Trẻ không tăng cân vì sao

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại quá đặt nặng việc tăng thể trọng của trẻ mà lơ là nhiều vấn đề quan trọng khác trong chăm sóc trẻ, đôi khi có những hành động chưa hợp lý, thậm chí thái quá trong việc thúc trẻ tăng cân.

Ngoài ra, ép trẻ tăng cân còn dẫn đến thói quen ăn uống thiếu kiểm soát, dư cân, béo phì là nguồn gốc các bệnh lý chuyển hóa về sau. Trẻ nên có cân nặng và chiều cao phù hợp lứa tuổi, có hệ miễn dịch tốt để phòng, chống bệnh tật, trí tuệ phát triển tối ưu, tâm lý cân bằng và một lối sống lành mạnh, năng động.

Nguyên nhân chậm tăng cân

Nguyên nhân chậm tăng cân có thể do cung cấp không đủ chất dinh dưỡng [có bệnh lý, biếng ăn, ăn không cân đối…], hấp thu kém hoặc chưa đáp ứng được mức cao hơn bình thường [sinh non, trong và sau khi bệnh, sau phẫu thuật…].

Các nhóm nguyên nhân thường gặp theo từng nhóm tuổi:

- Trước sinh [gây ra suy dinh dưỡng bào thai, sinh nhẹ cân]: sinh non, nhiễm trùng trong thai kỳ, tiếp xúc với thuốc hay hóa chất gây chậm tăng trưởng thai; mẹ hút thuốc lá, uống rượu; dị tật bẩm sinh của thai.

- Sơ sinh [dưới 1 tháng tuổi]: khả năng bú kém [do mẹ hoặc bình sữa], pha sữa sai, cho bú không đúng cách, ép bú, các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

- 3 đến 6 tháng tuổi: bú thiếu, pha sữa sai, không dung nạp protein sữa, các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày thực quản, dị tật bẩm sinh.

- 7 đến 12 tháng tuổi: nuôi dưỡng sai [chọn thức ăn không phù hợp lứa tuổi và  khẩu vị của trẻ, cho ăn dặm trễ sau 6 tháng tuổi, không kiên nhẫn tập lại khi trẻ từ chối thức ăn mới], bệnh lý ở miệng-hầu-họng, ký sinh trùng đường ruột.

- Từ trên 12 tháng tuổi và trẻ lớn: mất tập trung khi ăn, ham chơi, bệnh tật, các sang chấn tâm lý trong gia đình, các vấn đề xã hội khác [điều kiện kinh tế, sợ dư cân, hạn chế loại thức ăn do tập quán…], rối loạn tâm lý, rối loạn nuốt.

Điều trị chậm tăng cân

Bằng cách theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ, phân loại theo giới và theo tuổi để nhận biết trẻ chậm tăng cân.

Cách điều trị tùy theo nguyên nhân. Trẻ chậm tăng cân cần được:

- Tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng, năng lượng.

- Chia nhiều bữa ăn trong ngày để dễ tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất.

- Vận động, thể dục vừa phải, cường độ tương đương đi bộ trong 30 phút trước bữa ăn sẽ giúp ăn ngon miệng hơn và kích thích tăng trưởng cơ.

- Nấu thức ăn đa dạng, ngon, phù hợp lứa tuổi.

- Cung cấp thêm vitamin, khoáng chất hoặc vi lượng bị thiếu hụt.

- Chỉ sử dụng thuốc tăng cân trong rất ít trường hợp có chỉ định cụ thể.

Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý những điều sau để cung cấp cho bác sĩ khi cho trẻ đi khám chậm tăng cân:

- Có nôn ói, trớ, tiêu chảy hay nhai lại thức ăn hay không [trớ, ói xong lại nuốt lại].

- Sợ hay từ chối một số dạng thức ăn [thức ăn cứng hay nghiền nát]: có thể là dấu hiệu của rối loạn nhai hoặc nuốt.

- Không ăn hoặc sợ một nhóm thức ăn nào đó [sữa, cá…]: có thể là dấu hiệu của không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn.

- Uống quá nhiều nước hoặc nước trái cây: làm trẻ ăn ít thức ăn đặc hơn, gây thiếu chất dinh dưỡng cần thiết.

- Tuân thủ một chế độ ăn kiêng: ăn chay, dị ứng sữa, không có lactose…

        - Các tổn thương tâm lý, cảm giác dẫn đến sợ ăn.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Biếng ăn là nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân, chậm phát triển hơn so với bạn bè. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vậy cha mẹ nên xử trí như thế nào khi trẻ không tăng cân do biếng ăn?

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ lười ăn

Tình trạng trẻ lười ăn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh hết sức đau đầu và lo lắng, chúng xảy ra khi bé không có cảm giác thèm ăn uống hoặc không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đây là vấn đề đáng lo ngại, về lâu về dài chúng sẽ để lại những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Trẻ biếng ăn khiến cha mẹ không khỏi lo lắng

Khẩu phần ăn của trẻ lười ăn thường ít hơn so với các em bé cùng tuổi, bố mẹ thường mất 30 - 60 phút để cho con ăn vì con thường xuyên ngậm. Bên cạnh đó, nhiều bé còn có biểu hiện nôn, trớ sau mỗi bữa ăn. Hậu quả là trẻ phát triển khá kém, tăng cân rất chậm, chiều cao cơ thể không đảm bảo so với tiêu chuẩn phát triển bình thường. Nghiêm trọng hơn, nhiều em bé phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, quá trình phát triển toàn diện diễn ra rất chậm.

Nếu phát hiện trẻ không tăng cân do biếng ăn, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao, đồng thời cho con đi khám và điều trị theo phương án thích hợp nhất. Vấn đề này không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng miễn dịch của bé. Không những vậy con sẽ thiệt thòi hơn so với bạn bè vì thể trạng yếu, ngoại hình thấp bé nhẹ cân.

2. Xác định nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Như đã phân tích ở trên, việc xác định nguyên nhân trẻ biếng ăn là rất quan trọng. Dựa vào đó cha mẹ sẽ có cách xử trí phù hợp, giải quyết tình trạng kể trên.

Một số em bé lười ăn là do tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, cụ thể cơ thể trẻ hấp thụ dinh dưỡng khá kém, đồng thời bé hay gặp phải vấn đề tiêu chảy hoặc táo bón. Vấn đề này xảy ra do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, chúng chưa thực hiện hết chức năng vốn có. Trong trường hợp này, cha mẹ hãy chủ động đưa con đi kiểm tra sức khỏe và tìm ra hướng giải quyết, điều trị thích hợp nhất.

Tình trạng trẻ không tăng cân do biếng ăn là vấn đề đáng báo động

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc thiếu hụt vitamin, khoáng chất thiết yếu sẽ khiến khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ suy giảm nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao một số em bé đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, chậm tăng cân so với bạn bè cùng lứa tuổi. Nếu trẻ biếng ăn vì nguyên nhân này, cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào bữa ăn hàng ngày. Như vậy vấn đề trẻ không tăng cân do biếng ăn sẽ được giải quyết phần nào.

Có thể cách chăm sóc của cha mẹ chưa phù hợp nên bé cảm thấy ăn uống không ngon miệng. Nhiều bậc phụ huynh hay cho con ăn vặt sát bữa chính vậy nên bé không hào hứng với thức ăn trên bàn. Thậm chí, một số bé chỉ ăn theo sở thích của mình và từ chối các món ăn con không thích, bỏ bữa. Việc bày trí món ăn kém hấp dẫn cũng ảnh hưởng tới vị giác của con trẻ, giảm khả năng kích thích sự thèm ăn của bé. Các bậc cha mẹ nên lưu ý vấn đề này và tìm ra cách chăm sóc bé khoa học, hiệu quả hơn nhé!

3. Xử trí như thế nào nếu trẻ không tăng cân do biếng ăn?

Người làm cha, làm mẹ không khỏi xót xa nếu con mình ăn uống kém, cơ thể suy dinh dưỡng, không tăng cân. Nếu gặp phải tình huống trẻ không tăng cân do biếng ăn, chúng ta nên xử trí như thế nào?

Trẻ em không nên ăn vặt quá nhiều

3.1. Hạn chế cho con ăn vặt

Như đã phân tích ở trên, ăn quá nhiều đồ ăn vặt có thể khiến trẻ không cảm thấy hào hứng với bữa chính, đặc biệt là khi hai bữa này diễn ra sát nhau. Tốt nhất, chúng ta nên kiểm soát lượng đồ ăn vặt bé tiêu thụ trong ngày thay vì cho con ăn thỏa thích. Điều này giúp trẻ tập trung vào bữa ăn, tăng cảm giác thèm ăn.

Tốt nhất, chúng ta cho trẻ ăn vặt vào thời điểm nhất định trong ngày, đồng thời lựa chọn các món ăn lành mạnh, có lợi ích cho sức khỏe, ví dụ như sữa chua. Đặc biệt, cha mẹ có thể xếp bữa ăn vặt sau bữa chính bởi vì bữa ăn này có vai trò quan trọng hơn, bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể.

3.2. Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn

Nhiều bậc phụ huynh thấy trẻ không tăng cân do biếng ăn liền tỏ ra xót ruột. Họ thường ép con ăn càng nhiều càng tốt, ngay cả những món bé không hề thích một chút nào. Hành động này dễ khiến cho bé cảm thấy sợ, áp lực mỗi khi tới bữa ăn. Những lúc như vậy, con thường giả vờ đau bụng, nhăn nhó để không phải ngồi vào mâm cơm.

Bữa ăn gia đình ấm cúng, vui vẻ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và ăn ngon miệng hơn nhiều

Để giải quyết vấn đề kể trên, cha mẹ hãy cố gắng tạo bầu không khí thoải mái trong bữa cơm gia đình. Điều này giảm bớt áp lực cho con trẻ, bé sẽ được tự do thoải mái ăn uống theo sở thích của mình, ăn uống ngon miệng hơn. Chỉ một hành động nhỏ như vậy đã thay đổi được tâm lý cũng như thói quen ăn uống của trẻ. Các bậc phụ huynh nên bỏ túi bí quyết này để con ăn uống ngon miệng và chủ động hơn trong bữa cơm hàng ngày.

3.3. Dành thời gian vận động cùng con

Bên cạnh đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, chúng ta nên khuyến khích bé tham gia vận động ngoài trời. Việc chơi đù, tham gia bơi lội, đạp xe giúp bé hoạt bát, năng động đúng với lứa tuổi của mình. Đồng thời, chúng còn giúp trẻ có cảm giác thèm ăn, ăn uống ngon miệng hơn sau khi mất nhiều calo để vận động ngoài trời.

Như vậy, tình trạng trẻ không tăng cân do biếng ăn giảm thiểu phần nào nếu như trẻ có thói quen vận động, chơi thể thao.

Chúng ta nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời

Không thể phủ nhận rằng vấn đề trẻ không tăng cân do biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng vô cùng. Nếu biết cách giải quyết, bạn sẽ kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn của trẻ nhỏ. Nhờ vậy bé phát triển toàn diện hơn cả về cân nặng, chiều cao cũng như trí tuệ, giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thể trạng quá yếu.

Khi trẻ chậm tăng cân và trở nên gầy ốm, cha mẹ cần tìm hiểu thêm những thông tin về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng của trẻ, cũng giống như đối với các trẻ bị béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn đưa ra các cảnh báo về những tác động không tốt lâu dài trong việc sử dụng chế độ ăn kiêng làm hại tới sức khỏe của trẻ. Vậy cách nào giúp trẻ phát triển tăng cân khỏe mạnh, mẹ cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.

  1. Nếu trẻ gầy ốm giống như bạn hoặc là vợ hay chồng bạn, rất có thể đây là một trong số những nguyên nhân.
  2. Con của bạn rất năng động và đốt cháy 1 lượng lớn calo hàng ngày. Nên cho trẻ hoạt động nhưng tăng cường dinh dưỡng để trẻ có mức cân nặng phù hợp ở lứa tuổi của mình.

Nên cho trẻ hoạt động phù hợp

  1. Bé “không thích ngồi yên 1 chỗ”: Nếu con của bạn là đứa trẻ không thích ngồi yên 1 chỗ, cơ thể nó sẽ luôn hoạt động mọi lúc và giải phóng năng lượng. Thậm chí chúng có thể đốt cháy calo ngay cả khi xem tivi.
  2. Bé không thèm ăn: Các vấn đề về trầm cảm, mệt hoặc bị stress có thể làm giảm sự thèm ăn ở trẻ.

Có nhiều lí do khiến trẻ không muốn ăn dù chúng đói.

Cha mẹ nên có những buổi nói chuyện với các bác sĩ để tìm ra lý do chính xác

Hãy lắng nghe trẻ hoặc gặp các chuyên gia tìm cách giúp bé ăn ngon miệng hơn

  1. Trẻ là 1 người kén ăn: Việc phân biệt giữa kén ăn và lười ăn rất khó khăn, vì vậy bạn nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên tốt nhất.
  2. Trẻ nhạy cảm với các thành phần có trong thực phẩm, hay bị dị ứng cũng ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé.
  3. Những lý do khác về mặt y học như dạ dày của trẻ không tốt dẫn đến trẻ không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn 1 cách đầy đủ.
  4. Chế độ ăn uống không phù hợp: Nếu trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chế biến thì vị giác của chúng có thể bị thay đổi. Trẻ có thể trở nên thèm ngọt hay thích ăn những thức ăn mặn. Vì vậy khi ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, những thực phẩm tốt cho việc duy trì cân nặng của trẻ thì trẻ không cảm thấy thích thú và không ngon miệng.
  5. Ăn quá nhiều chất xơ làm trẻ cảm thấy khó chịu và đầy bụng.
  6. Trẻ bị thiếu vitamin và khoáng chất: Lượng kẽm thấp có thể làm giảm khả năng cảm nhận mùi và vị ở trẻ, làm mất vị ngon của thức ăn gây nên cảm giác chán ăn. Ngoài ra lượng sắt hoặc vitamin B12 thấp sẽ làm ảnh hưởng tới việc sản xuất các tế bào hồng cầu, loại tế bào giúp vận chuyển các tế bào oxy đến các bộ phận trong cơ thể. [tìm hiểu sữa nào giúp bé tăng cân]

Bố mẹ sử dụng 1 chế độ ăn kiêng lâu dài và hạn chế sử dụng bơ hoặc dầu trong món ăn, sử dụng sữa gầy khiến trẻ về sau không thể hấp thu vitamin A hoặc D do thiếu chất béo trong chế độ ăn uống

Chuyên gia dinh dưỡng - NutiFood

Các chủ đề khác:

Video liên quan

Chủ Đề