Tính chỉnh thể của văn bản là gì

Chính thể hay chỉnh thể là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành hình thức nhà nước, thường được quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao nhất - Hiến pháp. Vậy chỉnh thể là gì? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn về các thông tin có liên quan đến chỉnh thể là gì. Mời bạn theo dõi.

Chỉnh thể là gì

1. Chỉnh thể là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, chỉnh thể được định nghĩa là một thể, khối thống nhất, trong đó có đầy đủ các bộ phận nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau.

Chính thể dùng để chỉ một chế độ chính trị, cách thức tổ chức nhà nước. Hình thức chính thể là sự biểu hiện bề ngoài thành mô hình, hình dáng của nhà nước thông qua cách thức thành lập, cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí, quyền hạn trách nhiệm, mối quan hệ của các cơ quan nhà nước cấu tạo nên nhà nước và bản chất, nguồn gốc của quyền lực nhà nước. Hay, có thể hiểu, chính thể là cách thức tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó.

Hay nói đơn giản, chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quy định của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương và quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chức quyền lực Nhà nước.

2. Xem xét hình thức chính thể

Việc xem xét về hình thức chính thể của một nhà nước là xem xét trình tự và thủ tục thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước, xem xét mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân. Cụ thể, tìm hiểu về hình thức chính thể của một nhà nước là tìm hiểu xem trong nhà nước đó:

  • Quyền lực cao nhất của nhà nước được trao cho ai? Nhà vua hay một cơ quan hay một số cơ quan của nhà nước?
  • Phương thức trao quyền lực cho các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước là gì? Cha truyền con nối hay chỉ định hay suy tôn hay bầu cử…?
  • Quan hệ giữa các cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước với nhau, với các cơ quan cấp cao khác của nhà nước và với nhân dân diễn ra như thế nào? Nhân dân ở nước đó có được tham gia vào tổ chức, hoạt động và giám sát hoạt động của cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước hay không?

3. Các hình thức chính thể

Có hai loại hình thức chính thể phổ biến trên thế giới hiện nay là hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa.

  • Chính thể Quân chủ là quyền lực tối cao của Nhà nước được tập trung toàn bộ [hay một phần] trong tay người đứng đầu Nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
  • Quân chủ tuyệt đối [nhà vua nắm quyền lực vô hạn] và quân chủ hạn chế [nắm một phần quyền lực].
  • Quân chủ hạn chế có thể chia ra làm hai loại: quân chủ đại nghị [nhà vua bị hạn chế bởi Nghị Viện] và quân chủ lập hiến [nhà vua bị hạn chế bởi quân chủ Hiến pháp].
  • Chính thể Cộng hòa là hình thức theo quyền lực tối cao của Nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
  • Cộng hòa tổng thống: Tổng thống là nguyên thủ quốc gia, được nhân dân bầu ra, là người đứng đầu Chính phủ. Vì Tổng thống vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính quyền hành pháp nên có quyền lực rất lớn.
  • Cộng hòa đại nghị: Vị trí nguyên thủ quốc gia và người hành pháp tách biệt. Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu ra, Nghị viện là cơ quan thành lập ra và kiểm tra hoạt động của Chính phủ.
  • Cộng hòa lưỡng hệ: Trộn giữa hai mô hình Cộng hòa Tổng thống và Cộng hòa Đại nghị. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu chỉnh thể là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với vấn đề bạn cần tìm hiểu. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

sự thống nhất bên trong của khách thể, khi khách thể đó được xem xét một cách độc lập với môi trường ngoài [theo nghĩa tương đối vì không có một khách thể nào tồn tại bên ngoài môi trường]. TCT của một khách thể là có tính lịch sử cụ thể, được quyết định bởi trình độ phát triển của tư duy khoa học. Có hai xu hướng lí giải khái niệm TCT: 1] TCT là sự bao quát đầy đủ các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ của khách thể [gần với khái niệm tính cụ thể]; 2] TCT là tính quyết định nội tại, tính đặc thù, tính đơn nhất của khách thể [gần với khái niệm bản chất]. Khái niệm TCT còn được dùng đối với các quá trình liên tục, trọn vẹn diễn ra trong những hệ thống lớn, phức tạp như hệ thống xã hội, hệ thống "tự nhiên - xã hội".

Chủ Đề