Thuận lợi và khó khăn khi học Zoom

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về dạy trực tuyến và dạy học qua truyền hình. [Ảnh: Bộ GD-ĐT]

Đa dạng phần mềm dạy học, tập huấn tăng cường kỹ năng công nghệ cho giáo viên, linh hoạt trong hình thức giảng dạy và giao bài tập… là hàng loạt giải pháp đã được các giáo viên, nhà trường, cơ quản quản lý giáo dục triển khai để khắc phục các khó khăn trong dạy và học trực tuyến.

Để những giờ dạy không đứt đoạn

Bắt đầu từ tháng 10 này, cô và trò Trường Tiểu học Trung Yên [quận Cầu Giấy, Hà Nội] đã chuyển sang dạy và học trực tuyến bằng ứng dụng Microsoft Teams. “Với ứng dụng dạy học mới, con tôi không còn bị thoát ra nhiều lần như khi sử dụng phần mềm Zoom trong tháng Chín. Nếu trước đây, con liên tục bị out ra, vừa học hành đứt đoạn, vừa ức chế tinh thần, thì bây giờ con có thể theo dõi xuyên suốt các buổi học nên hào hứng hẳn lên,” chị Nguyễn Huyền, một phụ huynh của trường chia sẻ.

Tương tự, Trường Trung học Cơ sở Hoàng Mai [quận Hoàng Mai, Hà Nội] cũng đang thí điểm triển khai song song hai phần mềm dạy học Zoom và Google Meet.

Theo thầy Nguyễn Văn Trung, giáo viên của trường, các thầy cô chủ yếu chọn Zoom vì phần mềm này có nhiều tính năng, lại dễ sử dụng. Tuy nhiên, do gần đây đường truyền mạng đôi khi trục trặc, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chuyển sang phương án chuyển sang Google Meet nếu trong quá trình dạy học đường truyền Zoom không ổn định.

"Khi áp dụng phương thức này, chúng tôi thấy chất lượng đường truyền đã cải thiện hơn," thầy Trung nói.

Trong khi nhiều trường vẫn đang thử nghiệm thì tại quận Ba Đình [Hà Nội], việc đa dạng ứng dụng đã được triển khai ngay từ đầu năm học 2021-2022. Theo ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng Giáo dục quận Ba Đình, trong năm học 2020-2021, phần mềm dạy trực tuyến chủ yếu được các trường trên địa bàn quận sử dụng là Zoom. Tuy nhiên, việc vận hành gặp nhiều khó khăn như cứ 40 phút là bị thoát ra, giật... khi lượng người dùng lớn, không có chức năng trường trực tuyến mà chỉ là công cụ dạy học trực tuyến…

Từ bất cập này, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Ba Đình đã chuyển sang sử dụng hệ sinh thái Google Workspace, khai thác đầy đủ các tính năng của Google Classroom để xây dựng các lớp học, xây dựng các phòng họp với đầy đủ tính năng, dung lượng lưu trữ không giới hạn cho các trường học, thầy cô giáo.

“Năm học này, 100% các trường vận hành trường học trực tuyến, 92% sử dụng Google Classroom, 6% sử dụng MS Team; 2% sử dụng các ứng dụng khác,” ông Thuận cho hay.

Theo cô Trần Lan Hương, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, việc sử dụng đa dạng các ứng dụng dạy học đã giúp giáo viên có thể chuyển đổi linh hoạt, đảm bảo giờ học không bị đứt đoạn, từ đó đảm bảo được chất lượng dạy và học.

Các giáo viên của Trường THCS Hoàng Mai dùng phần mềm tạo trò chơi, hỏi-đáp tăng tương tác với học sinh. [Ảnh: FB trường THCS HM]

Ngoài việc sử dụng nhiều biện pháp để giúp giờ học liền mạch, tránh gián đoạn, cô giáo Chu Thị Xuân Hường, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai cho hay các giáo viên của trường luôn sáng tạo trong việc sử dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường tương tác với học sinh. Đó là các phần mềm trò chơi lồng ghép truyền tải kiến thức, giúp học sinh bộc lộ cảm xúc tự nhiên trong tiết dạy, giúp thầy cô hiểu tâm tư, cảm xúc của con để từ đó có phương pháp giáo dục tốt nhất.

Giảm tải chương trình, tập huấn giáo viên

Trước việc hàng chục địa phương trên cả nước phải tổ chức dạy và học trực tuyến, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh giản lược nội dung dạy và học, tập trung vào các yêu cầu cốt lõi.

Trong tháng Chín, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn về dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cấp của tất cả các địa phương.

Bên cạnh việc tập huấn của Bộ, các sở, phòng giáo dục đào tạo ở các địa phương cũng tích cực đẩy mạnh công tác tập huấn giáo viên.

Theo ông Lê Đức Thuận, trong 8 tháng đầu năm 2021, bên cạnh các khóa tập huấn chung của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức bồi dưỡng 15 chuyên đề với sự tham gia của hàng nghìn cán bộ, giáo viên của các trường học trên địa bàn.

Cô Trần Lan Hương nhận định việc tham gia tập huấn dạy trực tuyến cộng với tập huấn triển khai chương trình giáo dục mới, tìm tòi các phương pháp giáo dục hiệu quả… cũng khiến cho giáo viên khá vất vả, phải dành nhiều thời gian học tập, mày mò để có thể làm chủ được các công cụ hỗ trợ.

[Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ học sinh mua máy tính học trực tuyến]

“Tuy nhiên, do nội dung tập huấn thiết thực và có thể ứng dụng ngay vào các giờ dạy thiết kế bài giảng điện tử như cách tổ chức dạy học trực truyến trên phần mềm công cụ, cách thức xây dựng và vận hành trường học trực tuyến… nên các giáo viên đã rất hào hứng khi tham gia các buổi tập huấn này. Điều đó cũng tạo thuận lợi rất lớn cho các giáo viên, nhà trường trong việc triển khai dạy trực tuyến, nâng cao chất lượng dạy và học theo hình thức này trong bối cảnh phòng chống dịch,” cô Hương chia sẻ.

Học sinh học trực tuyến trong giai đoạn nghỉ vì dịch COVID-19. [Ảnh: TTXVN]

Với các khóa tập huấn của cơ quan quản lý và sự tự nỗ lực tìm tòi, học hỏi các giáo viên, nhiều ứng dụng với các tính năng tích cực đã được các thầy cô áp dụng linh hoạt. Nhiều trường học đã sử dụng nền tảng Google Classroom để điều hành và quản lý công tác dạy học; sử dụng ứng dụng Google Meet là phần mềm chính để tổ chức dạy học; sử dụng thêm ứng dụng ClaassPoint và các phần mềm tương tự để tương tác với học sinh, sử dụng ứng dụng Azota kết hợp với Google Form và các ứng dụng khác có liên quan để tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ.

Ứng dụng Azota cũng được nhiều giáo viên ở nhiều trường học khác lựa chọn. Thầy Nguyễn Văn Trung, giáo viên Trường Trung học cơ sở Hoàng Mai cho hay, trước đây, giáo viên nhận bài chủ yếu bằng cách học sinh chụp ảnh gửi qua Zalo. Tuy nhiên, hình thức này khiến giáo viên rất khó quản lý. Việc trả lời đi trả lời lại tin nhắn cũng mất rất nhiều thời gian.

“Sử dụng Azota rất tiện, giáo viên chỉ cần tạo một link, gửi vào nhóm Zalo lớp. Học sinh chụp bài và đính ảnh vào link là giáo viên có thể nhận được bài của học sinh, trong đó thống kê rất rõ em nào nộp, em nào chưa nộp. Việc tổ chức cho các em làm bài kiểm tra trên trang này cũng rất thuận tiện,” thầy Trung chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ngành giáo dục xác định phải chuyển trạng thái từ dạy học trực tuyến/dạy học qua truyền hình là giải pháp tình thế sang chủ động và có kế hoạch dạy học theo hình thức này. Đây cũng là cách để ngành giáo dục có thể đạt được ba mục tiêu: An toàn vì dịch, hoàn thành chương trình năm học và kiên trì mục tiêu chất lượng./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Học trực tuyến chắc hẳn không còn là cái tên xa lạ đối với nhiều người trong thời buổi hiện nay. Nếu trước kia, đây chỉ là sự lựa chọn thay thế dành cho những người thường xuyên bận rộn, không có thời gian đến tham gia các lớp học trực tiếp. Thì hiện tại, học trực tuyến đã trở thành giải pháp không thể thiếu trong ngành giáo dục, giúp kết nối giữa học sinh và giáo viên trong khoảng thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Bên cạnh những khó khăn về công nghệ, khả năng tương tác và quản lý học sinh,….không tốt bằng so với một lớp học truyền thống. Tuy nhiên, trong những đợt dịch Covid-19 bùng phát này, học trực tuyến cũng mang đến nhều lợi ích lớn lao. Cùng điểm qua 7 lợi ích bất ngờ của việc học trực tuyến trong mùa dịch Covid-19 qua bài viết dưới đây.

Top 7 lợi ích bất ngờ của việc học trực tuyến trong mùa dịch

1. Mang đến sự tiện lợi trong học tập

Ưu điểm lớn nhất của các lớp học trực tuyến là sự tiện lợi. Học sinh, sinh viên không cần phải di chuyển 1 quãng đường khá xa, và phụ huynh cũng không cần tốn công đưa đón con em đến trường. Chỉ cần trang bị laptop, điện thoại thông minh hay iPad cùng với kết nối Internet ổn định là học sinh đã có thể dễ dàng tham gia vào bất cứ lớp học nào, kết nối với mọi người và tham gia học tập với thời gian linh hoạt hơn ngay tại nhà riêng. Khi học trực tuyến, học sinh sinh viên có thể dễ dàng nhận thông báo, truy cập ghi chú, xem lại bài tập, làm câu đố thực hành, thảo luận câu hỏi, trò chuyện với các học sinh, sinh viên khác và học bất cứ lúc nào trên các nền tảng công nghệ phần mềm hiện đại, chẳng hạn như Zoom Cloud Meetings,…..

Chỉ cần kết nối Internet ổn định cùng các trang thiết bị: máy tính, laptop, điện thoại thông minh,….là có thể tham gia học trực tuyến bất cứ lúc nào, tại bất cứ nơi đâu

2. Học trực tuyến mang lại sự linh hoạt về thời gian

Học sinh, sinh viên có thể học trực tuyến bất cứ lúc nào họ muốn, có thể học với bất kỳ ai, linh hoạt trong việc chọn thời khóa biểu,….. Nếu bạn đã đi làm, các khóa học trực tuyến vô cùng tiện lợi khi cho phép bạn linh hoạt cân bằng giữa thời gian cho công việc, gia đình, bạn bè, những người quan trọng hoặc bất kỳ hoạt động nào khác mà bạn thích. Hình thức học trực tuyến còn đặt bệt phù hợp với những người bận rộn, thường xuyên có lịch trình làm việc liên tục thay đổi hoặc phải thường xuyên đi công tác, cha mẹ có con nhỏ,…..,

3. Phụ huynh dễ dàng theo dõi và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh

Thoải mái tham gia học trực tuyến ngay tại nhà chỉ cần có các trang bị đơn giản: máy tính/ điện thoại thông minh hoặc iPad, kết nối internet và cài đặt một phần mềm học trực tuyến chuyên dụng. Ngoài ra, đối với các học sinh nhỏ tuổi, việc học trực tuyến tại nhà cho phép bố mẹ và gia đình có cơ hội quan quát khả năng, điều kiện học tập của con em mình tốt hơn. Trong quá trình học tập, nếu như các em không nắm được bài hay có các biểu hiện chán học, …. gia đinh cũng dễ phát hiện hơn và kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp giúp các em vượt qua khó khăn.

Học trực tuyến cho phép bố mẹ hỗ trợ con em mình học tập tốt hơn, dễ dàng theo dõi và quan sát quá trình học tập của các con.

4. Thu hút sự chú ý nhiều hơn cho từng cá nhân

Nhiều học sinh không thoải mái đặt câu hỏi trong lớp khi đang có nhiều người. Học trực tuyến giúp bạn loại bỏ nỗi sợ hãi đó [miễn là bạn cảm thấy thoải mái với người hướng dẫn]. Nhiều khi bạn nghĩ về một câu hỏi sau giờ học hoặc khi đang học. Thay vì lên tiếng hỏi trực tiếp bạn có thể nhắn tin hỏi riêng giáo viên của mình. Hầu hết các phần mềm giảng dạy trực tuyến như Zoom Clou Meeting hay Webex,… đều hỗ trợ hộp thoại Chat, cho phép cả nhắn tin nhóm và nhắn tin cá nhân vô cùng tiện lợi.

5. Tạo cơ hội gặp gỡ những con người thú vị

Nhiều người trong chúng ta không thực sự dành thời gian để làm quen với các bạn học viên trong 1 lớp học mới, đặc biệt là trong các lớp học đông người. Có thể do bạn quá bận hoặc chỉ đơn giản là ngại gặp người là. Một lớp học trực tuyến cung cấp cơ hội để bạn có thể làm quen với các học sinh, sinh viên khác qua bảng thông báo, phòng trò chuyện và danh sách gửi thư,…… Các sinh viên thường sẽ thành lập các nhóm học tập trực tuyến, họp tại một thư viện địa phương hoặc quán cà phê,….. Ngay cả khi bạn chỉ trò chuyện trực tuyến, cũng mang lại cho cơ hội làm quen và tương tác với các sinh viên khác một cách dễ dàng.

Trò chuyện trực tuyến mang lại cho cơ hội làm quen và tương tác với các sinh viên khác

6. Tạo cơ hội học tập thêm nhiều kỹ năng mới

Khi học trực tuyến, học sinh, sinh viên đồng thời cũng làm quen được với thao tác làm việc, cộng tác qua các phần mềm giao tiếp, thường xuyên được sử dụng cho cả công việc sau này: e-mail Zoom Meetings, Zalo,….. Điều này mang lại cho bạn một lợi thế nhất định so với người không có những kỹ năng này. Học cách tự tìm hiểu và chọn lọc thông tin qua Internet sẽ mở ra một thế giới tiềm năng cho cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp sau này. Bạn có thể tìm việc làm trực tuyến, đăng ký đại học trực tuyến, lập kế hoạch du lịch trực tuyến, nhận chi phí đại lý xe ô tô trực tuyến, so sánh cửa hàng trực tuyến, truy cập các tác phẩm nghệ thuật và văn học tuyệt vời trực tuyến, gặp gỡ mọi người từ khắp nơi trên thế giới trực tuyến, theo dõi thể thao và phim ảnh trực tuyến, và như thế. Các khả năng thực tế là vô tận,…..

7. Học trực tuyến xây dựng tính tự lập và tự kỷ luật cho học sinh

Có lẽ kẻ thù lớn nhất của chính chúng ta là sự trì hoãn. Hầu hết mọi người, bao gồm cả những người hướng dẫn, đã gác lại những việc cần làm cho đến giây phút cuối cùng. Khi nói đến giáo dục, thời điểm cuối cùng là thời điểm tồi tệ nhất để học, dẫn đến thành tích kém trong bài kiểm tra hoặc bài tập. Nhưng cuối cùng, bạn thành công vì bạn nhận ra tầm quan trọng của việc làm mọi việc đúng giờ hoặc thậm chí trước thời hạn. Sự tự nhận thức đó thúc đẩy thành công của bạn trong một khóa học trực tuyến.

Học trực tuyến giúp học sinh, sinh viên xây dựng tính tự lập và tự kỷ luật trong học tập hiệu quả hơn

Khi học trực tuyến, sẽ không có giáo viên ở ngay bên cạnh để nhắc nhở bạn chú ý học tập. Không ai ở đó để nhắc nhở bạn đặt câu hỏi hoặc đưa ra câu trả lời. Động lực để học tập hiệu quả đến từ chính bạn. Đó là thứ mà chúng tôi gọi là lấy học sinh làm trung tâm học tập tích cực. Học sinh khi học trực tuyến phải tự chịu trách nhiệm về quá trình học tập của họ và tự trưởng thành. Đó là một trong những lợi ích lớn lao mà học trực tuyến mang lại.

Những đổi mới về công nghệ và tiến bộ trong khoa học kỹ thuật dần tạo ra những bước tiến mới trên mọi mặt của đời sống xã hội, và học trực tuyến là sự cải tiến vượt bật trong lĩnh vực giáo dục. Dịch Covid-19 bùng phát gây không ít khó khăn cho việc học tập của học sinh sinh viên và cả nhân viên, viên chức,…..Tuy nhiên, việc áp dụng giải pháp học trực tuyến mùa dịch đã mang lại nhiều lợi ích, đồng thời giải quyết nhiều khó khăn trước mắt mà ngành giáo dục gặp phải trong suốt thời gian qua.

Xem thêm:

Hướng dẫn học sinh sử dụng Zoom học trực tuyến chi tiết từ A-Z

7 Tips thần thánh giúp bạn không còn “chán học Online” qua Zoom

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NGỌC THIÊN

Điện thoại/Zalo: 028 777 98 999

Hotline kỹ thuật: 1900099978

Email: [email protected]

Video liên quan

Chủ Đề