Thời Lý văn học chữ nào bắt đầu phát triển

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

* Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tư tưởng:

+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.

+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.

+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên [Thăng Long], tháp Chương Sơn [Nam Định], chuông chùa Trùng Quang [Bắc Ninh],…

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.

+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.

Hay nhất

Văn hóa

-Văn học chữu Hán phát triển

-Nho giáo gia nhập ,đạo phật phát triển ,vua Lý sùng bái đạo Phật

-Ca nhạc ,lễ hội ,đua thuyền ,đấu vật ,....phát triển

-kiến trúc và điêu khắc rất phát triển ,mang tính quy mô lớn và độc đáo .

Chọn đáp án: D

Giải thích: Dưới thời Trần văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,...

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Văn học đời Lý đã đặt cơ sở cho lịch sử phát triển của văn học thời đại sau. Văn học thời kì này đã gắn với những truyền thống tốt đẹp, vốn có từ lâu của dân tộc.

Giới thiệu về văn học đời Lý

Vài nét về hoàn cảnh lịch sử

– Chính trị – xã hội:

+ Ở thời đại nhà Lý, ý thức tự tôn dân tộc được để cao, quốc gia phong kiến được củng cố vững chắc. Nhân dân ta đã chiến thắng quân xâm lược nhà Tống.

+ Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long đã thể hiện được tầm nhìn và hoài bão vươn lên của giai cấp phong kiến.

+ Để đời sống nhân dân bớt khổ, các vua Lý còn ra nhiều chiếu xá thuế, giảm thuế cho nhân dân.

 – Tôn giáo:

Phật giáo được để cao. Vai trò của tăng lữ được thể hiện rất rõ trong xã hội cũng như trong văn học. Phái Thiền tông chiếm vị trí quan trọng trong tôn giáo của Nhà nước. .

– Văn hóa:

nhiều công trình nghệ thuật được xây dựng.

—> Nhìn chung ở thời Lý, chính trị, xã hội và văn hóa có nhiều điểm tốt đẹp, tạo đà cho văn học phát triển.

Xem thêm:

  • Chuyên đề văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Văn học đời Lý

– Văn học viết chính thức ra đời, chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán.

– Lực lượng sáng tác: vua quan tướng lĩnh [Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông Lý Thường Kiệt..] và các nhà tu hành [Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu Không Lộ, Quảng Nghiêm, Viên Thông, Diệu Nhân..].

– Tác phẩm: 

+ Những tác phẩm chính luận có giá trị văn học: Chiếu đời đô [Lý Thị Tổ], Chiếu miễn thuế [Lý Thái Tông], Chiếu để lại lúc lâm chung [Lá Nhã Tông], Chiếu nhường ngôi [Lý Chiêu Hoàng], Văn lộ bố [Lý Thường Kiệt]..

+ Phần chủ yếu trong văn học thời Lýlà thơ, tuy không nhiều: Thơ Thiên, bài thơ Nam quốc sơn hà [Lý Thường Kiệt ?] tiêu biểu cho tinh thần của thời đại và nêu cao truyền thống tốt đẹp nhất mà văn học đời Lý có thể để lại cho đời sau.

– Nội dung: 

+ Văn thơ thể hiện tinh thần yêu nước: Quốc tộ [Pháp Thuận]; Thiên đô chiếu [Lý Công Uẩn];, Chiếu miễn thuế [Lý Thái Tông]; Phạt Tống lộ bố văn và Nam quốc sơn hà [Lý Thường Kiệt].

+ Văn thơ thuyết minh cho giáo lí nhà Phật: ,

  • Thái độ bình thần trước quy luật của tạo hóa: Thị đệ tử [Vạn Hạnh]; Cáo tật thị chúng [Mãn Giác Thiền sư].
  •  Thái độ tích cực nhập thế, gắn bó sâu sắc với con người và tạo vật: thơ kệ của Viên Chiếu; Ngư nhàn [Không Lộ Thiền sư].

-> Thơ của các Thiền sư “đạo” mà hết sức “đời”, ảnh hưởng không nhỏ đến tỉnh thần tự lập tự cường của con người Việt Nam trong thời kì nhà Lý thời kì mà con người cần tư tưởng ấy, phẩm chất ấy hơn bao giờ hết để xây dựng bảo vệ đất nước. 

– Với hai nội dung lớn, văn học đời Lý đã đặt cơ sở cho lịch sử phát triển của văn học thời đại sau. Văn học thời kì này đã gắn với những truyền thống tốt đẹp, vốn có từ lâu của dân tộc.

– Các tác giả đời Lý đã tạo nên những thành tựu cho chặng đường đầu tiên của văn học viết. Những thành tích khởi đầu, những bông hoa đầu mùa ấy sẽ được các tác giả đời Trần sau này phát huy rực rỡ với hào khí Đông A nổi tiếng.

Bài làm

Có thể nói những trang đầu tiên của nền văn học viết Việt Nam chính là những trang văn học đời Lý và người chính thức mở ra trang đầu của lịch sử văn học viết là Lý Thái Tổ với bài Chiếu dời đô nổi tiếng [năm 1010]. Từ đây, một nền tảng văn học [viết] được hình thành, khá bề thế và vững chãi.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhà Lý nổi bật với ý .thức tự tôn dân tộc. Bằng tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, các vị vua triều Lý đã lãnh đạo nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược nhà Tống, củng cố vững chắc quốc gia phong kiến. Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long [năm 1010] đã thể hiện được tầm nhìn và hoài bão vươn lên của giai cấp phong kiến thời đại này. Không chỉ dốc lòng, gắng sức cho sự vững bền của dòng tộc, triều đại, các vị vua đời Lý còn tết quan tâm đến đời sống nhân dân. Để dân bớt đói khổ, nhiều vị vua còn ra chiếu xá thuế, giảm thuế cho dân…

Ở thời đại nhà Lá, Phật giáo rất được để cao. Trong đó phái Thiền tông chiếm vị trí quan trọng trong tôn giáo của Nhà nước. Vai trò của tăng lữ được thể hiện rất rõ trong xã hội cũng như trong văn học.

Thời Lý cũng có nhiều công trình nghệ thuật được xây dựng như tháp Báo Thiên, chùa Quỳnh Lâm, đỉnh Phổ Vinh, chuông Quy Điền, chùa Một Cột.. Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Tam trường để kén chọn nhân tài. Năm 1076, xây dựng Quốc Tử Giám để dạy con em quý tộc..

Nhìn chung ở thời Lý, chính trị – xã hội, văn hóa – giáo dục đều đạt được những thành tựu lớn và đó cũng chính là nền tảng vững chắc tạo đà cho văn học phát triển.

Đến thời Lý, văn học viết chính thức ra đời và chủ yếu được sáng tác bằng chữ Hán. Tham gia sáng tác chủ yếu là vua quan tướng lĩnh và các nhà tu hành [Lí Thái Tông, Lí Nhân Tông, Lí Thường Kiệt. Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu, Không Lộ, Quảng Nghiêm, Viên Thông, Diệu

Nhân..]. Nổi bật trong văn học đời Lý là những sáng tác chính luận và thơ. Tiêu biểu cho các tác phẩm chính luận phải kể đến Chiếu dời đô [Lý Thái Tổ], Chiếu miễn thuế [Lý Thái Tông], Chiếu để lại lúc lâm chung [Lý Nhân Tông], Chiếu nhường ngôi [Lý Chiêu Hoàng], Văn lộ bố [Lý Thường Kiệt].. Phần chủ yếu trong văn học thời Lý là thơ, tuy số lượng các sáng tác không nhiều. Đó là những bài thơ Thiền của các vị Thiên sư và những bài thơ của vua quan triều Lý.

Thơ văn đời Lý trước hết thể hiện một tỉnh thần yêu nước với những cảm xúc phong phú. Đó là Quốc tộ [Pháp Thuận] với niềm tự hào và tin tưởng ở vận mệnh của Tổ quốc:

Quốc tộ như đằng lạc, .

Nam thiên lí thái bình. 

Vô vi cư điện các,

Xứ xứ tức đao binh.

[Phúc nước dài dằng đặc

Cõi trời nam dựng cảnh thái bình.

Ở nơi điện các không phải làm gì,

Mà khắp chốn hết nạn bình đao.]

Đó là Thiên đô chiếu [Lý Công Uần] với ý chí muốn đóng nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu muôn đời và tin tưởng nếu [rên theo mệnh trời, dưới chiêu lòng dân, thấy thuận lợi mới thay đổi, thì vận nước vững bền, phong tục giàu thịnh. Chí lớn của Lý Thái Tổ cũng chính là khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Đó là Chiếu miễn thuế [Lý Thái Tông] với nỗi niềm trăn trở ăm ắp lòng thương xót nhân dân và nhận thức về mối quan hệ giữa vận mệnh của nhân dân với vận mệnh của mình: Nếu thiên hạ no đủ thời trẫm đây há chẳng no đủ hay sao?. Đó là Phạt Tống lộ bố văn [Lý Thường Kiệt] nêu cao tinh thần yêu thương nhân dân, yêu chuộng hòa bình, căm ghét kẻ cẩm quyên thường xuyên gây chiến tranh và chỉ rõ mục đích của đội quân điếu dân phạt tội: đẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có phân biệt quốc thể, không phân biệt chúng dân. Đó là Nam quốc sơn hè chứa đựng tư tưởng lớn và tình cảm lớn của thời đại, phản ánh ý chí tự cường và khí phách của con người Đại Việt:

Nam quốc sơn hà nam đế.cư, 

Tiệt nhiên thiên định tại thiên thư.

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

[Nước Nam sông núi vua Nam ở,

Sách trời phân giới định rạch ròi.

Giặc dữ vì sao tới xâm phạm,

Tan tành lập tức bay chờ coi.]

Bên cạnh nội dung yêu nước, thơ văn đời Lý còn thể hiện tư tưởng giáo lý nhà Phật. Ở thời kì nhà Lý, Phật giáo được đề cao. Đối với tầng lớp cao tăng, những cư sĩ có học vấn thì Phật giáo được coi là một thứ vũ trụ quan, nhân sinh quan, một thứ triết lý. Các nhà tu hành đời Lý đồng thời cũng là thi sĩ. Những bài kệ để răn dạy đệ tử đồng thời cũng là những áng thơ có giá trị tư tưởng cao. Những sáng tác của các nhà thơ đời Lý được tập hợp trong cuốn Thiền uyển tập anh. Những sáng tác này mang màu sắc triết lí và thể hiện tư tưởng nhân sinh khi Phật giáo trở thành quốc giáo.

Đọc thơ Thiền đời Lý, trước hết chúng ta bắt gặp thái độ bình thản trước quy luật của tạo hóa. Thiền tông có chủ trương “vạn vật nhất thể”, Vạn là sự tản ra của một, một là nguồn gốc của luận [Bài mình ở chùa Linh Xứng – Pháp Bảo], các nhà tu hành phải lấy tâm định tư duy làm phép tu luyện, lấy chân lý ngay ở lòng mình để phân định sự tổn tại của ngoại giới.Bởi vậy họ không hốt hoảng, lo sợ trước cái ngắn ngủi của kiếp người. Thiền sư Vạn Hạnh trong một bài thơ dạy đệ tử của mình trước khi chết đã viết:

Thân như điện ảnh, hữu hoàn 0ô,

Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.

Nhậm vận, thịnh suy vô bố úy, :

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

[Thị đệ tử]

[Thân người như bóng chớp, có rồi lại không

Cây cối đến tiết xuân thì tươi, đến tiết thu lại héo.

Đã nhậm vận, thì thịnh hay suy không làm cho sợ hãi

Thịnh hay suy chẳng qua như giọt sương ở đầu ngọn cỏ.]

Bài thơ nhắn nhủ chúng sinh không nên sợ hãi trước sự tiêu diệt, không nên lo ngại trước sự đổi thay, biến động.

Cũng tỉnh thần như nhà sư Vạn Hạnh, Mãn Giác Thiền sư trước khi đi vào cõi vĩnh hằng đã để lại cho chúng sinh bài Cáo tật thị chúng với thông điệp: Tất cả đi vào cõi vĩnh hằng, chỉ có bản thể được bảo tồn..Bởi vậy con người ta phải bình thản trước lẽ hóa sinh, phải có niềm tin vào cuộc sống:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

[Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Trước xuân đêm qua nở một nhành mai.]

Thơ Thiền đời Lý không chỉ thuyết minh cho tư tưởng, giáo lý nhà Phật mà còn thể hiện một thái độ tích cực nhập thế, gắn bó sâu sắc với con người và tạo vật. Tuy rằng đạo Thiển đề cao chủ quan, phủ nhận khách quan nhưng trong cuộc sống, các Thiền sư nước ta không hề quay lưng lại với thực tế mà họ sắn săng lo đời giúp nước. Có nhà sư đã từng giúp triều đình làm công việc ngoại giao và tổ rõ vai trò của họ trong việc xây dựng nên độc lập của đất nước. Sư Thiện Quang ở chùa Từ Sơn từng nói với sứ giả của Lý Nhân Tông: “Bản đạo sinh ra ở đất vua, ăn cơm gạo của vua, ở núi thờ Phật, đã trải qua nhiều năm mà công đức chưa thành rất là hổ thẹn”. Tư tưởng đó chúng ta còn bắt gặp trong nhiều sáng tác của các vị Thiền sư – nghệ sĩ, những con người tuy sống cuộc sống của tu hành khổ hạnh nhưng luôn biết rung động mãnh liệt trước cảnh vật thiên nhiên. Nhà sư Viên Chiếu tuy giải thích sự kì diệu của đạo Thiền nhưng thực ra ông đã tả cảnh thiên nhiên khá đẹp:

Xuân chức hoa như cẩm,

Thu lai diệp tự hoàng.

[Xuân đến hoa như gấm, 

– Thu sang lá tự vàng.] 

Hay trong Ngư nhàn, Không Lộ Thiền sư cũng tả một cảnh trời mây non nước đẹp như cõi mộng với muôn dặm sông xanh: .

 Vạn lí giang thanh vạn lí thiên

Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên

Ngư ông thụy trước, vô nhân hoán,

Quá ngọ tỉnh lai, tuyết mãn thuyền.

[Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời

Một xóm dâu gai, một khí mây

Ông chài ngủ say tít không ai gọi

Quá trưa tỉnh dậy, tuyết bay đầy thuyền.]

Cũng chính Không Lộ, trong một bài thơ khác đã thể hiện một các phóng khoáng sự hòa cảm với thiên nhiên của mình:

Trạch đắc long xà địa khỏ cư,

Dã tình chung nhật lạc vô dư. .

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh,

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.

[Ngôn hoà]

[Chọn được đất long xà có thể ở được,

Tâm tình nơi đồng quê suốt ngày vui không chán.

Có lúc lên thẳng đỉnh núi chót vót,

Kêu lên một tiếng to làm lạnh cả bầu trời.]

Thiền sư Viên Chiếu cũng có những lời thơ rất đẹp về thiên nhiên:

– Khô mộc phùng xuân hoa giác phát

Phong suy thiên lí phúc thần hương.

[Cây héo vào xuân hoa nở dậy,

Gió đưa ngàn dặm nức hương thần.]

– Uyển trung hoa lạn mạn

Ngạn thượng thảo lli phi 

[Trong vườn, hoa rực rỡ,

Trên bờ, cỏ dờn dờn.]

– Lỉ hạ trùng dương cúc,

Chỉ đâu noãn nhật oanh.

[Hoa cúc tiết dương nở chân giậu,

– Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành.]

Trong lời kệ khác của Thiên sư Viên Chiếu, thiên nhiên có tính cách rất người:

– Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo ,

Sơn nham đái nguyệt quá thường lai

[Tiếng tù và theo gió luôn trúc mà đến,

Ngọn núi cao cõng trăng vượt tường mà qua.]

– Xuân hoa dữ hồ điệp, –

. Cơ luyến cơ tương 0ì

[Hoa xuân và bươm bướm “

Hầu quyến luyến nhau lại hầu rời xa nhau.]

  • Đọc thêm nhiều kiến thức ngữ văn cấp 3 ở đây

Những lời thơ trên đây thực chất là những lời kệ của các Thiền sư dùng để đáp giải bằng hình tượng những câu hỏi của đệ tử về lẽ đạo. Nhưng độc lập với những thuyết giáo về Thiền học, mỗi lời thơ này đã miêu tả thiên nhiên với cảm tình thắm thiết, với niềm lạc quan yêu đời.

Nhìn chung bộ phận văn học được sáng tác bởi các nhà sư vừa là lời giáo huấn các vị đệ tử, nhưng nhiều khi nội dung của nó lại vượt ra khỏi phạm vi của giáo lí, biểu lộ tình yêu cuộc sống, tình yêu thiên nhiên và tư tưởng nhập thế tích cực. Vì vậy thơ của các Thiền sư “đạo” mà hết sức “đời”, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần tự lập tự cường của con người. Việt Nam trong thời kì nhà Lý – thời kì mà con người cần tư tưởng ấy, phẩm chất ấy hơn bao giờ hết để xây dựng bảo vệ đất nước.

Với hai nội dung lớn trên đây, văn học đời Lý đã đặt cơ sở cho lịch sử phát triển của văn học thời đại sau. Văn học thời kì này đã gắn với những truyền thống tốt đẹp, vốn có từ lâu của dân tộc. Cũng trên cơ sở ấy, các tác giả đã tạo nên những thành tựu cho chặng đường đầu tiên của văn học viết. Những thành tích khởi đầu, những bông hoa đầu mùa ấy sẽ được các tác giả

đời Trần sau này phát huy rực rỡ với hào khí Đông A nổi tiếng.

 Văn học đời Lý đã hoàn thành sứ mệnh mở đường của mình trong lịch sử văn học dân tộc và đó cũng chính là lí do để chúng ta vẫn đọc và yêu mến các sáng tác này dẫu tròn một ngàn năm trôi qua. 

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề