Thông tư 40/2023

Đây là nội dung được nêu tại Thông tư 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2023 - 2025.

Theo Thông tư của Bộ Tài chính, dự toán chi thường xuyên năm 2023 tiếp tục tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương như sau:

- Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Trong đó, đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

- Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.

Ngoài ra, ngân sách địa phương cũng được giao nhiệm vụ xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương. Các địa phương tổng hợp vào nhu cầu cải cách tiền lương đối với nhu cầu tiền lương tăng thêm do thực hiện cải cách để xử lý theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực từ 12/9/2022.

                             Phòng Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật

Ngày 29/7/2022, Thứ Trưởng Võ Thành Hưngđã kýThông tư số 47/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm 2023-2025.

Thông tư quy định đối tượng áp dụng: Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và các tỏ chức chính trị - xã hội; Các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ theo nhiệm vụ Nhà nước giao; Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến NSNN.

Để có cơ sở xây dựng dự toán năm 2023 và kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2023-2025, Thông tư hướng dẫn cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2022 theo từng nội dung cụ thể.

Đối với xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023:

- Dự toán NSNN năm 2023 được xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn; có đầy đủ thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán; phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, các kế hoạch5 năm 2021 - 2025, các mục tiêu theo các Nghị quyết của Trung ương; phù hợp với mục tiêu, định hướng, nguyên tắc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội và kế hoạch, tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển một số địa phương theo quy định, các văn bản pháp luật và chỉ đạo của cấp có thẩm quyền có liên quan.

- Dự toán chi hoạt động năm 2023 nguồn NSNN của các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng trên cơ sở các mục tiêu về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP.

Đối với xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương

-Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về phân bổ NSTW năm 2022, Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 22  tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng

kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023, các địa phương xây dựng dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023 trên cơ sở dự toán năm 2022 đã được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao và nhu cầu tăng chi phát sinh để thực hiện các chế độ, chính sách và pháp luật có liên quan.

- Căn cứ vào dự toán chi NSĐP năm 2023, tỷ lệ phần trăm [%] phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định lại và số bổ sung cân đối năm 2023 Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định tỷ lệ phần trăm [%] phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung ngân sách cho chính quyền cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để áp dụng từ năm 2023.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/9/2022.

Nội dung Thông tư số 47/2022/TT-BTC ngày 29/7/2022 của Bộ Tài chính [xin đăng tải tại đây].

Chủ Đề