Top các công ty thủy sản lớn nhất việt nam

Cổ phiếu ngành thủy sản là một trong những nhóm cổ phiếu mang tính chu kỳ rất mạnh trên thị trường chứng khoán. Chính là là cổ phiếu chu kỳ nên biến động giá của cac cổ phiếu trong nhóm này tương đối mạnh và tạo ra cơ hội đầu tư, đầu cơ rất hấp dẫn cho nhà đầu tư. Cũng như những bài viết chia sẻ kiến thức về cổ phiếu của những nhóm ngành khác, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến nhà đầu tư danh sách những mã cổ phiếu ngành thủy sản đang niêm yết trên sàn chứng khoán, sau đó đánh giá tiềm năng của nhóm này trong 2023 cũng như nhận định về một vài mã cổ phiếu nổi bật. Nhà đầu tư hãy cùng đón xem đến cuối bài viết để có thêm những thông tin hữu ích cho quá trình đầu tư của mình nhé.

Danh sách các mã cổ phiếu ngành thủy sản được niêm yết

Mã cổ phiếuTên công tySàn niêm yếtAAMCông ty cổ phần Thủy Sản MekongHOSEACLCông ty cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An GiangHOSEANVCông ty cổ phần Nam ViệtHOSEVHCCông ty cổ phần Vĩnh HoànHOSEFMCCông ty cổ phần thực phẩm Sao TaHOSEIDICông ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia IDIHOSEBLFCông ty cổ phần Thủy sản Bạc LiêuHNXSJ1Công ty cổ phần nông nghiệp Hùng HậuHNXKHSCông ty cổ phần Kiên HùngHNXAPTCông ty cổ phần thủy hải sản Sài GònUPCOMMPCCông ty cổ phần Tập Đoàn Thủy Sản Minh PhúUPCOM

\=> Tối ưu hoá lợi nhuận trong giao dịch cùng giải pháp Tư Vấn & Khuyến Nghị của Take Profit - Đón đầu những cơ hội tốt nhất với tính an toàn cao trên thị trường. Đăng ký ngay tại: //takeprofit.vn/tu-van-khuyen-nghi

Có nên đầu tư các cổ phiếu ngành thủy sản hay không?

Cổ phiếu thuộc nhóm ngành thủy sản có đáng để đầu tư trong thời điểm hiện tại hay không? Trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định chung về cơ hội cũng như khó khăn của cổ phiếu thuộc nhóm ngành này trong thời gian tới để nhà đầu tư có thêm thông tin tham khảo.

Khó khăn của cổ phiếu ngành thủy sản trong 2023

  • Tăng trưởng đột biến trong năm 2022 và rủi ro suy thoái sẽ gây áp lực lên tăng trưởng của năm 2023. Cụ thể trong năm 2022, sau khi các nền kinh tế dần mở cửa sau dịch, nhu cầu nhập khẩu thủy sản gồm cá tra và tôm từ Việt Nam đi các thị trường lớn nư Mỹ, và EU tăng cao. Tuy nhiên, sau khi lạm phát và suy thoái bắt đầu ngấm dần và nền kinh tế các nước này, cầu tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản đã cho thấy những dấu hiệu chững lại từ cuối năm 2022.
  • Giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức cao trong khi giá bán giảm gây áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các công ty. Trong bối cảnh rủi ro suy thoái đang hiện hữu, cầu tiêu dùng giảm sút tại các thị trường lớn như Mỹ và EU khiến giá bán đầu ra của các doanh nghiệp thủy sản giảm sút. Thực tế, giá xuất khẩu tôm và cá tra bắt đầu giảm từ giữa năm 2022 khi nhu cầu nhập khẩu từ các nước khác giảm khiến Việt Nam phải giảm giá để tăng tính cạnh tranh. Ngược lại, giá tôm nguyên liệu và cá tra vẫn ở mức cao do nguồn cung ít và giá thức ăn cao. Giá nguyên liệu có thể sẽ giảm nhẹ trong năm 2023 do nhu cầu yếu, nhưng dự kiến vẫn cao hơn so với năm 2021. Điều này sẽ tạo áp lực thu hẹp biên lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành

Cơ hội của cổ phiếu ngành thủy sản

  • Việc Trung Quốc mở cửa là điểm sáng hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2023. Khi kênh nhà hàng phục hồi, xuất khẩu cá tra sang thị trường này sẽ theo đó phục hồi. Từ tgiữa năm 2022, mặc dù Trung Quốc không còn kiểm dịch đối với các sản phẩm đông lạnh nhưng xuất khẩu cá tra sang thị trường này vẫn tương đối yếu do nhu cầu dịch vụ ăn uống thấp. Chúng tôi cũng lo ngại nguồn cung cá rô phi dồi dào từ Trung Quốc sẽ gây áp lực lên nhu cầu nhập khẩu cá tra và giá xuất khẩu do cạnh tranh. Do đó, chúng tôi cho rằng việc Trung Quốc mở cửa sẽ chỉ giúp giảm bớt áp lực cho xuất khẩu cá tra Việt Nam, chứ không phải là sự bùng nổ xuất khẩu sang thị trường này.
  • Cước vận tải giảm mạnh: Chi phí logistics tăng cao là áp lực trong tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản trong thời gian qua. Việc giảm giá cước giúp phần nào bù đắp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do giá bán giảm.

Đánh giá chung:

Nhìn chung năm 2023, ngành thủy sản sẽ không còn ở giai đoạn đỉnh cao chu kỳ tăng như đầu năm 2022 nữa. Trung Quốc mở cửa sẽ là thông tin đáng theo dõi nhất đến triển vọng hồi phục của nhóm thủy sản tuy nhiên chúng tôi đánh giá rất khó có sự bứt phá mạnh mẽ quay lại đỉnh tăng trưởng như đầu năm 2022. Tuy vậy, một số cơ hội đầu tư và đầu cơ vẫn có thể có với một số doanh nghiệp trong ngành có thể hưởng lợi chủ yếu từ sự kiện này.

\=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: //takeprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Các mã chứng khoán ngành thủy sản có tiềm năng trong năm 2023

Năm 2023 sẽ có những cổ phiếu nào thuộc ngành thủy sản đáng được theo dõi? Dưới đây là danh sách và thông tin về 3 mã cổ phiếu nổi bật

Mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nam Việt [Mã ANV] - HOSE

  • Công ty cổ phần Nam Việt [ANV] có lợi thế là doanh nghiệp duy nhất trong nhóm cá tra tự chủ 100% cá nguyên liệu đầu vào, điều này giúp ANV duy trì biên lợi nhuận gộp cao trong ngành cá tra
  • Triển vọng tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhờ nhu cầu tiêu thụ thủy sản dự báo tăng. Trung Quốc là thị trường trọng điểm ANV đẩy mạnh từ năm 2018, doanh thu từ thị trường này chiếm khoảng 19% tổng doanh thu năm 2021. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Trung Quốc tăng trưởng sau khi kênh nhà hàng khách sạn được mở lại, có thể tăng cầu nhập khẩu các sản phẩm cá tra. Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là điều kiện thuận lợi để ANV tăng cường xuất khẩu sang thị trường này
  • ANV quay lại thị trường Mỹ từ T8/2022 sau thời gian dài bị đánh thuế chống bán phá giá [CBPG] cao. Tuy nhiên, ANV mới quay lại thị trường này và trong bối cảnh kinh tế và cầu tiêu dùng nước này đang suy giảm nên dự kiến chưa mang lại hiệu quả tích cực

\=> Nhìn chung, câu chuyện đáng theo dõi nhất vẫn là tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đánh giá của chúng tôi là hiệu ứng này sẽ chỉ tạo ra tăng trưởng cho ANV ở mức độ hồi phục, chứ rất khó có sự bùng nổ KQKD mạnh mẽ như trong 2022 do những thị trường khác suy giảm cầu và thị trường Trung Quốc cũng đối mặt với cạnh tranh từ sản phẩm thay thế cá rô phi.

Mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn [Mã VHC] - HOSE

  • Doanh thu và lợi nhuận của VHC có tín hiệu suy giảm từ cuối 2022 khi cầu tại các thị trưởng lớn suy giảm đặc biệt là Mỹ và EU [2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của VHC], và chưa có tín hiệu hồi phục trong 2023 do lo ngại về suy thoái kinh tế dẫn đến cầu tiêu dùng giảm
  • Mảng gelatin & collagen: vẫn tăng trưởng tốt tuy nhiên chưa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023: Đây là chất xúc tác cần trong năm 2023. Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn để đánh giá tác động định lượng của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với hoạt động xuất khẩu cá tra, chúng tôi tin rằng điều này sẽ tác động tích cực đến doanh thu của ngành [do Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam] nói chung và VHC nói riêng. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc là thị trường nhạy cảm về giá và giá bán trung bình đến thị trường này luôn thấp hơn khoảng 40% so với giá bán trung bình đến thị trường Mỹ. Do đó, doanh thu xuất khẩu Trung Quốc sẽ bù đắp một phần sự suy giảm doanh thu ở thị trường Hoa Kỳ và EU, nhưng không đủ để giúp các công ty quay lại đỉnh tăng trưởng như giữa năm 2022

Mã cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta [Mã FMC] - HOSE

  • Cầu tiêu thụ dự kiến chậm lại nhưng khó bị thay thế: Năm 2023, nhu cầu các thị trường tiêu thụ tôm chính của FMC như [Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản] dự kiến sẽ chững lại khi nền kinh tế toàn cầu biến động tiêu cực, lạm phát chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và hàng tồn kho cao tại các nước nhập khẩu. Tôm được xem là một loại protein cao cấp, vì vậy tiêu thụ sẽ chậm lại khi người tiêu dùng ở nhiều nước thắt chặt chi tiêu để đối phó với tình hình lạm phát cao kỷ lục. Bên cạnh đó, đồng nội tệ của EU, Anh, Nhật Bản liên tục mất giá so với USD đã làm giảm sức mua tại các thị trường trọng điểm này. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm của Việt Nam có thể chậm lại nhưng khó có thể giảm mạnh do nhu cầu đối với tôm chế biến của Việt Nam nhìn chung ổn định. Sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam có thể tiêu thụ chậm nhưng khó bị các sản phẩm tôm khác thay thế.
  • Chú trọng hơn thị trường Nhật Bản để cải thiện biên lợi nhuận gộp: Thị trường xuất khẩu Nhật Bản được coi thì thị trường tương đối ổn định do nhu cầu cao, có giá bán trung bình tốt hơn và chi phí vận chuyển thấp hơn.
  • Mở rộng công suất sẽ giúp cho FMC có tiềm năng tăng trưởng dài hạn tích cực.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề cổ phiếu ngành thủy sản. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích với các nhà đầu tư trong quá trình giao dịch của mình. Và dù là ngành nào thì nhà đầu tư cũng cần có sự phân tích kỹ càng cũng như dự trù cho những rủi ro trước khi quyết định giao dịch. Bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết nếu có bất cứ thắc mắc hoặc mong muốn chúng tôi chia sẻ thêm về cổ phiếu nhóm ngành nào. Chúc nhà đầu tư luôn có những giao dịch hiệu quả và thành công!

Chủ Đề