Top 10 ngan hang lon nhat viet nam năm 2024

Trong đó, MB tiếp tục dẫn đầu các ngân hàng khi ghi nhận tỷ lệ CASA cuối quý 3/2023 đạt 36%. Mặc dù đứng đầu nhưng tỷ lệ CASA của MB đang có dấu hiệu đi xuống, giảm 1,1% so với cuối quý 2 và giảm 4,7% so với đầu năm.

Trên thực tế, không riêng MB mà nhiều ngân hàng khác cũng chứng kiến tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn bị sụt giảm trong năm nay. Tỷ lệ CASA tại Techcombank đã giảm 3,3% trong nửa đầu năm xuống mức 33,6% và duy trì đi ngang trong quý 3/2023. Mặc dù có chuyển biến tích cực hơn từ quý 2 nhưng tỷ lệ CASA của Techcombank còn rất xa mới trở lại được mức kỷ lục 50% mà Techcombank từng đạt được.

Theo Techcombank, trong bối cảnh môi trường lãi suất đã bình thường trở lại và thanh khoản hệ thống dồi dào hơn, khách hàng vẫn có xu hướng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn vì các cơ hội đầu tư ở các loại tài sản hiện vẫn còn hạn chế, phần lớn là do lo ngại về những bất ổn trong triển vọng bức tranh kinh tế trong và ngoài nước quý 4 và năm sau. Lãnh đạo Techcombank cũng cho rằng, tiền gửi không kỳ hạn có mối liên quan ảnh hưởng với diễn biến của VNIndex, thị trường trái phiếu, bất động sản. Do các thị trường này còn nhiều điều khó lường, khách hàng vẫn e ngại để tiền trong tài khoản thanh toán để chuẩn bị cho đầu tư hoặc mua các tài sản lớn.

Vietcombank đứng thứ 3 về tỷ lệ lệ CASA, đạt 31,3% vào cuối tháng 9/2023. Chỉ số này tại Vietcombank đã có sự cải thiện so với cuối quý 2, tăng 1,1%. Hiện Vietcombank vẫn là ngân hàng có số dư tiền gửi không kỳ hạn lớn nhất trong hệ thống đạt hơn 397 nghìn tỷ đồng.

MSB đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng với tỷ lệ CASA đạt 27,7% vào cuối quý 3/2023. Tỷ lệ này đi ngang so với quý 2 và giảm 3,4% so với hồi đầu năm. Trước đó, trong năm 2022, MSB có thời điểm đã vượt Vietcombank để đứng Top 3 trong hệ thống.

Đứng thứ 5 là ACB với tỷ lệ CASA đạt 20,6%, đi ngang so với quý 2 và giảm 1,7% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, VietinBank bám sát ACB khi ghi nhận CASA đạt 20%, tăng 1,2% trong quý 3. VietinBank cũng là ngân hàng lớn hiếm hoi có tỷ lệ CASA không bị suy giảm trong năm nay. Nhà băng này ghi nhận số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng khá tốt (4,8%), tương đương với tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn. Theo đó, tỷ lệ CASA của VietinBank giữ nguyên mức 20% như cuối năm 2022.

BIDV đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng, ghi nhận tỷ lệ CASA đạt 18,3%, tăng 1,3% so với quý 2 nhưng giảm 0,5% so với cuối năm 2022. Tỷ lệ CASA của BIDV thường dao động quanh mức 17-19% từ năm ngoái đến nay, không có nhiều biến động kể cả trong giai đoạn hệ thống ngân hàng căng thẳng về thanh khoản cuối năm 2022.

Đáng chú ý, 3 ngân hàng cuối cùng trong Top 10 CASA cùng ghi nhận tỷ lệ này ở mức 17,3% là TPBank, SeABank, Sacombank. Trong đó, SeABank gây ấn tượng khi cải thiện tỷ lệ CASA từ mức 10% lên 17,3% chỉ trong 3 tháng.

Cụ thể, số dư tiền gửi không kỳ hạn tại SeABank đã tăng gấp đôi trong quý 3/2023 lên hơn 23.600 tỷ đồng. Thứ hạng của SeABank về tỷ lệ CASA nhờ vậy nhảy vọt từ 15 lên thứ 8 toàn ngành.

Xét trên báo cáo tài chính của 27 ngân hàng niêm yết, tỷ lệ CASA hiện nay có sự phân hóa rất lớn. Các ngân hàng nhỏ như VietABank, BacABank, BVBank có tỷ lệ CASA chỉ quanh mức 5%. Hay kể cả những ngân hàng tư nhân lớn là SHB, LPBank, tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi CASA chỉ đạt quanh mức 6-7%.

Tính đến thời điểm hiện tại, các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 4 và lũy kế cả năm 2023. Trong đó, những thông tin được nhiều người quan tâm nhất chính là lợi nhuận và quy mô tài sản của các ngân hàng.

Được ví như là “xương sống của nền kinh tế”, liệu sức khỏe tài chính của các ngân hàng có thực sự “khỏe” sau khi trải qua năm 2023 với nhiều biến động, đầy rẫy khó khăn?

LỢI NHUẬN NGÀNH NGÂN HÀNG: TIẾP TỤC PHÂN HÓA MẠNH

Theo thống kê số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của các ngân hàng đạt 203.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm trước.

Đồng thời, danh sách Top 10 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất đã lần lượt lộ diện với nhiều cái tên quen thuộc, bao gồm Vietcombank, BIDV, MB, VietinBank, Techcombank, ACB, HDBank, VPBank, VIB, Sacombank.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng đứng vị trí đầu bảng với lợi nhuận sau thuế đạt 33.054 tỷ đồng, tăng gần 10,5% so với năm trước. Trong năm qua, thu nhập lãi thuần của Vietcombank đi ngang ở mức 53.621 tỷ đồng trong khi các nguồn thu ngoài lãi đều sụt giảm. Mặt khác, lãi từ hoạt động khác tăng 10,6% lên mức 2.272 tỷ đồng; thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần đạt 266 tỷ đồng sau khi tăng 27,8%.

Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh 51,8% xuống còn 4.565 tỷ đồng. Kết quả, Vietcombank báo lãi trước thuế 41.244 tỷ đồng, chỉ thực hiện được 96% mục tiêu 43.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế đã đề ra cho cả năm 2023.

Nhờ kết quả kinh doanh mạnh mẽ trong quý cuối năm, BIDV đã “soán ngôi” Techcombank, trở thành á quân lợi nhuận ngành ngân hàng năm 2023 với lợi nhuận sau thuế tăng 20% so với năm trước, đạt 22.027 tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý 4/2023, thu nhập lãi thuần của BIDV đạt 14.869 tỷ đồng, tăng 3,1% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các khoản thu ngoài lãi hầu hết ghi nhận tăng trưởng ấn tượng. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 1.616 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng 39,3% lên mức 1.567 tỷ đồng. Đáng chú ý, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng đột biến gấp 22,2 lần, lên mức 3.137 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 141,3 tỷ đồng.

Kết quả, trong quý cuối cùng của năm 2024, BIDV báo lãi trước thuế đạt 7.886 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 6.190 tỷ đồng, lần lượt tăng 50,3% và 48,9% so với quý 4/2022.

Kết thúc năm 2023, lợi nhuận của ngân hàng MB đạt 20.667 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ và thăng thêm một bậc trong bảng xếp hạng, xếp ở vị trí thứ 3. Động lực tăng trưởng của MB chủ yếu đến từ hoạt động cốt lõi với thu nhập lãi thuần tăng 7,4% đạt 38.683 tỷ đồng. Tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập) được cải thiện từ 32,5% xuống 31,5%. Chi phí dự phòng rủi ro giảm 24,4% xuống mức 6.087 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 4 tiếp tục là một ngân hàng trong nhóm Big 4 – VietinBank. Trong năm 2023, VietinBank đã thu về 20.133 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn năm trước 18,5%. Tăng trưởng của VietinBank trong năm đến từ sự đóng góp chính của thu nhập lãi thuần 53.083 tỷ đồng, tăng 11%.

Các nguồn thu ngoài lãi cũng tăng trưởng như lãi từ dịch vụ tăng 22%, lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 19%. Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh thu được gần 293 tỷ đồng tiền lãi trong khi năm trước lỗ hơn 100 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, á quân lợi nhuận 2022 là Techcombank lại tụt xuống vị trí thứ 5 với 18.191 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 11% so với cùng kỳ. Trong khi đó, ACB đã vươn lên vị trí thứ 6 với lợi nhuận sau thuế đạt 16.045 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2022.

Trong năm 2023, hoạt động chính của ACB chỉ tăng 6% so với năm trước khi thu được 24.960 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu là 24%, nhờ vậy, áp lực lên mảng thu nhập từ lãi giảm. Trong đó, dịch vụ mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập của ACB.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chuyển từ lỗ sang lãi hơn 168 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi đột biến 2.647 tỷ đồng, trong khi năm trước chỉ thu được gần 21 tỷ đồng.

Theo sau ACB là ngân hàng HDBank với lợi nhuận trong năm qua đạt 10.366 tỷ đồng, tăng trưởng 25,9%. Kế tiếp là VPBank - ngân hàng từng đứng thứ 6 về lợi nhuận cả năm 2022 lại tụt xuống vị trí thứ 8 với lợi nhuận sau thuế giảm 48,9% về còn 8.641 tỷ đồng. Tương tự, VIB cũng tụt xuống vị trí thứ 9 với lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang, đạt 8.562 tỷ đồng trong năm 2023.

Vị trí chót bảng trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận sau thuế cao nhất năm 2023 thuộc về ngân hàng Sacombank với mức lợi nhuận lên đến 7.719 tỷ đồng và thế chỗ của SHB trong bảng xếp hạng này. Trong năm qua, lợi nhuận sau thuế của Sacombank đã tăng vượt mức 53%, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.

Bên cạnh Top 10 nêu trên, nhiều ngân hàng cũng công bố mức lợi nhuận tăng trưởng dương so với cùng kỳ. Điển hình như ngân hàng Nam A Bank tăng 45%; SaigonBank tăng 41%; VietBank và LPBank đều tăng 24%; OCB tăng 19%; Kienlongbank tăng 5%; Bac A Bank tăng 3%; BaoViet Bank và MSB cùng tăng 1%.

Xét về giá trị tuyệt đối, mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao nhất thuộc về BIDV, cao hơn năm 2022 khoảng 3.678 tỷ đồng. Vị trí thứ 2 và 3 thuộc về MB và VietinBank, cho thấy các ngân hàng lớn đang thu hẹp dần khoảng cách với quán quân Vietcombank.

Ở chiều ngược lại, BVBank là ngân hàng có lợi nhuận giảm mạnh nhất, thấp hơn 84,3% so với 2022. Kế đến là ABBank giảm 67%; PGBank giảm 30%; TPBank giảm 29%; Eximbank giảm 27%; VietABank giảm 15%; SeABank giảm 9%. Về con số tuyệt đối, lợi nhuận sau thuế cả năm của VPBank đã sụt giảm 8.268 tỷ đồng còn Techcombank là 2.245 tỷ đồng.

TỔNG TÀI SẢN TOÀN NGÀNH ĐỒNG LOẠT TĂNG

Cũng theo số liệu từ báo cáo tài chính, tổng tài sản của 28 ngân hàng tính đến hết năm 2023 ước tính tăng 15% so với cùng kỳ và tăng 6,4% so với quý 3/2023, gần đạt 14,8 triệu tỷ đồng. Điểm chung của các ngân hàng trên là đều ghi nhận quy mô tài sản tăng trưởng dương so với cuối năm 2022.

Trong đó, HDBank dẫn đầu đà tăng trưởng với quy mô tài sản tăng thêm 44,7% so với năm trước, tương ứng tăng 186.000 tỷ đồng. Theo sau là ngân hàng MB và VPBank với tốc độ tăng trưởng lần lượt đạt 29,7% và 29,6% so với thời điểm cuối năm 2022. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng về quy mô tài sản của Vietcombank và Kienlongbank đang ở mức thấp nhất ngành, cùng tăng 1,4% so với năm ngoái.

Xét về con số tuyệt đối, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2023 lần lượt là BIDV, VietinBank, Vietcombank, MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank, SHB, HDBank.

Duy trì danh hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản của BIDV thu về trong năm 2023 đạt 2.300.814 tỷ đồng, tăng 8,5% so với con số 2.120.677 tỷ đồng trong năm 2022. Hai vị trí tiếp theo cũng đều thuộc về các ngân hàng trong nhóm Big 4 là VietinBank và Vietcombank với tổng tài sản lần lượt đạt 2.032.690 tỷ đồng và 1.839.223 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm trước đã tăng 12,4% và 1,4%.

Ở nhóm các ngân hàng tư nhân, ngân hàng MB tiếp tục dẫn đầu quy mô tài sản, đạt mức 944.954 tỷ đồng, tăng 29,7%. MB cũng là ngân hàng ghi nhận mức tăng về số dư tuyệt đối cao thứ hai toàn ngành, chỉ sau VietinBank.

Trong năm qua, tổng tài sản của ngân hàng Techcombank đã mở rộng thêm 21,5%, leo lên mức 849.482 tỷ đồng. Vị trí thứ 6 là ngân hàng VPBank với quy mô tài sản lên đến 817.700 tỷ đồng, tăng mạnh 29,6% so với năm trước. Kế đến là ngân hàng ACB và Sacombank với tổng tài sản ghi nhận lần lượt là 718.795 tỷ đồng và 674.390 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,2% và 13,9%.

Hai vị trí cuối trong Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất năm 2023 là SHB và HDBank khi sở hữu đến 630.425 tỷ đồng và 602.315 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2022 đã tăng đến 14,4% và 44,7%.

Ở chiều ngược lại, so với những ngân hàng khác, Saigonbank đang sở hữu tổng tài sản ít nhất, đạt 31.501 tỷ đồng, tăng 13,7%. Ngoài ra, những ngân hàng có quy mô tài sản dưới 100.000 tỷ đồng còn có: PGBank (55.495 tỷ đồng); BaoViet Bank (84.645 tỷ đồng); Kienlongbank (86.973 tỷ đồng); BVBank (87.884 tỷ đồng); NCB (96.249 tỷ đồng).