Quan niệm về phạm trù vật chất của các trào lưu triết học duy vật thời cổ đại có đặc điểm gì

Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó.

Vậy đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Vật chất là gì?

Vật chất theo định nghĩa của Vladimir Ilyich Lenin là cái có trước, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và là cái quyết định ý thức; là cái tác động lại vật chất; và nó có quan hệ biện chứng qua lại với nhau.

Phạm trù vật chất xuất hiện ngay từ khi triết học mới ra đời trong thời kỳ cổ đại, dưới chế độ chiếm hữu nô lệ. Tuy nhiên nội dung của phạm trù này không phải là bất biến mà luôn luôn biến đổi và phát triển.

Sự ra đời khái niệm về vật chất đặt nền tảng về nhận thức và phương pháp cho một thế giới quan khoa học, hiện đại; giúp lý giải mọi vận động và biến đổi của dạng vật chất trong xã hội và những hoạt động thực tiễn của con người của con người.

Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại

Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó.

Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất [tiếng Latin là materia].

Trong lịch sử triết học cổ đại, các nhà triết học duy vật cũng quan niệm vật chất rất khác nhau. Thales [624-547 trước Công nguyên] coi vật chất là nước, Anaximenes [585-524 trước Công nguyên] coi vật chất là không khí, Heraclitus [540-480 trước Công nguyên] coi vật chất là lửa, Democritus [460-370 trước Công nguyên] coi vật chất là các nguyên tử…

Nói chung các Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là nhà triết học cổ đại quan niệm vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành một thực thể cụ thể, cố định.

Mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử, song những quan niệm trên lại có ý nghĩa tích cực trong việc đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm thời bấy giờ.

Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tử, cho nên quan niệm của thuyết nguyên tử về cấu tạo của vật chất ngày càng được khẳng định. Trong giai đoạn thế kỷ 17 – thế kỷ 18, mặc dù đã có những bước phát triển, đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định trong quan niệm về vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc với khối lượng.

Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi cơ học cổ điển của Newton, một lĩnh vực của vật lý được coi là phát triển hoàn thiện nhất thời bấy giờ.

Cơ học cổ điển coi khối lượng của vật thể là đặc trưng cơ bản và bất biến của vật chất; thế giới bao gồm những vật thể lớn nhỏ khác nhau, cái nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn là các nguyên tử;

Đặc trưng cơ bản của mọi vật thể là khối lượng; tính tất yếu khách quan trong hiện thực là tính tất yếu khách quan được thể hiện qua các định luật cơ học của Newton; vật chất, vận động, không gian và thời gian là những thực thể khác nhau cùng tồn tại chứ không có quan hệ ràng buộc nội tại với nhau.

Quan niệm này tồn tại và được các nhà triết học duy vật cũng như các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ 19.

Karl Marx và Friedrich Engels nêu lên sự đối lập giữa vật chất với ý thức, về tính thống nhất vật chất của thế giới, về tính khái quát của phạm trù vật chất và sự tồn tại của vật chất dưới các dạng cụ thể.

Theo Engels thì cần phân biệt các dạng tồn tại khách quan của vật chất và khái niệm về vật chất. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có tồn tại cảm tính khác với các đối tượng vật chất cụ thể.

Theo ông “Những từ như vật chất và vận động chỉ là sự tóm tắt trong đó chúng ta tập hợp theo những thuộc tính của chúng, rất nhiều sự vật khác nhau có thể cảm biết được bằng giác quan”.

Engels đặc biệt nhấn mạnh phê phán quan điểm đem quy vật chất về nguyên tử, về những hạt nhỏ đồng nhất hoàn toàn giống nhau về chất, chỉ khác nhau về lượng, ông coi đó là siêu hình, mang tính cơ giới, qua đó ông nêu lên tính vô hạn và vô tận, tính không thể sáng tạo và không thể tiêu diệt được của vật chất và các hình thức tồn tại của nó là không gian và thời gian.

Ở đây cần phân biệt quan niệm vật chất với tư cách là một phạm trù triết học với quan niệm của vật lý học và các khoa học khác về vật chất. Lenin định nghĩa vật chất:

“…vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác“.

Vật chất tồn tại theo phương thức nào?

Phương thức tồn tại của vật chất là vận động. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tại của vật chất”, “là sự tự vận động của vật chất”.

Có năm hình thức cơ bản của vận động: vận động cơ học, vận động vật lý, vận động hoá học, vận động sinh học và vận động xã hội. Quan hệ giữa các hình thức vận động: khác nhau về trình độ của vận động, vận động cao trên cơ sở vận động thấp, mỗi sự vật có nhiều hình thức vận động. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.

69 điểm

Phương Lan

Quan niệm về phạm trù vật chất của các trào lưu triết học duy vật thời cổ đại có đặc điểm gì? [Đáp án nào dưới đây là đúng nhất?] a. Đồng nhất vật chất với giới tự nhiên b. Đồng nhất vật chất với những sự vật cảm tính c. Đồng nhất vật chất với vận động

d. Đồng nghĩa vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan

Tổng hợp câu trả lời [1]

đáp án D : Đồng nghĩa vật chất với các sự vật hiện tượng cụ thể của thế giới khách quan

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Quyền khiếu nại, tố cáo là ………………… để công dân thực hiện một cách có hiệu quả quyền công dân của mình trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân A. Yếu tố quan trọng B. Cơ sở quan trọng C. Căn cứ pháp lí D. Cơ sở pháp lí
  • Tại sao núi: vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
  • Đặc trưng chủ yếu của ý thức tôn giáo? a. Sự phản kháng đối với bất công xã hội. b. Niềm tin vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên thần thánh. c. Khát vọng được giải thoát. d. Phản ánh không đúng hiện thực khách quan
  • Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là: a - Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển kinh tế xã hội là lợi ích cao nhất của tổ quốc b - Giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới c - Giữ vững ổn định chính trị xã hội d - Giữ vững độc lập tự chủ tự cường đi đôi với đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
  • Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Sự thống nhất của các mặt đối lập loại trừ sự đấu tranh của các mặt đối lập". a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng c. Chủ nghĩa duy tâm biện chứng.
  • Ph. Ăngghen sinh năm nào, ở đâu và mất năm nào? a. 1819 - 1895, ở thành phố Bác-men b. 1820 - 1895, ở thành Béc-linh c. 1820 - 1895, ở thành phố Bác-men. d. 1821 - 1895, ở thành phố Bác-men.
  • Ngành, nghề, lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trong trường hợp nào thì được miễn, giảm thuế? A. Tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân. B. Nông sản sạch. C. Được Nhà nước khuyến khích. D. Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.
  • Coi thế giới vật chất là kết quả của quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối là quan điểm cuả trường phái triết học nào? a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
  • Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ nào đã quy giản sự khác nhau về chất giữa các vật về sự khác nhau về lượng? a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thời kỳ hiện đại b. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII
  • Trên đường đến cơ quan bằng xe ô tô, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe nên anh X đã va chạm với xe đạp điện do chị Z là sinh viên điều khiển đi ngược đường một chiều khiến chị Z bị thương nhẹ. Anh X định bỏ đi nhưng anh M là người chứng kiến đã giữ lại, hai bên xảy ra xô xát, anh M đánh anh X khiến anh bị chấn thương sọ não phải nhập viện khẩn cấp. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh X, chị Z và anh M. B. Anh X và anh M. C. Anh M và chị Z. D. Anh X và chị Z.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề