Tôm sống dập đá là gì

Đồ thủy sản nói chung cần nhất là giữ được độ tươi sống mà từ đó có thể nâng cao được giá trị của mặt hàng này hiệu quả nhất. Thị trường hàng tươi sống đại diện cho một phân khúc hẹp đấy tiềm năng nhất là ở những khu vực mà thủy sản nuôi tại địa phương không thể cạnh tranh với các loại hàng nhập khẩu rẻ tiền. Việc khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng tươi sống đã mở ra một thị trường ngách đầy tiềm năng. Để tận dụng được thời cơ, hãy tham khảo cách vận chuyển tôm sống đi xa mang lại cơ hội mới cho đồ hải sản tươi sống

Tầm quan trọng của việc giữ được sự tươi ngon của tôm khi vận chuyển

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà sản xuất tôm trong khu vực có thể đến với các thị trường cao cấp một cách hiệu quả hơn bằng các cách vận chuyển tôm sống không sử dụng nước. Sự kết hợp tối ưu cho việc vận chuyển các loại tôm nhất là tôm biển đẻ hỗ trợ các ngành nuôi tôm liên tục tăng trưởng trong các khu vực mà sự cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu diễn ra khó khăn. Khi đó muốn có lợi thế cạnh tranh tốt đòi hỏi phải có sự khác biệt trong sản phẩm. Và, thị trường hàng tươi sống tỏ ra là một thị trường hẹp rất tiềm năng.

Ví dụ, tôm là sản phẩm thủy sản được tiêu thụ số một ở Mỹ, với lượng tiêu thụ bình quân đầu người trung bình năm là 1,8 kg. Hơn 90% lượng tôm được tiêu thụ ở đây là sản phẩm nhập khẩu. Hàng nhập vào Mỹ phải đạt được chất lượng cao và đáp ứng các nhu cầu khắt khe với sự kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo được độ tươi ngon cho sản phẩm. Chính vì thế việc bảo quản tôm tươi sống trong quá trình vận chuyển luôn là bài toán đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ hải sản.

Tại sao cần vận chuyển tôm đi xa mà không cần nước

Khi vận chuyển tôm sống trong nước sẽ giúp cho kiểm soát được nhiệt độ, các chỉ số về mức amoniac, lượng oxy và các-bon đi-ô-xít cần thiết. Tuy nhiên với bài toán vận chuyển đường dài thì khối lượng nước vận chuyển kèm theo có thể làm chi phí bị đẩy lên cao dẫn đến giảm được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Thêm nữa, nếu có thể vận chuyển tôm sống mà không cần khối lượng nước đi kèm theo thì sẽ giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể. Chính vì vậy việc nghiên cứu các phương pháp xử lý và đóng gói tôm để có thể vận chuyển được đi xa trở nên vô cùng quan trọng

>>>Xem thêm : cách bọc xe máy để vận chuyển.

Làm thế nào để đóng gói vận chuyển tôm sống mà không cần nước

Sau khi được thu hoạch, tôm phải được chuẩn bị để vận chuyển đi xa, công việc này bao gồm các công đoạn như sau:

Bước 1: Gây tê tôm trong nước bằng cách sử dụng nước đá để hạ nhiệt độ. Vận chuyển tôm và nước nuôi vào một bể nhỏ.Chuẩn bị bể, cấp nước biển, nhiệt độ nước đảm bảo 20oC, bắt tôm sú mới thu hoạch [được rửa sạch] nhẹ nhàng vào bể, cho tôm nghỉ và lưu giữ trong 12 giờ thì tiến hành tôm ngủ đông.

Bước 2: Cho tôm ngủ đông. Chuẩn bị dụng cụ cách nhiệt, chẳng hạn thùng xốp, cấp nước biển vào thùng, đảm bảo nhiệt độ 15oC, bắt tôm sú từ bể lưu giữ vào thùng, lưu giữ trong thời gian từ 90-150 phút tôm sẽ ngủ hoàn toàn [ngủ đông] thì tiến hành vận chuyển tôm đi xa.

Bước 3 đóng thùng để vận chuyển. Chuẩn bị các thùng xốp, cho tôm trong vào rồi phủ kín tôm bằng rong biển đã làm ẩm và làm lạnh 15oC. Lúc này có thể vận chuyển các thùng tôm đi xa.

Bước 4: Đánh thức tôm. Đến nơi giao nhận tôm, lúc này tiến hành sục khí [5 phút/lần]. Để đánh thức tôm dậy bằng cách thả tôm vào môi trường nước biển với điều kiện nhiệt độ, độ mặn tương đương lúc tôm vận chuyển [nhiệt độ ban đầu là 15oC]. Sau đó tăng dần nhiệt độ nước bên trong bể thả tôm, bằng cách cứ 15 phút nâng nhiệt lên 1oC, cho tới khi đạt 20oC và hãy duy trì ở nhiệt độ này trong khoảng 60-90 phút.

Một điều cần lưu ý là trong thời gian trước khi cho tôm ngủ đông và thời điểm lúc đánh thức tôm phải tiến hành sục khí định kỳ cho tôm 5 phút/lần.Vận chuyển tôm bằng phương pháp ngủ đông, tỷ lệ tôm sống 100% với thời gian vận chuyển là 6-7 giờ, đạt 70% nếu với 12 – 13 giờ vận chuyển.

>>>  Bỏ túi ngay:  bảng giá cước vận chuyển xe tải của bình dân

Hy vọng với những kinh nghiệm trên bạn đã có thể tham khảo được một số cách vận chuyển tôm sống đi xa. Chúc các bạn thực hiện vận chuyển tôm sống thành công!

Vận Tải Thành Hưng [Sưu Tầm]

VẬN CHUYỂN CUA - GHẸ KHÔNG CẦN NƯỚC

B1: Làm ghẹ ngủ đông    Cho vào nước đá thật lạnh [vừa mới tan xong] khoảng 1-5 phút để nghẹ ngủ đông. B2: Khi nghẹ bắt đầu ngủ hết vớt ngay vào túi nillong, cho vào hộp xốp. Để túi đá vào hộp xốp nhằm giữ nhiệt độ trong hộp [chú ý để cách bìa catton với ghẹ để tránh ghẹ quá lạnh]. B3. Cho cả hộp xốp đó vào bao ninon đưa vào hộp xốp thứ 2 buộc chặt, cho lên máy bay.

Tất cả các quá trình trên hành trình là khoảng 4g. Về thả ghẹ vào nước ấm là ghẹ sống lại khỏe mạnh bình thường Xem video ở đây

Một số kinh nghiệm về cách chọn hoặc phân biệt 1 số tiêu chí về hải sản để mọi người tham khảo.

1. Ba cấp độ hải sản... Hàng bơi - Hàng muối đá- hàng đông lạnh. - Hàng bơi thì ai cũng biết là hải sản đang bơi là cấp độ ngon nhất. - Hàng muối đá và đông lạnh chúng ta hay nhầm lẫn. - Với hàng đông lạnh thì hạn sử dụng được ghi trên bao bì và có t hạn khoảng 1 năm. Còn hàng muối đá là hàng chúng ta đang bán. Đó là hàng đánh bắt trong ngày rồi cấp đông luôn tùy phương thức vận chuyển có thể cho đá hoặc không. Thời gian lúc hải sản tại biển đến tay người tiêu dùng khoảng 1 ngày. Đó là sự khác biệt cơ bản mà rất nhiều người nghĩ và nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Cấp Đông và Đông lạnh.

2. Cách nhận biết hàng tươi và ngâm nước hoặc không.

Mỗi sản phẩm đều có cách nhận biết khác nhau bằng trực giác và bằng kinh nghiệm... theo dân biển thì Mực thì nhìn Mắt.... Tôm Nhìn Đầu ... Cá nhìn Mang... ghẹ thì xem Ngày trăng sáng. Tại sao vậy?

Ví dụ Mực chía làm 3 cấp độ Mực Sống chúng ta quan sát mắt có màu xanh. Mực lên bờ để tầm 1 ngày ngoài trời như ngoài chợ mắt chuyển màu đen và sáng. Mực lâu ngày nhìn hàng đông lạnh mắt mực sẽ Chuyển màu Đục. Ngoài ra chúng ta có thể dùng bất kỳ hóa chất nào để tẩy trắng mực tuy nhiên mắt mực ko thể tẩy được. Từ Đục sang trong và sang xanh. Do đó nhìn Mắt là 1 tiêu chí số 1. Để biết mực có Ngâm nước hay không? Nhìn trực giác có thể thấy thân mực ... thân mực nguyên bản tại biển chính là màu trắng xanh của biển nếu bị Ngâm nước Ngọt thân sẽ chuyển màu đỏ. Anh chị có thể làm 1 thí nghiệm nhỏ. Để mực tươi vào chậu nước 2 3 tiếng sau đó vớt ra để ngoài quan sát Thứ nhất mực chuyển màu dần sang Đỏ... thứ 2 cân sẽ tăng bằng chính lượng nước con mực nó Ngậm. Đây là kỹ thuật ngâm trực tiếp có ý thức của người bán để làm tăng trọng lượng lừa khách hàng. 1kg chắc lên 1.2kg. Kỹ thuật thứ 2 gọi là gián tiếp ngâm Mực. Đây chính là điểm chúng ta đang gặp phải vì nó là bất khả kháng và ngoài tầm kiểm soát của chính chung ta. Đó chính là Đá. Nếu ko có đá vận chuyển đường bộ hàng để trong cốp xe thì coi như sẽ hỏng. Nếu có đá thì chính đá là nước ngọt gián tiếp ngấm vào thân Mực. Lại vô tình mực bị ngậm nước. Ra Hà nội mực ko bị hao mà tăng cân như t.h 1. Có 1 số cách khắc phục. Có thể hút chân không tại biển cấp đông rồi phủ đá lên thì nước đá sẽ không ngấm vào Mực ra Hn là Ok. Thứ 2 vận bằng xe lạnh. Thứ 3 vận chuyển hàng không.

Tôm thì nhìn đầu. Tôm đầu và thân gắn chặt thì là tươi. Rụng đầu thì nên bỏ. Tôm thì nên chú ý để phân biệt Bơm thạch Rau Câu. Chất thạch rau câu không độc nó có chất làm dính đầu tôm và thân tôm và quan trọng nhất làm tăng trọng lượng của tôm để lừa khách. Thường dùng đối với hàng đông lạnh và tôm lâu ngày. Nhìn mắt thường rất khó biết vì nó màu trắng. Chỉ còn cách là Test đồ trực tiếp để phân biêt.

Ghẹ Cua thì nên tránh ăn ngày trăng sáng vì những ngày đó Ghẹ Nhịn Ăn nên thường bị óp. Ngày rằm cộng trừ 2 ngày nên tránh ăn Ghẹ.

Cá thì chúng ta biết rồi nhìn Mang để phân biệt tươi hay không.

3. Những loài hải sản nào Không nên ăn khi nó chết.
Hầu hết các loài Giáp xác thân cứng chúng ta không nên ăn chết thì bỏ. Cụ thể 1 số như Cua, Ghẹ, bề bề, tôm mũ ni.... các loài này khi chết sẽ sản sinh ra 1 số chất làm quá trình oxy hóa rất nhanh thậm chí gây ngộ độc hải sản. Bề bề thì bay hết thịt. Cua và tôm mũ ni thì rất Khai và thịt nhão do bị oxy hóa.

4. Sự khác nhau giữa vận chuyển đường bộ và hàng không. Có 2 khác nhau cơ bản là tiêu chuẩn và hoàn cảnh. - Tiêu chuản hàng không gần như theo 1 quy chuẩn chẳng hạn chúng ta quan sát 100 thùng hàng ko thì 100 thùng đóng gói giống nhau, thùng xốp đóng hải sản là mới 100%. Nếu bọc không kín nhân viên hàng không sẽ bắt ra bọc lại tại sân bay. Còn đường bộ thì đóng sao không phải là vẫn đề miễn chủ xe ok. Do đó mẫu mã từ Hoa quả rau thịt... vận chuyển hàng không sẽ ok hơn là vậy

- Thứ 2 là hoàn cảnh: Giả sử 1 thùng đóng theo 1 tiêu chuản nhất định để trong cốp xe cố nhiệt độ là 40 Độ. Thì chắc chắn hải sản phải có đá nếu ko sẽ bị hấp hơi và hỏng toàn bộ. Nhưng hàng không thì không cần. Chỉ cần cấp đông tại biển về Hn thâm chí không tan 1 chút nào vì nhiệt độ trong kho lạnh của hàng không và nhiệt âm mấy chục độ khi bay thì hàng hóa gần như giữ nguyên. Anh chị có thể khắc phục với đường bộ để tránh đá ngấm trực tiếp vào hải sản bằng cách đá đóng vào chai Lavie rồi đậy nắp phủ lên hải sản sẽ tránh trực tiếp mà vẫn giữ đc độ lạnh. Cái này tôi chưa thử mà chỉ thử với Hàng không cho Ghẹ bơi. Để vào lấy hơi lạnh.

5. Phân biệt phương thức đánh bắt

Gần bờ và xa bờ Đánh bắt xa bờ tàu to thường đi cả tuàn thạm chí cả tháng. Anh chị có thể tự suy luận tàu đi cả tuần trên tàu ko có tủ lạnh cá tôm mục bảo quản bằng gì 1 là cho vào kho 2 là phải có hóa chất thì mới giữ đc hải sản. Nhiệt độ kho cũng ko đảm bảo cho bảo quản. Do đó đánh bắt xa bờ anh em nên thận trọng. Gần bờ thì sáng đi chiều về hải sản thạm chí còn Bơi. Họ thường Đục 1 khoang nhỏ trên bè để Câu được là thả vào đó nên hải sản vãn như bơi dưới biển. Kiểu như lưới đựng cá. Đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa gần và xa bờ. Làm cho chất lượng khác nhau hoàn toàn.

6 . Phân biệt giữa lưới và Câu

Tại sao đồ Câu lại đắt hơn đồ lưới
Nguyên nhân là câu tươi ngon hơn. Câu thì cá tôm đẹp và khỏe hơn lưói thì do quá trình kéo lưới đsx bị va chạm chày xước hoặc chết do va đập với cá tôm khác. Mực là rõ nhất vì nó là thân mềm. Do đó hàng câu thậm chí đắt hơn cả trăm ngàn vẫn đắt khách. Ngoài ra Câu thì 99% là gần bờ .

7. Phân biệt giữa hàng thiên nhiên và nuôi nhốt

Đây cũng là 1 đặc điểm rất hay nhầm và nó rất quan trọng. Đối với hàng thiên nhiên thì ko phải bàn rồi còn đối với hàng nuôi nhốt chúng ta nên phân biệt 2 phương thức chủ yếu là nuôi theo ao... và nuôi theo lồng bè thiên nhiên hay còn gọi là Bán thiên nhiên.

Nuôi theo ao chúng ta hết sức lưu ý hàng này sau 1 thời gian độ mặn của nước ... đất sẽ bị bị thay đổi kiểu canh tác đất 1 thời gian sẽ bị bạc màu. Do đó người nuôi sẽ phải cải tạo bằng nhiều cách thậm chí dùng hóa chất. Ngoài ra để tránh tôm cá bị nấm bênh ... họ còn có thể cho kháng sinh vào ao để tăng sức đề kháng cho cá tôm. Rất nguy hiểm dù tôm bơi nhưng bản thân tôi cũng ko dám ăn. Phương thức này áp dụng nhiều tại Miền Tây. Nuôi bán thiên nhiên thì rất ok. Thường ở các vùng sóng nhỏ là các vịnh, đảo như Hạ Long Phú Quốc hay áp dụng kiểu này. Cá 1 phần tự kiếm ăn 1 phần cho ăn. Đặc biệt nhất là nước thiên nhiên nên hóa chất là thuốc gần như ko cần thiết. Loại này kém hàng tự nhiên 1 chút về chất lượng.

8. Phân biệt giữa Hải sản và thủy sản trong cách bảo quản.

Với Hải sản nếu bảo quản đúng cách như hàng còn sống để tủ đông đủ tiêu chuẩn âm trên 30 độ thì tôi đảm bảo mực tôm cá chất lượng chỉ giảm 2 3% so với lúc đầu. Nhưng thủy sản thì khác anh chị để cá Chép Cá nc ngọt vào tủ đá khi bỏ ra thịt sẽ rất bở. Do đó chúng ta hoàn toàn yên tâm để ngăn lạnh 5 10 ngày ko sao.

9. Cách bảo quản hải sản và giã đông hải sản 

Nếu chúng ta ăn Ghẹ Cua Bề bề vào trưa thư 7 mà hàng về chiều thứ 6. Nhiều người sai lầm khi cấp trực tiếp hải sản đang bơi vào tủ cấp đông. Như vậy ghẹ cua sẽ bị óp bề bề thì bay thịt. Do đó chúng ta nên hấp qua để thịt se lại sau đó khi ăn chúng ta hấp lại vãn giữ 95% chất lượng.

Hải sản như tôm mực cá... cách duy nhất là cho cấp đông. Khi ăn chiều chúng ta nên đông tự nhiên ở ngăn mát.
Hải sản rất kỵ nước ngọt đặc biết cá thu giã đông bằng cách ngám nước ngọt thì coi như vứt đi vì rất tanh.

10. Kỹ thuật gây sốc Lạnh hải sản

Hải sản vận chuyển xa nhất là hàng không thì đây là vấn đề sống còn. Phương thức là cho đá vào thùng nước biển thật nhiều để nước lạnh như đá sau đó thả Ghẹ vào tầm vài phút ghẹ sẽ sốc hay là chết lâm sàng. Sau đó cho ghẹ ra 1 túi cho vào thùng rồi bơm oxy vận chuyển ra Hn. Sau đó ra hn thì chúng ta lấy nước muối sục oxy ghẹ lại bơi tung tăng. Nó cũng áp dụng với cá tôm mũ ni... Đối với vận chuyển bằng ô tô thì quá đơn giản chỉ cần sục oxy trong suốt quá trình vận chuyển.

Cua Ốc nó khỏe thì chẳng cần.

Bài viết được anh Khanh Nguyen chia sẻ thực tế từ 3 năm làm hải sản Phú Quốc của mình, kinh nghiệm rất quý báu!

Vận chuyển tôm sống trong điều kiện không có nước
Tóm tắt: Thị trường hàng tươi sống đại diện cho một phân khúc hẹp đầy hứa hẹn ở các khu vực mà thủy hải sản nuôi tại địa phương không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu rẻ tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà sản xuất tôm trong khu vực có thể đến với các thị trường cao cấp một cách hiệu quả hơn bằng các phương pháp vận chuyển không sử dụng nước. Sự kết hợp tối ưu cho việc vận chuyển tôm biển không dùng nước có liên quan đến giảm nhiệt độ nước 10 °C/giờ và bảo quản ở nhiệt độ khoảng 12 – 15 °C trong dăm bào gỗ ẩm lên đến 24 giờ. Điều kiện tương tự với tôm nước ngọt, nhưng chúng không thể chịu được nhiệt độ dưới 14 °C.

shrimp wood shavings

Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tôm sống có thể được vận chuyển trên một thảm dăm bào gỗ ướt, thay vì trong nước.

Để hỗ trợ ngành nuôi tôm liên tục tăng trưởng trong các khu vực mà không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu rẻ tiền, một thị trường hẹp đòi hỏi giá cao hơn giá tôm nhập khẩu phải được tối đa lợi thế. Thị trường hàng tươi sống cho thấy đây là một thị trường hẹp rất hứa hẹn.

Khó khăn và tốn kém cho các nhà nhập khẩu khi vận chuyển tôm sống qua những quãng đường xa, các thị trường hàng tươi sống tạo cơ hội để các nước không có thế mạnh nuôi tôm cung cấp được cho các thị trường trong nước và khu vực thủy hải sản sống vốn có thể đòi mức giá cao.

Thị trường ngách/hẹp tiềm năng

Ví dụ, tôm là sản phẩm thủy sản số 1 được tiêu thụ tại Mỹ, với mức tiêu thụ bình quân đầu người trung bình hàng năm là 1,8 kg. Hơn 90% lượng tôm tiêu thụ ở Mỹ được nhập khẩu, và phần lớn tôm nhập khẩu từ nuôi trồng, không phải nguồn đánh bắt tự nhiên.

Mỹ chú trọng phát triển ngành nuôi tôm hơn nữa. Sản lượng tôm biển và tôm nước ngọt trong cả hệ thống nuôi trồng thủy sản trong ao hoặc tuần hoàn đã cho thấy khả thi về mặt kỹ thuật, và các doanh nghiệp thương mại áp dụng cả hai hệ thống hiện có. Tuy nhiên, chi phí sản xuất đối với người nuôi ở Mỹ vượt quá những đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Giá trị thị trường tôm hàng hóa của Mỹ giảm sút do khối lượng lớn sản phẩm sẵn có của nước ngoài.

Bởi đây đang là thách thức cho các nhà nhập khẩu để vận chuyển tôm sống vào Mỹ, nên thị trường hàng tươi sống cho thấy phân khúc ngách hứa hẹn đối với tôm nuôi ở Mỹ.

shrimp

Một nhà nghiên cứu kiểm tra tôm sau khi vận chuyển và trước khi đưa nó trở lại vào nước.

Vận Chuyển Tôm Sống

Vận chuyển tôm sống trong nước có thể được thực hiện khi có thể kiểm soát được nhiệt độ, các mức amoniac, oxy và cacbon dioxide. Tuy nhiên, khi sản phẩm được vận chuyển qua quãng đường dài thì khối lượng nước có thể làm chi phí cực đắt khiến người dùng không thể mua nổi.

Nếu tôm có thể được vận chuyển sống mà không cần khối lượng nước thì sẽ tiết kiệm đáng kể. Theo đó, các nghiên cứu đã được tiến hành để triển khai các phương pháp xử lý và đóng gói tôm sống không dùng nước.

Sau khi được thu hoạch, tôm phải được chuẩn bị để vận chuyển. Công việc này bao gồm các bước sau:

Gây tê tôm trong nước bằng cách sử dụng nước đá để hạ nhiệt độ. Vận chuyển tôm và nước nuôi vào một bể nhỏ hơn có sục khí. Từ từ cho nước đá và theo dõi sự thay đổi nhiệt độ. Cần chắc chắn nồng độ oxy hòa tan duy trì cao hơn 5 mg/L.

Ngâm vật liệu đóng gói cùng vào trong nước đã có tôm. Lấy các vật liệu dùng đóng gói đã ướp lạnh này ra và xếp thành lớp ở dưới đáy loại túi trong dùng đựng cá. Chỉ xếp tôm thành một lớp đặt lên trên nền vật liệu đóng gói đã ẩm.

Dùng một xi lanh bơm oxy vào túi và buộc kín túi. Đối với thí nghiệm này, các tác giả đã sử dụng buồng kiểm soát nhiệt độ để duy trì nhiệt độ bảo quản trong thực nghiệm lên đến 72 giờ.

Mở đóng gói và xem mang tôm có động đậy hoặc phản ứng khi bị kích động để xác định tôm vẫn còn sống hay không. Chế biến tôm hoặc cho tôm vào bể nước nuôi ở nơi tiếp nhận.

Nghiên cứu với Tôm biển, Tôm nước ngọt

Các tác giả đã khám phá ra việc vận chuyển không dùng nước nhờ thực hiện các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm sử dụng cả tôm thẻ biển, Litopenaeus vannamei, và tôm nước ngọt, Machrobrachium rosenbergii. Đối với tôm biển, nghiệm thức đầu tiên đã xem xét kỹ mức độ gây tê, bao gồm việc giảm nhiệt độ nước ở mức 5,0; 7,5 và 10,0 °C/giờ. Nhiệt độ lúc đầu là 30 °C điển hình trong nuôi tôm. Nhiệt độ gây tê là nhiệt độ bảo quản, tương ứng các điều kiện vận chuyển.

Không nhìn thấy sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống khi làm mát tôm ở các mức cho tới 10 °C/giờ. Thí nghiệm về các nhiệt độ bảo quản 10, 12, 15 và 20 °C trong thời gian lên đến 72 giờ đã nhận thấy phạm vi nhiệt độ tối ưu là 12 – 15 °C.

Các vật liệu khác nhau được xem xét dùng để đóng gói cùng với tôm, bao gồm dăm bào gỗ, mùn cưa và giấy báo. Sử dụng dăm bào gỗ tốt hơn nhiều so với giấy báo và mùn cưa. Ngoài việc “trông lộn xộn”, giấy báo và mùn cưa bị mắc kẹt vào thân tôm và làm cho tôm nghẽn hít thở không khí ẩm, gây chết tôm nhiều hơn.

Việc tiếp nhận tôm tương đối dễ dàng. Tôm vẫn còn sống sau mô phỏng vận chuyển không dùng nước có thể cho thích nghi vào bể nuôi ở nhiệt độ cao 30 °C, không phụ thuộc vào nhiệt độ lúc gây tê.

Kết quả

Sự kết hợp tối ưu cho việc vận chuyển tôm biển không dùng nước có liên quan đến quá trình gây tê khi giảm nhiệt độ nước 10 °C/giờ và bảo quản tôm không có nước ở nhiệt độ 12 – 15 °C bằng dăm bào gỗ ẩm trong 24 giờ. Ở những điều kiện này, tỷ lệ sống của tôm thường trên 95%. Khi bảo quản tôm ở thời gian dài hơn 24 giờ, đã thấy tỉ lệ sống từ trung bình đến kém khi thời gian lên đến 72 giờ.

Quy trình đã thành công trong việc vận chuyển tôm biển không dùng nước cũng được áp dụng cho tôm nước ngọt. Các điều kiện tối ưu cho tôm biển được giữ đúng đối với tôm nước ngọt trừ một ngoại lệ. Tôm nước ngọt không chịu được nhiệt độ dưới 14 °C ở nhiều nghiệm thức lập lại. Mặc dù nhiệt độ bảo quản 15 °C đem đến tỉ lệ sống tốt, gần như tất cả tôm đã chết khi ở nhiệt độ dưới 14 °C.

Video liên quan

Chủ Đề