Thời hiệu khởi kiện tranh chấp nhà ở

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai tùy thuộc vào từng loại tranh chấp đất đai sẽ khác nhau. Do vậy, nếu không nắm chắc quy định của pháp luật về thời hiệu của từng loại tranh chấp thì rất khó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Thời hiệu khởi kiện là gì?
  • Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào?
  • Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến đất đai?

Câu hỏi: Tôi và nhà hàng xóm bên cạnh hiện đang có tranh chấp với nhau về ranh giới thửa đất đã nhiều năm nay, thời điểm phát sinh tranh chấp là vào năm 2008. Vậy xin hỏi thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật là bao lâu? Tôi cảm ơn! - Hải Nguyễn [Yên Bái].

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

“Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.”

Do đó, thời hiệu khởi kiện có thể hiểu là khoảng thời gian mà pháp luật cho phép đương sự có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hiệu mà đương sự không khởi kiện thì sẽ mất quyền khởi kiện.

Tuy nhiên, không phải trong bất cứ trường hợp nào hết thời hiệu khởi kiện thì đương sự không thể khởi kiện.

Theo hướng dẫn Công văn 152/TANDTC – PC năm 2017 và khoản 2, Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án sẽ áp dụng quy định về thời hiệutrong trường hợp một trong các đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu và yêu cầu này phải được đưa ra trước thời điểm có quyết định giải quyết vụ việc dân sự, bản án của Tòa án cấp sơ thẩm.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai bao lâu? [Ảnh minh họa]


Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thế nào?

Để xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, trước tiên cần hiểu thế nào là tranh chấp đất đai.

Theo đó, căn cứ khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP và khoản 24, Điều 3 Luật Đất đai 2013: Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất [bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới các thửa đất]

Đối với những trường hợp tranh chấp về giao dịch quyền sử dụng đất, nhà ở; tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn là tranh chấp liên quan đến đất đai.

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, theo điểm c, khoản 2, Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP, Tòa án sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Điều này cũng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015.

Nói cách khác, tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến đất đai?

- Tranh chấp liên quan đến giao dịch bất động sản.

Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP, đối với những tranh chấp liên quan đến giao dịch bất động sản [hợp đồng thuê nhà; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất…] thì sẽ được giải quyết như sau:

- Đối với tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự thì áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật tương ứng với loại giao dịch đó.

Ví dụ: Tranh chấp hợp đồng thuê nhà thì thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm [theo quy định Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015].

- Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, về đòi lại tài sản, đòi lại quyền sử dụng đất do người khác quản lý, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Ví dụ: Tranh chấp về việc đòi lại nhà cho thuê do người khác đang quản lý, chiếm hữu thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

- Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế bất động sản là 30 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.

Tuy nhiên, căn cứ điểm a.3 tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định về việc không áp dụng thời hiệu thừa kế :

Tòa án sẽ không áp dụng thời hiệu thừa kế nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế.

- Các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và đều thừa nhận di sản của người chết để lại chưa chia.

Trên đây là giải đáp về Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá, vì đặc tính tự nhiên không thể tự “sinh sôi nảy nở” được nên việc quản lý sử dụng đất đai hiệu quả là điều rất cần thiết. Chính vì lí do này mà pháp luật Việt Nam đã ghi nhận đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, tình hình kinh tế, quá trình sử dụng đất đai có nhiều biến động. Vụ việc tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai năm 2022 là bao lâu?

Một trong những biện pháp để giải quyết tranh chấp chính là thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án. Để có thể khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, nguyên đơn cần chú ý đến thời hiệu khởi kiện vụ án. Nếu quá thời hiệu khởi kiện mà nguyên đơn không thực hiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án thì sẽ mất quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành về thời hiệu khởi kiện tranh chấp về đất đai sau đây nhé.

Tranh chấp đất đai là gì?

Tranh chấp đất đai là mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ giữa các bên liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, địa giới hành chính phát sinh trong quan hệ đất đai.

Các vụ tranh chấp đất đai phổ biến thường gặp hiện nay bao gồm:

– Tranh chấp liên quan đến phân chia địa giới thửa đất;

– Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất;

– Tranh chấp liên quan đến xác minh chủ sở hữu quyền sử dụng đất;

– Tranh chấp về vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng;…

Vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định như thế nào, hãy cùng chúng tôi theo dõi qua những nội dung tiếp theo.

Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Theo đinh nghĩa trên ta có thể thấy thời hiệu được xác định bằng một khoảng thời gian nhất định gọi là thời hạn.

Thời hạn là khoảng thời gian được tính bằng  phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Tòa án chỉ được phép áp dụng thời hiệu khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Bên được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp người này từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Phân loại thời hiệu

Theo quy định của Bộ luật dân sự, thời hiệu được phân thành:

– Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

–  Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

–  Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

– Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

Cách tính thời hiệu và quy định của pháp luật liên quan đến thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu được xác định từ ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các trường hợp sau đây không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện:

– Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;

– Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai;

– Trường hợp khác do luật quy định.

Các trường hợp sau đây không được tính vào thời hiệu khởi kiện:

– Trường hợp bất khả kháng; chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Thời hiệu khởi kiện sẽ được tính lại từ đầu khi phát sinh một trong các sự kiện sau:

– Người có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

–  Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

– Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Khi có các sự kiện trên xảy ra, thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu kể từ ngày tiếp theo của ngày phát sinh sự kiện.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là một nội dung rất quan trọng cần nắm được. Tranh chấp đất đai rất đa dạng, tùy thuộc vào loại tranh chấp để xác định thời hiệu khởi kiện vụ án dân dự.

Theo quy định của Bộ luật dân sự thì những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ không áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án.

Như vậy các vụ án tranh chấp liên quan đến chủ sở hữu, diện tích đất, quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất đai sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án.

Đối với các vụ án tranh chấp liên quan đến hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì sẽ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ Luật dân sự.

Cụ thể hợp đồng tặng cho, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cầm cố,… nếu có căn cứ để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì sẽ áp dụng quy định tại điều   132 Bộ luật dân sự 2015 về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Những giao dịch dân sự có căn cứ tuyên bố vô hiệu do chủ thể tham gia kí kết hợp đồng không đủ điều kiện; giao dịch dân sự vô hiệu do bị cưỡng chế, đe dọa, uy hiếp; giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn; giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm quy định về hình thức thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 2 năm.

Hết thời hạn trên mà bên bị xâm phạm quyền và lợi ích không có đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch đương nhiên có hiệu lực.

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội; vô hiệu do giả tạo không áp dụng quy định về thời hiệu.

Về cơ bản, do tính chất đặc thù của đất đai nên pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

Chỉ có các tranh chấp về giao dịch dân sự liên quan đến đất đai các bên tham gia xác lập giao dịch nên chú ý đến thời hiệu tranh chấp liên quan đến hiệu lực của hợp đồng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình một cách tốt nhất.

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn về soạn thảo hợp đồng mua bán đất đai hoặc tư vấn thời hiệu khởi kiện đất đai, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn giải đáp một cách tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề