Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2023 năm 2024

Dữ liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/2 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa năm 2023 của Nhật Bản tính bằng USD là 4.200 tỷ USD, trong khi con số này của Đức là 4.500 tỷ USD.

Đồng yen giảm hơn 18% trong năm 2022 và 2023 so với USD, trong đó mất khoảng 7% riêng trong năm 2023 do Ngân hàng Nhật Bản đã duy trì lãi suất âm, đi ngược lại với xu hướng chung của các ngân hàng trung ương khác là liên tiếp tăng lãi suất.

Cả hai nền kinh tế đều phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đối mặt nhiều vấn đề lớn, nhưng Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hơn Đức do tình trạng thiếu lao động trầm trọng khi dân số giảm và tỷ lệ sinh rất thấp.

Ấn Độ, với dân số trẻ đang phát triển và tốc độ tăng trưởng cao hơn, được dự đoán sẽ vượt qua cả Đức và Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào cuối thập kỷ này.

Theo dữ liệu sơ bộ do Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố, dù trong năm 2023 nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng 1,9%, nhưng trong quý 4/2023 đã suy giảm 0,1%. Đây là quý thứ hai liên tiếp sản lượng giảm sau mức giảm 0,8% trong quý 3/2023.

Theo con số thống kê vào cuối năm 2022, Nga đã trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Lần cuối cùng Nga được xếp vào top này là vào năm 2014 và đứng thứ 9. Năm 2021, Nga xếp thứ 11.

Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới 2023 năm 2024
Điện Kremlin ở thủ đô Mátxcơva, Nga. Ảnh: Xinhua

Giờ đây, như các tính toán của RIA Novosti đã chỉ ra dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới và các dịch vụ thống kê quốc gia, Nga đang ở vị trí thứ tám trên thế giới về GDP, nghĩa là tổng sản lượng tất cả hàng hóa được sản xuất và dịch vụ.

Các tính toán được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, theo kết quả của năm đầu tiên bị trừng phạt, Nga đã thực sự trở lại top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và có những lời giải thích cho điều đó.

Theo thông lệ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đánh giá khối lượng nền kinh tế của một quốc gia là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ mới được sản xuất trong đó.

Ước tính sơ bộ của IMF về kết quả năm 2022 như sau: Nga đứng ở vị trí thứ chín trên thế giới với GDP là 2,1 nghìn tỉ USD. Đây là những ước tính của IMF chứ không phải của các nhà thống kê và phân tích trong nước.

Trong khi đó, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Cơ quan Thống kê Liên bang Nga (Rosstat), GDP năm 2022 của Nga có cao hơn một chút - 2,3 nghìn tỉ USD. Như vậy là trong bảng xếp hạng kinh tế chung của thế giới, Nga không phải ở vị trí thứ chín mà là ở vị trí thứ tám.

Nhưng nhìn chung, điều này không quá quan trọng. Điều quan trọng là tính theo đồng USD, nền kinh tế Nga đã tăng lên nhiều bậc trong năm.

Theo IMF và Rosstat, các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2022 (GDP tính bằng nghìn tỉ USD)

1. Mỹ: 25

2. Trung Quốc: 18,3

3. Nhật Bản: 4,3

4. Đức: 4

5. Ấn Độ: 3,5

6. Anh: 3,2

7. Pháp 2,8

8. Nga: 2,3

9. Canada: 2,2

10. Italy: 2

Vì sao nền kinh tế của Nga vẫn tăng trưởng?

Rosstat của Nga tuyên bố rằng về khối lượng vật lý, nền kinh tế của Nga đã giảm 2,1% so với năm 2021. Vậy vì sao, với kết quả như vậy, Nga có thể trở lại top 10 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới?

Mọi thứ đều đơn giản. Sự so sánh quốc tế của các nền kinh tế thường được thực hiện bằng đồng USD. Vì như thế, việc quy các quốc gia khác nhau về một mẫu số sẽ dễ dàng hơn. Đồng rúp được giữ vững trong hầu hết năm 2022. Và nếu tính theo USD của IMF thì GDP của Nga đã tăng từ 1,65 nghìn tỉ USD lên 2,1 nghìn tỉ USD trong năm 2022.

Bên cạnh đó, một số nhà kinh tế coi GDP “ròng” đơn thuần không phải là một chỉ báo chính xác. Còn "chính xác" hơn phải là GDP đầu người theo sức mua tương đương (PPP - là một công cụ kinh tế dùng để so sánh năng suất kinh tế và mức sống của người dân ở một quốc gia). Tức là, được điều chỉnh theo sức mua của đồng nội tệ, một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định, giống nhau đối với tất cả các quốc gia, sẽ có giá bao nhiêu.

Vì vậy, theo ước tính của IMF về GDP năm 2023 theo sức mua tương đương, Nga ở vị trí thứ sáu. Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là mức giá chung ở Nga thấp hơn 10 nước láng giềng hàng đầu như Canada.

Theo dữ liệu IMF, top 10 nền kinh tế lớn nhất năm 2023 được điều chỉnh theo sức mua của đồng nội tệ (GDP theo PPP tính bằng nghìn tỉ USD, ước tính sơ bộ)

1. Trung Quốc: 33

2. Mỹ: 26,9

3. Ấn Độ: 13

4. Nhật Bản: 6,5

5. Đức: 5,5

6. Nga: 4,99

7. Indonesia 4,4

8. Brazil: 4

9. Pháp: 3,87

10. Anh: 3,85

Những điều rút ra

Khối lượng nền kinh tế của đất nước tính theo USD là một chỉ số so sánh thuần túy. Tuy nhiên, nó rất quan trọng, bởi vì nó cho thấy "sức nặng" của đất nước về mặt kinh tế.

Rốt cuộc, hơn hai phần ba GDP toàn cầu được chiếm bởi 10 quốc gia lớn nhất về kinh tế và thành phần của “top” này hầu như không thay đổi trong những năm gần đây.