Top 500 tập đoàn lớn nhất việt nam toshio kuwagara năm 2024

Chiều 18/01/2024 vừa qua, tại GEM Center [TPHCM] đã diễn ra buổi 𝐋𝐞̂̃ 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐛𝐨̂́ 𝐓𝐨𝐩 𝟓𝟎𝟎 𝐃𝐨𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐍𝐚𝐦 [𝐕𝐍𝐑𝟓𝟎𝟎] 𝐝𝐨 𝐕𝐢𝐞𝐭𝐧𝐚𝐦 𝐑𝐞𝐩𝐨𝐫𝐭 𝐯𝐚̀ 𝐁𝐚́𝐨 𝐕𝐢𝐞𝐭𝐍𝐚𝐦𝐍𝐞𝐭 tổ chức thường niên. Tại sự kiện, đại diện công ty cổ phần Tập đoàn Pelio, ông 𝐐𝐮𝐚́𝐜𝐡 𝐓𝐫𝐨̣𝐧𝐠 𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 [𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐆𝐢𝐚́𝐦 đ𝐨̂́𝐜] đã được trao hoa, giấy chứng nhận và vinh danh tại giải thưởng Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2023 cùng với các doanh nghiệp lớn trong các ngành, nghề khác nhau.

Đây cũng là lần đầu tiên Pelio được ghi danh trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam [VNR500] đúng vào dịp kỉ niệm 5 năm thành lập công ty. Thành quả này là sự khẳng định về vị thế mới của Pelio, dựa trên thành tích về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng là sự công nhận cho nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên Pelio trong việc cải tiến hoạt động kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp, tập trung vào khách hàng, không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với thành tích này, bước sang năm 2024, Pelio sẽ tiếp tục hoàn thiện, đổi mới theo hướng tích cực, tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong ngành năng lượng nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, là tiền đề để hoàn thành mục tiêu của công ty trở thành một trong những doanh nghiệp đầu ngành năng lượng trước năm 2030.

[*] Bằng phương pháp xếp hạng khách quan, minh bạch và khoa học, các doanh nghiệp góp mặt trong VNR500 được xếp hạng dựa trên nhiều tiêu chí như: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, tốc độ tăng trưởng, quy mô lao động, uy tín truyền thông…

Chia sẻ:

Ngày 18/6, Tạp chí Fortune đã công bố danh sách Fortune Southeast Asia 500 năm 2024, lần đầu tiên đưa ra danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á dựa theo doanh thu của năm tài chính 2023. Bảng xếp hạng năm nay có sự góp mặt của các tập đoàn hàng đầu đến từ 7 quốc gia trong khu vực gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Philippines, và Campuchia. Vượt qua hàng loạt bước đánh giá của Fortune, Tập đoàn PAN [Mã: PAN] là một trong 70 doanh nghiệp Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng uy tín này.

Tập đoàn PAN lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á do tạp chí Fortune bình chọn.

Fortune ghi nhận năm 2023 doanh thu thuần của Tập đoàn PAN đạt 554 triệu USD, tương ứng 13.205 tỷ đồng. Với lợi thế về các sản phẩm chế biến sâu, định hướng phân khúc cao, biên lợi nhuận lớn đã giúp Tập đoàn PAN vượt kế hoạch lợi nhuận trong năm 2023, vốn được đánh giá có nhiều “cơn gió ngược” với nền kinh tế Việt Nam.

Tại Việt Nam, Tập đoàn PAN được biết đến là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Các sản phẩm chủ lực như gạo, tôm, cá, hạt điều, cà phê, nông dược… được phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành của Việt Nam với hơn 200.000 điểm bán, xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia, trong đó Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ là những thị trường trọng điểm.

Nhìn lại giai đoạn 2019-2023, tập đoàn có sự tăng trưởng đều đặn và ổn định với doanh thu tăng từ 7.812 tỷ đồng năm 2019 lên 13.204 tỷ đồng vào năm 2023, gấp 1,7 lần. Tương tự, lợi nhuận sau thuế của PAN cũng đồng pha, đạt 817 tỷ đồng vào năm 2023, gần gấp đôi so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng kép [CARG] trung bình đạt 16%/năm.

Đại hội Đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn PAN năm 2024.

Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN cho biết: “Tập đoàn PAN có các đơn vị thành viên dày dạn kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp - thực phẩm. Cơ hội trước mắt rất lớn khi hơn 10 năm qua tập đoàn đã phát triển bền vững và có uy tín cao trong ngành. Sự tích lũy được chuẩn bị trong nhiều năm hiện có nhiều cơ hội để phát triển”.

Ông Khoon-Fong Ang, Giám đốc Vận hành Fortune châu Á cho biết: “Với danh sách này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến câu chuyện tăng trưởng ấn tượng của Đông Nam Á và các công ty lớn nhất đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng của nền kinh tế khu vực”.

Xem thêm: "Lãi năm 2023 cao kỷ lục, Tập đoàn PAN [PAN] chuẩn bị chia cổ tức bằng tiền mặt" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Bên cạnh những con số về quy mô doanh thu, lợi nhuận, sự góp mặt của PAN trong danh sách của Fortune cũng gây ấn tượng với các dự án phát triển bền vững đang được triển khai như “Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tại khu vực ĐBSCL”; “Nâng cao thu nhập người trồng lúa” gắn với đề án quốc gia “1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”...

Doanh nghiệp cũng cho biết phát triển bền vững luôn là chiến lược ưu tiên, dài hạn và sẽ không tách rời các mục tiêu then chốt: kinh tế - môi trường – xã hội, đồng thời thực tế luôn nằm trong nhóm các doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Việt Nam.

Nhờ vậy, Tập đoàn PAN đã tiếp cận được các nguồn vốn xanh và ưu đãi không chỉ trong nước mà cả quốc tế, tiêu biểu là thỏa thuận ký kết với Standard Chartered Vietnam trong khuôn khổ COP28 tại Dubai.

“Phát triển bền vững là chiến lược hành động quan trọng để doanh nghiệp có sức bền và quản trị rủi ro tốt nhất.” Bà Nguyễn Thị Trà My - CEO Tập đoàn chia sẻ.

Tập đoàn PAN tập trung vào ba mũi nhọn nông nghiệp – thủy sản – thực phẩm.

Dữ liệu phân tích của Fortune cho thấy có khoảng 30 nữ Chủ tịch và CEO trong số 500 công ty Đông Nam Á [chiếm tỉ lệ 6%, riêng Việt Nam đóng góp 5 nữ lãnh đạo trong tổng số này]. Nhiều lãnh đạo nữ của các doanh nghiệp đã làm tốt vai trò lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lãi, đồng thời đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội.

Riêng tại Tập đoàn PAN, bình đẳng giới là một trong những chính sách quan trọng trong các chương trình hành động về phát triển bền vững. Ở vị trí CEO Tập đoàn, bà Nguyễn Thị Trà My nhiều lần bày tỏ quan điểm: “Với 38% nữ lãnh đạo, trong công việc chúng tôi không phân biệt giới tính, chỉ đánh giá qua hiệu quả của mỗi người thực hiện. Đã là người lao động, dù ở giới nào cũng đều được trân trọng và đối xử bình đẳng.”

Với hơn 10 công ty thành viên trên khắp cả nước, hoạt động ở cả hai lĩnh vực mũi nhọn nông nghiệp, thực phẩm, hiện PAN có gần 11.000 lao động với tỷ lệ nam nữ cân bằng 50-50%. Tập đoàn cũng xây dựng văn hóa doanh nghiệp hướng đến cộng đồng người lao động hạnh phúc trong khi vẫn tôn trọng tính đa dạng về bản sắc, vùng miền, văn hóa truyền thống ở từng địa phương, đồng thời xây dựng văn hóa chung biết ơn - chia sẻ - bền vững.

Đại diện Fortune khẳng định bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất đã phản ánh bức tranh về một Đông Nam Á năng động và thích ứng linh hoạt, khu vực có nhiều nền kinh tế trọng điểm tăng trưởng ấn tượng hơn cả các nền kinh tế châu Âu hay Mỹ. Nhiều công ty đa quốc gia trong Global 500 đã chuyển chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á.

Chủ Đề