Thuốc đặc trị bệnh đốm sọc vi khuẩn

1. Tình hình dịch hại

Hiện tại trà lúa khu vực Bắc Trung Bộ tập trung ở giai đoạn làm đòng. Bệnh cháy bìa lá [bạc lá] và đốm sọc lá do vi khuẩn đang gây hại nặng tại nhiều huyện thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 

Triệu chứng bệnh đốm sọc lá do vi khuẩn trên lúa

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển và gây hại của bệnh cháy bìa lá [bạc lá] và đốm sọc lá do vi khuẩn trên lúa

Giai đoạn làm đòng là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với các đối tượng dịch hại vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân hoá đòng, hình thành các gié, các hoa tạo nên các hạt lúa và bông lúa, quyết định số hạt lúa trên bông. Và đặc biệt hơn, giai đoạn làm đòng cũng là giai đoạn mà “bộ lá đòng” nở, đây là nhân tố có vai trò quyết định trong việc tạo ra đường bột cho hạt lúa vào gạo chắc, đảm bảo được năng suất. Do đó, việc bảo vệ cây lúa trước các đối tượng dịch hại, đặc biệt là bạc lá và đốm sọc lá do vi khuẩn ở giai đoạn này là tối quan trọng.

Trong điều kiện thời tiết nóng, ẩm độ cao, đặc biệt hay có mưa vào ban đêm hoặc nhiều sương mù như tại khu vực Bắc Trung Bộ hiện nay. Đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn tấn công gây bạc lá và đốm sọc lá lúa, đặc biệt là các ruộng lúa bón phân không cân đối [thừa đạm]. 

Khi bị bệnh, lá lúa giảm quang hợp và vi khuẩn gây tắc các bó mạch dẫn đến năng suất lúa giảm trầm trọng.

3. Biện pháp phòng trừ bệnh cháy bìa lá [bạc lá] và đốm sọc lá do vi khuẩn trên lúa

Để chủ động phòng ngừa bệnh bạc lá và đốm sọc lá trên lúa do vi khuẩn bà con cần:

 - Bón phân đón đòng cân đối, đặc biệt là bón phân đạm hợp lý

 -  Chủ động  thăm đồng thường xuyên để phun phòng bệnh bằng các biện pháp hóa học, nhất là trước điều kiện thời tiết bất lợi.

Về phía VFC, xin giới thiệu đến quý bà con giải pháp phòng trừ hiệu quả các bệnh do vi khuẩn gây hại trên lúa với  XANTOCIN 40WP – VI KHUẨN KHỎI LO

- XANTOCIN 40WP - Phòng trị hữu hiệu cả vi khuẩn gram âm và gram dương. Đặc trị đốm lá, cháy bìa lá, thối thân do vi khuẩn trên lúa

- XANTOCIN 40WP - Vừa diệt khuẩn bên ngoài vừa kích hoạt gen kháng bên trong cây trồng

- XANTOCIN 40WP - Hấp thụ dễ dàng qua lá và rễ nên có thể phun hoặc trộn phân rải vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

- XANTOCIN 40WP - An toàn cho người và động vật

Dưới đây là một số hình ảnh của các trà lúa được nông dân sử dụng Xantocin 40WP để quản lý bệnh cháy bìa lá [bạc lá] và đốm sọc lá do vi khuẩn hiện nay:


Tên khoa học: Xanthomonas oryzicola Fang

Bệnh phổ biến rất rộng ở nước ta và các nước châu Á nhiệt đới.

1. Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

- Bệnh thường xuất hiện ở trên lá là những sọc ngắn khác nhau, chạy dọc giữa các gân lá, lúc đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, dần chuyển dần chuyển sang màu nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, xung quanh sọc nâu, tạo thành các sọc nâu hẹp, xung quanh sọc nâu có thể có quầng vàng nhỏ trên các giống rất mẫn cảm bệnh.

- Trong điều kiện ẩm ướt về buổi sáng trên bề mặt sọc nâu tiết ra những giọt dịch nhỏ, tròn màu vàng đục, về sau khô rắn thành viên kẹo vi khuẩn trong như hạt trứng cá, dễ dàng rơi khỏi mặt lá xuống nước ruộng hoặc dễ dàng nhờ mưa đưa đi xa truyền lan bệnh. Cuối cùng lá bệnh khô táp tương tự như bệnh bạc lá vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa

- Vi khuẩn gây bệnh X. Oryzicola Fang. Là loại hình gậy ngắn có kích thước 0,4 – 0,6x 1x2,5 micromet. Chuyển động, có lông roi ở 1 đầu.

- Gram âm, khuẩn lạc tròn nhỏ 1mm vàng nhạt, nhẵn bóng. Có khả năng thủy phân tinh bột. Không khử Nitrat. Đặc điểm khác biệt với X. Oryzae là X. Oryzicola có thể sinh trưởng trên môi trường có alanin và không sinh trưởng được khi có 0,001% CuNO3 còn X. Oryzae thì ngược lại.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa 

- Bệnh phát sinh phát triển ở các vùng đồng bằng, trung du, song phổ biến ở các vùng đồng bằng, ven biển. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao, thích hợp nhất 30 độ C, ẩm độ cao 80%. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cây qua qua lỗ khí khổng và qua vết thương cơ giới, phát triển ở trong nhu mô lá. Bệnh truyền lan trên đồng ruộng chủ yếu nhờ nước tưới, mưa, gió và tiếp xúc cọ sát giữa các lá, các cây trong ruộng.

- Nguồn bệnh vi khuẩn bảo tồn, truyền qua hạt giống, tàn dư lá bệnh và nước tưới. Vi khuẩn cũng có thể gây bện, lưu tồn trên cây dại như lúa dại Oryza perennis.

4. Biện pháp phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn lá lúa 

- Xuất phát từ các cơ sở về đặc điểm sinh học của vi khuẩn gây bệnh, người ta đã đề ra những biện pháp phòng trừ tổng hợp:

+ Sử dụng các giống lúa chống bệnh, chịu bệnh để gieo trồng là biện pháp chủ đạo trong phòng trừ bệnh đốm sọc vi khuẩn.

+ Xử lý hạt giống trước khi gieo nếu lô hạt bị nhiễm.

+ Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng – trỗ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn, bón đạm nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cân đối với kali theo tỷ lệ nhất định.

+ Ruộng lúa cần điều chỉnh mức nước thích hợp, nên để mức nước nông [5 – 10cm], nhất là sau khi lúa đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì có thể rút nước, tháo nước để khô ruộng trong 2 – 3 ngày để hạn chế sự sinh trưởng của cây.

+ Có thể dùng một số thuốc lá hóa học để phòng bệnh nhằm hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá. Có thể rắc vôi 60 – 80 kg/ha lúc lúa mới chớm bị bệnh, hoặc dùng 1 số loại thuốc như Kasuran 0,1 – 0,2%;

Nguồn: admin

Hiện nay, các trà lúa mùa trên địa bàn huyện đang giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái - làm đòng, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, một số đối tượng sâu, bệnh đã và đang xuất hiện gây hại, trong đó có bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá phát sinh gây hại.

Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ thường có mưa, bão nhiều, ẩm độ và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để bệnh phát sinh phát triển và dễ gây hại trên diện rộng, ảnh hưởng tới năng suất lúa mùa. Để chủ động phòng ngừa làm giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do bệnh đốm sọc và bệnh bạc lá gây ra Trạm khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân cách nhận biết và kỹ thuật phòng trừ bệnh như sau:

Bệnh đốm sọc và bạc lá lúa đều do vi khuẩn gây ra, chúng theo gió, nước xâm nhiễm vào lá lúa theo thuỷ khổng, khí khổng và nhất là qua vết thương cơ giới trên lá lúa. Bệnh thường lây lan gây hại mạnh sau các trận mưa bão. Nguồn bệnh thường tồn tại trong đất, nước, hạt giống lúa và cỏ dại thuộc họ hoà thảo như cỏ lồng vực, lúa chét,... từ đó lây lan vào ruộng lúa. Bệnh có thể phát sinh ngay từ ruộng mạ trên phiến lá, nhưng biểu hiện bệnh rõ nhất là ở lá lúa khi cây lúa đẻ nhánh và phát triển đến giai đoạn lúa trỗ bông - chắc xanh, đây là lúc bệnh gây hại mạnh nhất.

Hình ảnh: Triệu chứng bệnh đốm sọc vi khuẩn hại lúa vụ mùa

   Hình ảnh: Triệu chứng bệnh bạc lá hại lúa vụ mùa

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn Xanthomonas  Oryzae gây nên, vết bệnh giống những sọc thấm nước ở rìa lá, có màu vàng đến màu trắng, đầu tiên xuất hiện ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá sau đó lan dần vào phiến lá. Trên các giống nhiễm bệnh có thể lan xuống tận bẹ lá. Bệnh đốm sọc do vi khuẩn Xanthomonas  Oryzicola  gây nên, vết bệnh từ mép lá, mút lá lan vào phiến lá hoặc lan thẳng xuống gân chính, vết bệnh lan rộng theo đường lượn sóng hoặc thẳng, mô bệnh xanh tái, vàng lục cuối cùng là cháy khô có màu nâu xám. Thông thường mô bệnh với mô khỏe trên phiến lá rất rõ rệt, có đường gợn sóng vàng hoặc không vàng, có khi có một đường chỉ màu nâu xẫm, đứt quãng hay không đứt quãng. Khi nắng lên vết hai loại bệnh đều héo đi, phiến lá bị khô trắng từng vệt từ đầu lá kéo dài dọc theo mép lá, rìa vết bệnh có hình lượn sóng.  Khi ruộng lúa nhiễm bệnh nặng, lá bị khô trắng tới 60 - 70% diện tích hoặc toàn bộ. Vào buổi sáng sớm hoặc trong điều kiện thời tiết ẩm ở trên vết bệnh thường xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục, khi khô đi có màu vàng hoặc nâu hình cầu li ti. Nếu bệnh bùng phát thành dịch, nhất là trong giai đoạn làm đòng đến trỗ bông thì cây lúa dễ bị nghẹn đòng, bông bạc, hạt lép nhiều và làm giảm năng suất tới 55 - 70%. Với điều kiện nhiệt độ cao 25 - 300C và ẩm độ cao 95 - 100%, bệnh thường phát triển mạnh và có nguy cơ lây lan thành dịch. Ở những chân ruộng hẩu, ruộng trũng, chua, bón nhiều đạm, mất cân đối hoặc các diện tích bón đạm muộn, bón lai rai,... cũng làm cho lúa bị bệnh bạc lá, đốm sọc gây hại nặng.

Biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá, đốm sọc hiệu quả là thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm; chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp. Không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài; chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali. Khi phát hiện thấy ruộng chớm bị bệnh cần giữ mực nước từ 3 - 5 cm, tuyệt đối không được bón các loại phân hóa học, phân bón qua lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Sử dụng các loại thuốc hoá học để phun phòng trừ như: Totan 200WP, Starwiner 20WP, Novaba 68WP, Xanthomix 20WP, PN - Balacide 32 WP, Starner 20 WP,... pha và phun theo hướng dẫn trên vỏ bao bì.

   KS: Xuân Hậu-Trạm khuyến nông Việt Yên

Video liên quan

Chủ Đề