Thương cảng vân đồn thành lập dưới thời vua nào năm 2024

Vào ngày 24/10/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1225/QĐ-TTg công nhận Quần thể thương cảng Vân Đồn là di tích quốc gia đặc biệt, nâng tổng số di tích loại này trên cả nước lên 130. Thương cảng Vân Đồn hiện tại tuy không còn, nhưng về giá trị và vai trò trong lịch của nó đã ở tầm quốc tế và rộng hơn nữa là kết nối với con đường thương mại trên biển cũng như là hệ thống thương mại trong sông. Vì vậy, trong bài viết dưới dây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn rõ hơn về hiện vật, di tích và dấu tích bến cảng, dấu tích dân cư làng xóm đến những thay đối về địa lý cảnh quan và các giai đoạn hình thành cũng nhu suy tàn của thương cảng Vân Đồn

Lịch sử hình thành thương cảng Vân Đồn

Vân Đồn một huyện đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, có vị trí cách trung tâm TP Hạ Long khoảng 50km. Nơi đây từng là trung tâm giao thương lớn và quan trọng bậc nhất của nước Đại Việt, hình thành nên thương cảng Vân Đồn tồn tại tron suốt 7 thế kỷ, từ thời lý đến thời hậu lê với nhiều thuyền buôn từ khắp Châu Á và Châu Âu đến buôn bán trao đổi hàng hóa.

Thương cảng Vân Đồn xưa

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, do thuyền buôn ba nước Trảo Oa [Indonesia], Xiêm La và Lộ Lạc [Thái Lan ngày nay], khi xưa tiến vào Hải Đông [Quảng Ninh] xin ở lại buôn bán. Do đó vào năm 1149, Đại Định năm thứ 10, vua Lý Anh Tông cho khai mở Trang Vân Đồn, chính thức thành lập thương cảng Vân Đồn – thương cảng đầu tiên trên vùng biển Đông Bắc Việt Nam với một hệ thống các bến cảng, điểm kiểm soát tàu thuyền, hàng hóa, thu thuế và căn cứ phòng vệ. Tuy nhiên dựa trên những khảo sát và tài liệu lịch sử cho thấy, thương cảng này đã phát triển trên hệ thống “tiên thân” của nó của với tuổi dời ít nhất 2.500 năm trước. Các yếu tố “văn hóa biển” bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn cuối của văn hóa Soi Nhụ, phát triển mạnh mẽ hơn ở văn hóa Cái Bèo, trở lên rõ rệt trong văn hóa Hạ Long và được phát huy sâu hơn trong văn hóa Đông Sơn, xuyên suốt thời kỳ Bắc thuộc và nhất là từ khi Đại Việt trở thành một quốc gia có chủ quyền độc lập. Người Việt từ xưa đến nay tỏ ra rất am hiểu về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm, điều kiện địa lý của “vòng cung Đông Triều” trong sự tương tác với biển và các chu kỳ biến đổi của nó. biết tận dụng những kiến thức này trong mọi mặt của đời sống, trong đó có hoạt động buôn bán hàng hải trong nước và quốc tế.

Hoạt động trao đổi hàng hóa tại thương cảng Vân Đồn xưa

Thương cảng Vân Đồn phát triển mạnh mẽ đặc biệt dưới thời Lý – Trần, vào thời điểm này Hàng hóa qua thương cảng rất phong phú từ đồ gốm xứ, hương liệu, ngọc trai, trầm hương đến các sản vật địa phương như bao ngư, sá sùng, hải sâm…. Trong các sản phẩm này thì ngọc trai là sản phẩm nổi tiếng nhất và đã được ghi trong sử sách. Đây là sản phẩm cao cấp dành cho giới quý tộc lúc bấy giờ. Ngoài ra trong cuốn An Nam chí lược của Lê Tắc đã nhắc đến san hô đỏ như một sản phẩm để trao đổi và dâng tặng các hoàng đế Trung Hoa trong lịch sử.

San hô đỏ có thế được chế tạo thành các trang sức như vòng tay, vòng cổ… rất thích hợp để làm quà tặng cho các vua chúa thời bấy giờ

Với sự phát triển của thương cảng, Trang Vân Đồn được nâng tầm lên Trần, Huyện, rồi đến Châu Vân Đồn. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Vân Đồn nổi lên trở thành một trung tâm thương mại quốc tế có quy mô lớn. Một khu vực có vị trí chiến lược quan trọng gắn liền với quá trình bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc ta trong tiến trình lịch sử. Trong vòng 7 thế kỷ từ giữa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 18, thương cảng Vân Đồn không chỉ là một trung tâm kinh tế quan trọng bậc nhất của quốc gia Đại Việt mà còn là một trong những điểm giao lưu chính giữa văn hóa Đại Việt với các nền văn hóa của phương Đông.

Nếu như vào thời nhà Lý, các hoạt động ngoại thương này chỉ do nhà nước đảm trách, người dân không được tham gia buôn bán với người nước ngoài. Các tàu thuyền nước khác tới đây đều phải neo ở Vân Đồn, không được tiến sâu vào nội địa. Và người nước ngoài chỉ được phép buôn bán ở một số địa điểm nhất định và chịu sự kiểm soát của nhà nước. Hay thời nhà Trần, thì việc giao thương và trấn giữ Vân Đồn được giao cho các thân vương, trong đó có Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư. Thương cảng lúc ấy được dựng rào gỗ quanh nơi buôn bán và bãi biển xung yếu của đảo. Trần Khánh Dư lệnh cho quân lính tại Vân Đồn ngăn chặn quân Trung Quốc trà trộn vào. Thì đến cuối thế kỷ XVIII, các thuyền buôn được vào sâu trong nội địa để buôn bán, do đó các khu vực như bến Nứa của Kẻ Chợ [Thăng Long], Phố Hiến [Hưng Yên] hay Hội An [Quảng Nam] đã vươn lên trở thành các trung tâm giao thương mới. Thương cảng Vân Đồn đã không còn giữ vai trò trung tâm thương mại kinh tế nữa. Đầu thế kỷ XIX, Vân Đồn cũng đi vào giai đoạn suy thoái và không còn hoạt động

Các khảo cổ học tại Vân Đồn

Với nỗ lực của nhiều thế hệ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, suốt hơn nửa thế kỷ qua hình ảnh về thương cảng Vân Đồn trong lịch sử đã dần được phác dựng. Kết quả khảo sát, thám sát khảo cổ học Vân Đồn của các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong nhiều thập kỷ qua cho thấy quy mô của thương cảng Vân Đồn là khá rộng với hệ thống nhiều bến thuyền diễn ra hoạt động giao thương đồng thời ở nhiều địa điểm.

Hệ thống các bến thuyền cổ phân bố trải dài trên phạm vi 200 km2 từ mảnh đất Yên Hưng xưa [nay là thị xã Quảng Yên], trải rộng ra các đảo của vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long cho đến điểm địa đầu Móng Cái. Nếu so sánh với một số thương cảng có tiếng ở Việt Nam như Phố Hiến hay Hội An thì Vân Đồn là thương cảng biển đảo và Hội An và Phố Hiến là thương cảng sông. Ngoài ra 2 thương cảng này chỉ là 1 cảng còn Vân Đồn là hệ thống cảng rộng khắp và tập trung chủ yếu ở khu vực Cống Đông, Cống Tây, xã Thắng Lợi, Cái Làng, Cống Cái, Con Quy, Quan Lạn….

Dự án thăm dò khảo cổ tại đảo Quan Lạn và một số đảo lân cận như Cống Đông, Cống Tây hay Thắng Lợi đã cho thấy một bức tranh tương đối toàn diện về phạm vi của thương cảng Vân Đồn. Tại đây các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều di tích và những hiện vật với niên đại cách đây hàng nghìn năm. Sự phong phú, đa dạng về chất liệu của các hiện vật đã chứng tỏ sự phân bố rộng rãi của thương cảng với những bến thuyền có sự thông thương của nhiều nước trên thế giới.

Điểm khảo sát đảo Cống Tây

Tại đảo Cống Tây còn gọi là Thừa Cống, khu vực vùng huyện trên đảo. Tại đây đã phát hiện rất nhiều loại hình di vật, đặc biệt là đồ gốm sứ. Trong phần lớn là những hiện vật bản địa như đồ sành, đồ gốm Việt Nam như gốm men ngọc thời Lý, men nâu thời Trần và men lam thời Lê. Ngoài ra còn có rất nhiều đồ gốm xuất sứ của nước ngoài đặc biệt của Trung Quốc với lớp men dày thuộc loại sứ celadon và loại gốm hoa lam với chất lượng rất tốt. Từ kết quả khảo cổ, kết hợp với vị trí kín gió khá an toàn cho các tàu thuyền neo đậu, thì khu vực này được xác định là một bến thuyền vô cùng quan trọng của thương cảng tại thế kỷ 14, 15.

Mảnh gốm, sứ Việt Nam tại đảo Cống Tây

Tính chất quốc cảng hay thương cảng quốc tế thì đó là nơi tập trung các nguồn hàng không chỉ của vùng biển đảo mà còn là nơi tập trung các nguồn hàng của nhiều trung tâm kinh tế . Và Vân Đồn là nơi có nhiều mối liên hệ với các trung tâm kinh tế khác của quốc gia đại việt và trong đó trục kinh tế chủ đạo nhất và quan trọng hàng đầu là giữa thương cảng vân đồn với kinh thành thăng long.

Sơ đồ mặt bán kiến trúc chùa Lấm

Ngoài các vụng đỗ tàu thuyền và bãi gốm sử được xác định, các nhà khảo cổ còn xác định nhiều dấu tích của công trình kiến trúc, chùa tháp được xây dựng vào thời Trần phân bổ dày đặc trên hòn đảo này trong đó di tích chùa Lấm và bảo tháp Vân Đồn đã được nghiên cứu khai quật làm rõ quy mô kết cấu và mặt bằng kiến trúc. Sự xuất hiện dày đặc của những kiến trúc này còn cho thấy đây không chỉ là những vùng giao thương sầm uất mà còn là nơi tập trung cư dân đông đúc trong lịch sử đã quần tụ thành các làng, xã.

Điểm khảo sát Bến Cái Làng

Bến Cái Làng thuộc xã Đông Bắc đảo Quan Lạn là trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn khi xưa, Trải qua gần 1 thiên niên kỷ với những biến đổi theo thời gian thì diện mạo sầm uất của thương cảng không còn nữa. Nhưng tại bến thuyền cổ này vẫn còn hàng vạn những mảnh vỡ sành sứ tiêu biểu của các triều đại và là bằng chứng cho hàng triệu chuyến hàng từng cập bến.

Giếng Hêu – một giếng cổ có từ thời lý trên đảo Cái Làng

Được biết Cái Làng có nghĩa là làng lớn vì người dân tại đây vô cùng đông đúc, và mưu sinh chủ yếu bằng nghề buôn bán với các tàu bè nên cuộc sống người dân sung túc do đó họ lập rất nhiều miếu, đền thờ. Đặc biệt khu vực Cái Làng hiện còn lưu giữ được những những nền móng của ngôi đình Quan Lạn, hay ngôi miếu cổ với niên đại trên 300 năm thờ vua Lý Anh Tông người có công lập nên trang Vân Đồn và giếng Hệu- giếng nước ngọt cổ có từ thời Lý, nhằm phục vụ nước sinh hoạt cho các tàu buôn trong và ngoài nước.

Điểm khảo sát Khu vực Cống Cái

Tại đây các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những nền móng của các bến bãi, những viên đá tảng lớn được phán đoán là nơi buộc thuyền khi xưa. Cùng với đó là những hiện vật gốm sứ cổ đã góp phần khẳng định nơi đây là một địa điểm trung chuyển giao thương quan trọng của thương cảng cổ Vân Đồn.

Tảng đá được cho là nơi buộc thuyền khi xưa

Các hiện vật được khai quật tại đây sẽ bổ xung thêm cho những nhận định về khu vực Cái Làng. Trước đây tại khu vực Cái Làng đã tìm thấy những dấu tích từ thời Lý Trần trong các hố khai quật, nhưng các hố này có diện tích khá nhỏ. Thì hiện nay với những kết quả khai quật mới đã phát hiện ra nhiều kết quả rõ ràng, đặc biệt là khu vực nơi Trần Khánh Dư luyện quân cũng có thể là nơi ông tập hợp quân lính ở đó nên khu vực này tập trung rất nhiều di vật gốm sứ thời Trần. Ngoài ra khu vực này còn phát hiện thấy những đồng tiền thuộc thời Bắc Tống cho đến thời Lê Cảnh Hưng.

Các hiện vật gốm cổ được tìm thấy rất nhiều tại khu vực Cống Cái

Từ các kết quả của khai quật khảo cổ học cũng như là khảo sát, xác định qua nhiều tài liệu khác nhau cho thấy có rất nhiều điểm được coi là bến kể cả ven bờ và ngoài các đảo. Hơn nữa Thương cảng vân đồn phải được nhìn dưới góc độ là nơi có cư dân tồn tại từ rất lâu đời để tạo lên văn hóa Hạ Long trên Vịnh Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long. Và nền văn hóa Hạ Long đã tồn tại mấy nghìn năm trước công nguyên và đã có sự giao lưu giữa các vùng Đông Nam Á và tiếp nối thì Vân Đồn được lựa chọn để trở thành một thương cảng

Đâu là trung tâm của thương cảng Vân Đồn?

Một chi tiết thú vị mà nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến là vấn đề về vị trí trung tâm của thương cảng Vân Đồn. Một số cho rằng nó phải là Cái Làng, một số khác lại nghĩ rằng nó phải là quần đảo Cống Đông – Cống Tây. Theo GS.TS.Nguyễn Văn Kim [Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam], khu vực trung tâm của thương cảng Vân Đồn bao gồm 3 phân khu.

  • Phân khu 1 bao gồm quần đảo Cống Đông – Cống Tây, đây là trung tâm kinh tế, văn hóa và ngoại giao lớn nhất của Vân Đồn trong thời kỳ nhà Lý – Trần.
  • Phân khu 2 bao gồm quần đảo Hải Vân, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và kiểm soát thuế quan, đảm bảo việc giao nhận và buôn bán các sản phẩm cao cấp của phân khu 1 và đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi kinh tế với thế giới bên ngoài. Từ khoảng cuối thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 16, thay thế cho khu vực Cống Đông – Cống Tây, phân khu này dần trở thành trung tâm lớn nhất và quan trọng nhất của Vân Đồn và liên tục duy trì vị trí đó cho đến khoảng đầu thế kỷ 18.
  • Phân khu 3 bao gồm các bến cảng khác ở xã Ngọc Vừng, cả hai đều có vai trò trong việc buôn bán quốc tế và bảo vệ an ninh ở phía Nam cho Thương Cảng. Ba phân khu này kết hợp lại đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động chính trị, kinh tế và xã hội trong suốt bảy thế kỷ hình thành và phát triển của hệ thống thương cảng Vân Đồn.

Các hiện vật được trưng bày

Hiện tại các di vật có giá trị tại vân đồn được qua các cuộc khảo sát được lưu giữ tại tầng 2 của bảo tàng Quảng Ninh. Từ mỗi hiện vật tại đây chúng ta có thể thấy về một giai đoạn phát triển hưng thịnh của thương cảng Vân Đồn trong quá khứ. Trong đó có bảo tháp Vân Đồn được phát hiện tại xã thằng lợi được phát hiện trong quá trình khai quật chùa Lấm. Mô hình phục chế cho thấy tòa bảo thác cao trên 15m và có ít nhất 11 tầng mang đậm kiến trúc nghệ thuật thời trần giai đoạn cuối thế kỳ 13 đầu thế kỷ 14 với các hoa văn trang trí hình lá đề, rồng phượng, tượng hillary.

Bảo tháp Vân Đồn tại bảo tàng Quảng Ninh

Ngoài ra, quá trình khai quật còn thu được một khối lượng lớn các loại hình di vật bằng đất nung màu đỏ tươi gồm vật liệu xây dựng bằng gạch hình chữ nhật xây lõi tháp, gạch lát nền hình vuông, ngói mũi hài, đầu đao các loại gạch ốp trang trí tượng tháp với các họa tiết hình hoa sen, hoa chanh hình lá đề.

Chủ Đề