 1/1/2016, tạo điều kiện cho các tổng công ty điện lực làm quen với cơ chế mới, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhận lực. Theo kế hoạch, VWEM sẽ được vận hành thí điểm thực tế trong 2 năm [2017-2018] và vận hành chính thức, hoàn chỉnh từ năm 2019.

Có thể nói, VCGM đã tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia; tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm chi phí phát điện. Đặc biệt, bước đầu đã tạo được những tín hiệu tích cực, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện năng.

Triển khai thị trường bán buôn điện cạnh tranh cũng thể hiện một bước tiến mới theo đúng chủ trương, chiến lược phát triển ngành Điện đã được Đảng và Chính phủ thông qua.

PV: Bên cạnh những kết quả đã đạt được, VCGM còn tồn tại, khó khăn gì không, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Mặc dù đã thu được những thành quả đáng khích lệ, nhưng phải nhìn nhận một cách thẳng thắn, khách quan, VCGM vẫn còn những tồn tại cần sớm khắc phục, đặc biệt khi chúng ta đang bước vào giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

Thứ nhất, số lượng nhà máy điện nằm ngoài thị trường còn tương đối nhiều [chiếm 55% công suất]. Do vậy, thời gian tới, cần phải xây dựng cơ chế nhằm huy động tối đa các nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh.

Thứ hai, mặc dù EVN đã chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai, nhưng hạ tầng phục vụ thị trường phát điện cạnh tranh vẫn còn hạn chế. Để đáp ứng được yêu cầu của thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hạ tầng công nghệ thông tin [CNTT] cần phát triển mạnh hơn nữa.

Thứ ba, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ, kiến thức về thị trường điện, đặc biệt, khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh có thay đổi lớn so với thị trường phát điện cạnh tranh. Các đơn vị phải tiếp tục duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho CBCNV, riêng các nhà máy mới tham gia thị trường phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực để hoạt động tích cực và hiệu quả hơn trên thị trường.

Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi là một trong những đơn vị tham gia VCGM hiệu quả

PV: Bộ Công Thương và Cục Điều tiết Điện lực có giải pháp gì để khắc phục những khó khăn, tồn tại trên, đặc biệt khi thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được áp dụng thí điểm vào năm 2017?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường điện, Bộ Công Thương đã đề ra rất nhiều giải pháp. Cụ thể, Bộ đã tích cực ban hành các văn bản, thông tư, quy định, các văn bản hướng dẫn…, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các đơn vị tham gia thị trường điện. Đặc biệt, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, ban hành các cơ chế, đưa các nhà máy thủy điện đa mục tiêu tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.

Cùng với đó, Bộ cũng đôn đốc, chỉ đạo triển khai đồng bộ kết cấu hạ tầng CNTT cho các đơn vị trên thị trường điện. Đó là, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, các đơn vị phát điện, các tổng công ty điện lực… trong tương lai là các khách hàng lớn. Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt thiết kế tổng thể kết cấu hạ tầng CNTT cho thị trường bán buôn điện cạnh tranh; ban hành Chương trình đào tạo và kế hoạch tổng thể làm cơ sở cho EVN và các đơn vị triển khai, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về thị trường điện. 

Thời gian tới, Cục Điều tiết Điện lực sẽ mở rộng các đối tượng tham gia họp giao ban tháng về thị trường điện, qua đó, kịp thời xem xét, giải quyết những vấn đề còn vướng mắc…

PV: Vẫn còn những ý kiến lo ngại về tính công khai, minh bạch của thị trường điện. Bộ Công Thương có giải pháp gì để đảm bảo sự cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Đảm bảo sự cạnh tranh, tính minh bạch, công khai là mục tiêu đặc biệt quan trọng của thị trường điện. Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin giữa các đơn vị tham gia với đơn vị điều hành, giao dịch trên thị trường là Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia. 

Đồng thời, Bộ cũng đẩy mạnh công tác công khai thông tin liên quan đến thị trường điện, bao gồm thông tin đối với các thành viên tham gia cũng như thông tin để đông đảo dân chúng được biết, giúp người dân nắm được những diễn biến trên thị trường cũng như những khó khăn, thuận lợi khi vận hành thị trường điện cạnh tranh.

PV: Là đơn vị chủ chốt trong việc đảm bảo cung ứng điện cho cả nước, EVN đóng vai trò như thế nào trong thị trường điện 4 năm qua, thưa ông?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Có thể khẳng định, EVN đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, triển khai và vận hành thành công thị trường điện nói chung và VCGM nói riêng.

Thời gian qua, EVN đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ đạo của Bộ Công Thương, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Bộ giao phó trong việc vận hành VCGM như xây dựng hệ thống CNTT, đào tạo nguồn nhân lực… Cùng với đó, EVN cũng chỉ đạo các đơn vị thành viên như A0, Công ty Mua bán điện, các tổng công ty phát điện… thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Bộ, góp phần xây dựng cơ sở, đảm bảo việc vận hành thị trường điện an toàn, tin cậy.

Xin cảm ơn ông! 

Tính đến tháng 6/2016: 

Đã có 72/115 nhà máy phát điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, với tổng công suất đặt 16.719 MW, tăng 2,3 lần so với thời điểm mới vận hành [tháng 7/2012] và đạt 45% công suất toàn hệ thống.

Theo EVN
 

Ngày 1 tháng 7 năm 2012, thị trường phát điện cạnh tranh [VCGM] chính thức được vận hành, đánh dấu bước tiến lớn của ngành Điện, chuyển từ cơ chế điều độ tập trung sang cơ chế thị trường.

Tăng tính công khai minh bạch

Thị trường điện Việt Nam được ra đời với mục tiêu đảm bảo cung cấp điện ổn định, thu hút đầu tư của các thành phần xã hội và tăng dần tính cạnh tranh để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh điện lực. Thị trường phát điện cạnh tranh [VCGM] vận hành theo mô hình thị trường điện tập trung, chào giá theo chi phí để tăng tính công khai minh bạch trong lĩnh vực phát điện, tạo cơ chế thu hút đầu tư vào nguồn điện.

Trong VCGM, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ theo bản chào giá của nhà máy theo nguyên tắc huy động các mức công suất của các nhà máy có giá chào từ thấp nhất đến cao đến khi đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ điện của cả hệ thống đồng thời thỏa mãn các ràng buộc của hệ thống. Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: Phần lớn sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy điện với Đơn vị mua buôn điện duy nhất, phần sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ.

Cũng trong VCGM, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của các đơn vị phát điện, phản ánh đúng cân bằng “cung - cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện cho các khách hàng vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội.

Những bước đi đầu tiên

Thị trường điện Việt Nam được hình thành với xuất phát điểm khác rất nhiều so với các nước trên thế giới. Phần lớn thị trường điện các nước đều xuất phát từ tình trạng dư thừa nguồn cung, dẫn đến đòi hỏi một môi trường cạnh tranh rõ ràng hơn trong lĩnh vực phát điện, qua đó làm giảm chi phí mua điện và để giảm giá bán cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, VCGM ở Việt Nam được vận hành trong bối cảnh dự phòng về nguồn điện không cao mà quan trọng hơn là tạo một sân chơi minh bạch nhằm thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Cơ sở hạ tầng hệ thống điện Việt Nam trong đó hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường điện còn nhiều hạn chế. Do vậy, công tác điều hành thị trường điện gặp không ít khó khăn.

Thay đổi những hoài nghi ban đầu về hiệu quả, khả năng thành công của việc triển khai thị trường điện tại Việt Nam, công tác vận hành thị trường điện đã đạt được những kết quả ban đầu như là nâng cao tính minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện, mang lại hiệu quả rõ rệt cho các đơn vị tham gia, khuyến khích giảm chi phí phát điện của các nhà máy, tạo động lực cho các nhà máy điện vận hành hiệu quả hơn trong mọi thời điểm. Thị trường được vận hành liên tục, không bị gián đoạn một giờ nào, kể cả vào những thời điểm vận hành hệ thống điện khó khăn như sự cố rã lưới hệ thống điện miền Nam tháng 5 năm 2013, hay ngừng sửa chữa nguồn khí Nam Côn Sơn [nguồn nhiên liệu chính của gần 5000 MW các nhà máy tua bin khí trong miền Nam]. VCGM đạt được thành tựu như vậy là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sát sao, xuyên suốt từ Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ và các đơn vị liên quan và nỗ lực không ngừng của đội ngũ kỹ sư và chuyên viên của EVNNLDC.

Con đường  tất yếu

Việc đưa VCGM chính thức vào vận hành là bước phát triển quan trọng của ngành Điện Việt Nam. Thành công của VCGM sẽ là điều kiện cần thiết để chuyển sang thị trường bán buôn cạnh tranh và tạo tiền đề cho việc phát triển lên thị trường bán lẻ cạnh tranh theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Về lâu dài, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, các khách hàng tiêu thụ điện sẽ có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện, cũng như được hưởng các lợi ích khác từ thị trường điện cạnh tranh.

Hình thành và phát triển thị trường điện cạnh tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành Điện nước nhà. VCGM bước đầu thể hiện sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ trong việc tạo một sân chơi bình đẳng giữa các đơn vị phát điện. Thị trường điện Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tái cơ cấu hướng đến phát triển bền vững, là “con đường” tất yếu của ngành Điện Việt Nam.

Page 2

Thực hiện Quyết định số 24⁄2017⁄QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3134⁄QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN].

Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN [Đoàn kiểm tra] bao gồm đại diện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Hội Điện lực Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Trong thời gian qua, Đoàn kiểm tra đã kiểm tra thực tế tại Công ty mẹ - EVN và một số đơn vị thành viên của EVN.    

Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra, Bộ Công Thương công bố nội dung về chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN như sau:

I. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 bao gồm các văn bản:

1. Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

2. Quyết định số 3134/QĐ-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

II. Nguyên tắc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện

Trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017, Đoàn kiểm tra đã căn cứ vào các nguyên tắc sau để phân tách và kiểm tra các thành phần chi phí:

1. Chi phí sản xuất kinh doanh điện chỉ bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh của các hoạt động trong lĩnh vực điện, không bao gồm lĩnh vực khác.

2. Tách bạch chi phí các khâu phát điện, truyền tải, phân phối, phụ trợ và quản lý ngành.

3. Chi phí mua điện từ các nhà máy điện độc lập, từ các nhà máy điện đã cổ phần hoá có ký hợp đồng mua bán điện với EVN, từ các nhà máy điện thuộc công ty TNHH một thành viên hạch toán độc lập với EVN xác định thông qua hợp đồng mua bán điện.

4. Chi phí sản xuất điện từ các nhà máy hạch toán phụ thuộc EVN được xác định căn cứ vào số liệu chi phí đã được kiểm toán độc lập xác nhận.

5. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 căn cứ trên các tài liệu do EVN và các đơn vị thành viên cung cấp, gồm: Báo cáo chi phí và giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 của EVN do kiểm toán độc lập [Công ty TNHH Deloitte Việt Nam] kiểm toán; báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 sau kiểm toán của EVN, báo cáo tài chính do đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán của Công ty mẹ EVN và các đơn vị thành viên; hợp đồng mua bán điện giữa EVN và các đơn vị phát điện [kiểm tra chọn mẫu]; tài liệu do các đơn vị được kiểm tra cung cấp theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra. EVN chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của các số liệu báo cáo cho Đoàn kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện.

6. Việc kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 không bao gồm thanh kiểm tra việc chấp hành của EVN đối với các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản, các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp và tài chính doanh nghiệp, các quy định về đầu tư, đấu thầu xây dựng công trình điện và mua sắm, thanh lý thiết bị.  Khi có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan, chi phí/giá thành sản xuất kinh doanh điện sẽ được hiệu chỉnh tương ứng.

III. Chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện các khâu

Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm thực hiện là 174,65 tỷ kWh; tỷ lệ tổn thất điện năng toàn EVN là 7,24%, thấp hơn 0,36% so với kế hoạch và thấp hơn 0,33% so với tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế của EVN năm 2016 [7,57%].

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 291.278,46 tỷ đồng [thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện đã được tính giảm trừ trong chi phí sản xuất kinh doanh điện]; giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017 là 1.667,77 đ/kWh [tăng 0,15% so với năm 2016], trong đó:

- Tổng chi phí khâu phát điện là 220.915,64 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phát điện theo điện thương phẩm là 1.264,89 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 17.997,75 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu truyền tải điện theo điện thương phẩm là 103,05 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phân phối - bán lẻ điện là 51.249,16 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phân phối - bán lẻ điện theo điện thương phẩm là 293,44 đ/kWh.

- Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 1.115,91 tỷ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 6,39 đ/kWh.

Chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các huyện, xã đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2017, cụ thể như bảng sau:

TT

Xã, huyện đảo

Giá thành SXKD điện

[đ/kWh]

Giá bán điện bình quân

[đ/kWh]

Tỷ lệ giá bán/giá thành

[%]

1

Huyện đảo Phú Quý [Bình Thuận]

5.283,86

1.581,32

29,93%

2

Huyện đảo Côn Đảo [Bà Rịa - Vũng Tàu]

4.805,04

1.635,26

34,03%

3

Huyện đảo Trường Sa [Khánh Hòa]

72.552,24

1.686,57

2,32%

4

Huyện đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng]

8.135,14

1.851,35

22,76%

5

Huyện đảo Cồn Cỏ [Quảng Trị]

13.475,56

1.706,85

12,67%

6

Đảo Bé [huyện đảo Lý Sơn, Quảng Nam]

9.489,57

1.459,09

15,38%

7

Các xã, đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa

15.922,38

1.432,02

8,99%

Tổng khoản bù giá cho chi phí sản xuất kinh doanh điện tại các xã, huyện đảo nêu trên là 184,33 tỷ đồng.

Doanh thu bán điện năm 2017 là 289.954,78 tỷ đồng [tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.660,19 đ/kWh].

Tình hình thủy văn năm 2017 tác động làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên, một số yếu tố chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh điện gồm:

- Giá than năm 2017 tăng bình quân khoảng 5,7% so với năm 2016 và do giá dầu DO, FO bình quân năm 2017 tăng lần lượt 21,95% và 32,84% so với năm 2016.

- Giá dầu HSFO thế giới năm 2017 tăng 39,2% so với năm 2016 dẫn đến giá khí thị trường tăng cao.

- Thuế suất tài nguyên nước tăng áp dụng cho cả năm 2017 so với 2016 chỉ áp dụng thuế suất mới trong 6 tháng.

- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước bắt đầu áp dụng từ ngày 01/9/2017.

- Tỷ giá đồng đô la Mỹ [USD] năm 2017 tăng so với năm 2016. Tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2017 là 22.749 đồng/USD tăng 250 đồng/USD so với tỷ giá đô la Mỹ bình quân năm 2016 [22.399 đồng/USD], tương ứng với tỷ lệ tăng 1,56%.

Thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện trong năm 2017 là 4.115,76 tỷ đồng, gồm:

- Thu nhập từ tiền bán công suất phản kháng: 726,31 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của Công ty mẹ - EVN [từ lãi tiền gửi, thu nhập từ phí cho vay lại, lãi cho vay lại]: 1.637,04 tỷ đồng [trong đó lãi tiền gửi là 466,36 tỷ đồng; phí cho vay lại là 274,7 tỷ đồng; lãi cho vay lại là 895,98 tỷ đồng].

- Thu nhập hoạt động tài chính của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia [từ lãi tiền gửi]: 241,55 tỷ đồng.

- Thu nhập hoạt động tài chính của các Tổng công ty Điện lực [từ lãi tiền gửi, tiền cho vay]: 403,21 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia của Công ty mẹ EVN: 785,91 tỷ đồng.

- Thu nhập từ cổ tức và lợi nhuận được chia, lãi chuyển nhượng vốn của các Tổng công ty Điện lực: 321,74 tỷ đồng.

Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017 EVN lãi 2.792,08 tỷ đồng [không tính tới thu nhập từ sản xuất khác].

Các khoản chi phí chưa tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện năm 2017 gồm:

- Số dư chênh lệch tỷ giá chưa được hạch toán vào giá thành sản xuất, kinh doanh điện của Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia là 1.940,29 tỷ đồng. 

- Khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện năm 2017 khoảng 3.071,14 tỷ đồng.  

Ngoài ra còn có các khoản chênh lệch tỷ giá thực hiện hợp đồng mua bán điện của các đơn vị phát điện các năm trước cũng chưa được tính vào giá điện./.

Page 3

  • Trang chủ
  • Ngành Điện
  • Ngành Xăng dầu
  • Văn bản pháp luật

Video liên quan

Chủ Đề