Thưởng thâm niên là gì

Thâm niên chính là thời gian mà người lao động hoạt động, công tác tại một cư, một ngành, một nghề nhất định.

Thâm niên được tính trong phụ cấp tiền lương của một số đối tượng nhất định được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể. Vậy thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên như thế nào sẽ được Luật Hoàng Phi hỗ trợ tư vấn, giải đáp thông qua nội dung bài viết sau đây.

Xem thêm: Thâm niên là gì

Hiện nay, pháp luật không có nội dung quy định về định nghĩa thâm niên. Tuy nhiên, thâm niên có thể được hiểu là khoảng thời gian [được tính theo đơn vị năm] làm việc liên tục trong một cơ quan nhà nước, trong một ngành, nghề nào đó.

Thâm niên được sử dụng làm căn cứ tính phụ cấp cho người lao động thường là áp dụng trong khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, ngoài khối nhà nước, một số doanh nghiệp cũng sử dụng thâm niên để tính phụ cấp cho người lao động của đơn vị mình [nhưng không nhiều] và phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của từng doanh nghiệp.

Phụ cấp thâm niên là gì?

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp lương được trả thêm hàng tháng cho người lao động có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị nhằm khuyến khích và tạo thêm động lực cho người lao động làm việc, cống hiến hiệu quả hơn.

Do pháp luật không có nội dung đi sâu vào định nghĩa và giải thích khái niệm thâm niên là gì, vì thế trong nội dung bài viết, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về phụ cấp thâm niên.

Như đã nêu ở trên trong phần khái niệm thâm niên, thâm niên ở các doanh nghiệp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ phúc lợi của doanh nghiệp, tức là ý chí của người sử dụng lao động nên không phải doanh nghiệp nào người lao động cũng được hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, ở cơ quan nhà nước tiền lương hàng tháng sẽ có thêm một khoản phụ cấp thâm niên. Cụ thể những đối tượng được tính phụ cấp thâm niên bao gồm:

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

– Hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân Việt Nam.

Xem tiếp: Khoa học tự nhiên là gì

– Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

– Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, viện kiểm sát, kiểm toán, thanh tra thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo

Nhà giáo là một trong những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật, cụ thể những đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT- BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH VÀ Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT như sau:

– Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội [sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập] được nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật]

– Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập

– Đối tượng trên đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH phải được xếp vào các ngạch viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo [các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15] hoặc các hạng viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo [các hạng có các ký tự đầu của mã số hạng là V.07]

Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.

Cách tính phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2022

=

Tham khảo thêm: Tính từ có nghĩa là gì

Mức lương cơ sở

1.490.000 đồng/tháng

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

– Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]:

Mức phụ cấp năm 2022

=

Mức lương năm 2022 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo năm 2022 [nếu có] + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung năm 2022 [nếu có]

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định

– Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Trên đây là nội dung bài viết thâm niên là gì? Mọi thắc mắc có liên quan Quý khách hàng có thể phản hồi với chúng tôi để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm: 17 cách trốn nghĩa vụ quân sự 2016

Chủ Đề