Tiêm mũi 3 vero cell sau bao lâu

Người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 thời gian 3 tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 thời gian 4 tháng - Ảnh: VGP/Hiền Minh

Theo nhận định của Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng BA.4, BA.5…

Để đối phó với những biến chủng này, các chuyên gia nhấn mạnh, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua tốc độ tiêm chủng còn chậm.

Để thống nhất và tăng cường công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao,  bảo đảm an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh và làm rõ cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Tiêm ngay mũi 3, mũi 4 khi đủ thời gian

Cụ thể, đối với người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 thời gian 3 tháng; tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 thời gian 4 tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.

Người từ 12 đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 thời gian 5 tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Địa phương cần đẩy mạnh truyền thông tác dụng, hiệu quả của vaccine

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Các địa phương công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn [địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ] và thông tin để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Bộ Y tế cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sĩ trong toàn ngành bảo đảm hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Hiền Minh


Cập nhật: 11:22 - 29/12/2021 | Lần xem: 84712

Hỏi và đáp về tiêm vắc-xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại

1. Ai cần tiêm bổ sung vắc-xin phòng COVID-19?

Nếu bạn thuộc nhóm người có hệ thống miễn dịch suy yếu thì hệ thống miễn dịch của bạn có thể không đủ khả năng phòng COVID-19 dù đã tiêm chủng đủ liều vắc-xin cơ bảnNgười có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng là người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng... Do đó, một liều vắc-xin bổ sung có thể cải thiện khả năng bảo vệ chống lại COVID-19Việc cung cấp liều vắc-xin bổ sung này có thể giúp bạn có đáp ứng miễn dịch tương tự như nhóm người bình thường khác.Ngoài ra nếu bạn đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V thì bạn cũng cần tiêm bổ sung vắc xin COVID-19.

Lưu ý: Đối với những người có chỉ định tiêm liều bổ sung, sau khi đã tiêm liều bổ sung thì được coi là hoàn thành liều cơ bản.

2. Loại vắc xin tiêm bổ sung là loại nào?

Bạn sẽ được tiêm loại vắc xin cùng loại với liều cơ bản bạn đã tiêm hoặc vắc xin mRNA. 

3. Khoảng cách tiêm bổ sung vắc xin COVID-19 là bao lâu?

Tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

4. Ai cần tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19?

Tiêm nhắc lại vắc-xin phòng COVID-19 áp dụng cho những người đã tiêm chủng đầy đủ liều vắc xin. Việc tiêm liều nhắc lại nhằm tăng cường hoặc khôi phục khả năng bảo vệ cơ thể của các liều cơ bản.

5. Ai thuộc nhóm người cần tiêm nhắc lại hay không?

Bạn thuộc nhóm cần tiêm nhắc nếu có 3 điều kiện sau:Từ 18 tuồi trở lên; Đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung; Đã tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất được 3 tháng

6. Loại vắc xin được tiêm nhắc lại là loại nào?

Nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc-xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA; 

Nếu trước đó đã tiêm các loại vắc-xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc-xin mRNA. 

Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc-xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc-xin mRNA hoặc vắc-xin véc tơ vi-rút [vắc-xin Astrazeneca].

7. Vắc-xin nào được sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại có an toàn không

Vắc-xin sử dụng để tiêm bổ sung và nhắc lại là vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 9 loại vắc-xin phòng COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch gồm: AstraZeneca;SputnikV; COVID-19 Vaccine Janssen; Moderna; Pfizer-BioNTech; Vero Cell [Sinopharm]; Hayat - Vax;Abdala;Covaxin.

8. Sau khi mắc COVID-19 thì bao lâu có thể tiêm vắc-xin phòng COVID-19?

Đối với những người đã mắc COVID-19 thì có thể tiêm vắc-xin ngay sau khi hồi phục và đã hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Vì vậy, sau khi khỏi bệnh, bạn hãy thực hiện tiêm vắc-xin ngay khi đến lượt [kể cả liều cơ bản hoặc liều bổ sung hoặc liều nhắc lại].

9. Trường hợp nào chống chỉ định tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Vắc-xin phòng COVID-19 chống chỉ định tiêm đối vớinhững người đã có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin phòng COVID-19 cùng loại [lần trước] hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

10. Trường hợp nào tạm hoãn tiêm vắc-xin bổ sung và tiêm nhắc lại?

Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc phụ nữ mang thai dưới 13 tuần sẽ được trì hoãn tiêm chủng.

11. Làm thế nào để đăng ký tiêm vắc-xin phòng COVID-19 liều bổ sung hoặc nhắc lại?

Nếu bạn đang khám, điều trị tại một cơ sở y tế thì liên hệ cơ sở y tế đó để đăng ký.

Nếu bạn đang làm việc, học tập tại cơ quan, doanh nghiệp, trường học thì đăng ký tại nơi bạn học tập, làm việc. Cơ quan, doanh nghiệp, trường học sẽ chủ động liên hệ Ủy ban nhân dân địa phương để có phương án tiêm chủng cho người lao động, sinh viên.

Ngoài ra người dân, đặc biệt các trường hợp không thể di chuyển đến địa điểm tiêm, cần được hỗ trợ thì có thể thể liên hệ với Tổ trưởng Tổ dân phố, Khu phố, Ấp hoặc Ủy ban nhân dân phường/xã/thị trấn cư trú để đăng ký tiêm vắc-xin.

12. Thành phố có đủ vắc-xin để tiêm bổ sung và nhắc lại?

Hiện nay nguồn cung vắc xin đảm bảo đủ để tiêm cho người dân Thành phố nên bạn yên tâm đăng ký và chờ đến lượt hẹn tiêm.

Tải file PDF tại đây

Lệ Thu, Thủy Tiên - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Chủ Đề