Trẻ sơ sinh bị ho nên uống thuốc gì

Trong bài viết này sẽ giới thiệu cùng độc giả những điều cần biết về ho, cách trị ho cho trẻ tại nhà và khi nào thì cần uống kháng sinh, khi nào cần gặp bác sĩ.

1. Những điều bạn cần biết khi trẻ bị ho

Ho là một phản xạ có điều kiện, xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại. Phản xạ ho là rất có lợi, có tác dụng giúp tống đẩy, loại bỏ các chất nhầy, chất kích kích, virus, vi khuẩn, dị vật ra ngoài đường hô hấp.

Đa số các trường hợp ho ở trẻ là do virus. Ngoài nguyên nhân ho do virus thì ho còn gặp ở các bệnh lý khác như: Nhiễm khuẩn hô hấp; có dị vật trong đường thở, hen phế quản; bệnh ở phổi…

Khoảng 80% triệu chứng ho ở trẻ là do virus.

Trẻ có thể ho trong vài ngày mà không gây ảnh hưởng gì. Tiếng ho của trẻ có thể ho khan, ho có đờm, tiếng ho nhẹ hoặc nặng…

Tuy nhiên, do ho là phản xạ có lợi, do đó không nên cố gắng tìm mọi cách ức chế ho. Chỉ sử dụng biện pháp ức chế ho khi ho làm trẻ khó chịu, nôn ói, không ngủ được.

2. Những "bài thuốc" tại nhà khi trẻ bị ho

Mục đích sử dụng các biện pháp dưới đây là để giảm kích thích và đau rát cổ họng do ho khan.

- Cho trẻ ngậm/uống một ít nước lọc ấm có thể giảm ho. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên cho uống nước. Trẻ từ 6- 2 tháng có thể cho mỗi lần 30ml, tối đa 4 lần/ ngày

- Các loại nước khác như: Nước táo, nước chanh ấm cũng có hiệu quả. Chỉ cần khoảng 5-15 ml/ngày, chia 4 lần/ngày khi bé ho.

- Mật ong cũng có tác dụng làm giảm ho. Mật ong có thể uống nguyên chất hoặc pha với nước ấm hay nước trái cây [tùy vào sở thích của trẻ]. Mỗi lần 2.5-5ml, uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Không dùng trẻ dưới 1 tuổi.

- Nếu không khí trong phòng khô, hãy sử dụng máy tạo ẩm. Vì không khí khô sẽ làm cho tình trạng ho tệ hơn.

- Tránh khói thuốc lá, khói thuốc lá làm tình trạng ho tồi tệ hơn.

Với triệu chứng ho nặng, ho ông ổng hoặc ho làm mất tiếng [thường gặp viêm thanh khí phế quản cấp], có thể dùng biện pháp sau:

- Vào nhà tắm, mở vòi hoa sen, đợi cho hơi nước ấm đầy phòng rồi tắt vòi nước. Bế bé vào đó đứng khoảng 40-60 giây, sau đó cho bé ra và cho bé bú hoặc uống một ít nước ấm.

Những phương pháp này có thể làm giảm sự kích thích cổ họng và loãng đờm.

Nếu trẻ bị ói do ho mạnh, có thể thực hiện các biện pháp sau đây để giảm ói:

- Cho trẻ ăn ít một chia nhiều lần, nếu trẻ no dễ bị ói khi ho hơn.

- Có thể cho bé uống một muỗng nước lọc và vệ sinh mũi trước khi ăn.

- Không mặc đồ chật chội.

3. Các loại thuốc trị cảm, ho có được dùng không?

Các loại thuốc trị cảm, ho không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Lý do là thuốc không an toàn và có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, cũng như không mang lại lợi ích gì cho trẻ khi điều trị ho.

Không cho trẻ dưới 6 tuổi uống thuốc trị ho, cảm.

Đối với trẻ trên 6  tuổi, nếu cần phải dùng thuốc trị cảm, ức chế ho thì có thể dùng. Nên ưu tiên thuốc  bào chế từ thảo dược đã được cấp phép. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

 4. Có dùng kháng sinh trị ho không?

Kháng sinh không làm giảm ho, do đó không dùng kháng sinh để trị cảm ho. Kháng sinh có thể được dùng nếu có bằng chứng nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn [viêm tai, viêm xoang, viêm phổi…].

Ngoài việc kháng sinh không có lợi ích trong điều trị ho do cảm, virus, thì việc sử dụng kháng sinh không đúng còn gây tác hại khác như: Nguy cơ kháng kháng sinh, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột… Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột còn gây ra nhiều hệ lụy lâu dài.

Một nghiên cứu hồi cứu tiến hành trên 7.224 trẻ em trong 9 năm [từ 2007 đến 2016], đã nhận thấy có sự liên quan giữ việc sử dụng kháng sinh trong năm đầu tiên của cuộc sống với sự gia tăng đáng kể bệnh suyễn trong suốt cuộc đời. Việc sử dụng kháng sinh nhiều trong suốt cuộc đời không những gia tăng bệnh suyễn mà cả chứng viêm mũi dị ứng. Cơ chế này có liên quan tới sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Không cho trẻ uống kháng sinh khi chưa chắc chắn ho do vi khuẩn gây ra.

Ho do virus có thể kéo dài từ 2-3 tuần lễ, tuy nhiên phụ huynh không nên sốt ruột mà tự ý cho trẻ dùng thuốc bừa bãi.

Hãy gọi cho bác sĩ, đưa trẻ đi khám khi trẻ có các dấu hiệu:

  •  Trẻ xuất hiện khó thở [thở nhanh, rút lõm ngực…].
  •  Thở khò khè.
  •  Ho kéo dài quá 3 tuần không bớt.
  •  Cảm thấy con đang có vấn đề nặng cần gặp bác sĩ.

Mời độc giả xem thêm video:

Bộ Y tế chính thức cho phép Hà Nội dùng test nhanh để xác định F0 | SKĐS

BS.Trần Văn Công

Trẻ sơ sinh bị ho là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được đâu là dấu hiệu ho thông thường hay ho do bị bệnh. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về chứng ho ở trẻ nhỏ cũng như cách trị ho an toàn và hiệu quả nhất.

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể. Ho giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ nếu có lọt vào đường hô hấp, đảm bảo nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

Trẻ bị ho khan rất hay gặp, nhất là trong giai đoạn sơ sinh. Ho khan nguyên nhân do thanh quản bị viêm và là phản ứng của khí quản khi nhiệt độ giảm xuống về đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ bị ho về đêm thường xảy ra khi trẻ dưới 3 tuổi.

Hiện tượng ho lúc nửa đêm thường xuất hiện khi trẻ bị dị ứng, hen suyễn hay nhiễm lạnh. Nếu trẻ ho có đờm và sổ mũi kèm theo sốt lên tới 39 độ C hay cao hơn có khả năng bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản.

CÚM A LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Cúm là một bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Cúm A là một trong bốn loại virus cúm, có thể gây ho, đau nhức cơ thể và đau họng. Vậy cúm A là gì, cúm A sốt bao lâu, và làm thế nào để điều trị cúm…

2/ Trị ho an toàn, hiệu quả cho trẻ

Bạn nên cẩn trọng khi muốn dùng thuốc ho cho bé, vì cơ thể bé còn non nớt và thuốc thì luôn ẩn chứa nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Do đó bạn có thể tham khảo những cách trị ho dân gian dưới đây, sử dụng nguyên liệu dễ tìm và an toàn cho bé.

Quất hồng bì ngâm đường phèn

Trong quả quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và thải đờm ra ngoài. Hơn nữa loại quả này còn chứa vitamin C giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm trong mùa lạnh. Cho trẻ dùng 1 thìa quất hồng bì ngâm đường phèn mỗi ngày không những chữa ho cho trẻ hiệu quả, mà còn giúp tăng sức đề kháng.

Lá hẹ hấp đường phèn

Đây là cách trị ho cho bé khá hiệu quả. Không những thế, hẹ còn có công dụng khác nữa là trị cảm, sốt sổ mũi hiệu nghiệm không kém. Cách làm cực kỳ đơn giản, bạn hãy lấy khoảng 5-10 lá hẹ và dùng lượng đường phèn vừa đủ đem đi hấp cách thủy và cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2-3 thìa cà phê giúp bé giảm ho nhanh chóng.

Các phương pháp trị ho dân gian cho bé khá an toàn và hiệu quả

Cam nướng

Không phải ai cũng biết về công dụng trị ho từ quả cam. Bạn nên chọn loại cam vàng khi mua nhé. Sau đó, đem về rửa sạch ngâm nước muối, rồi nướng bằng lò vi sóng, sau đó bóc vỏ cho bé ăn. Cam nướng có tác dụng dịu ho và giảm đờm. Cách chữa ho này được nhiều trẻ ưa thích vì cam nướng có mùi vị rất thơm, kích thích vị giác của trẻ.

Cải cúc

Không chỉ là loại rau dùng trong bữa ăn hằng ngày, cải cúc còn là vị thuốc có lợi cho tiêu hóa, trừ đờm, tán phong chữa bệnh do cảm lạnh. Bạn hãy đem cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước, sau đó cho bé uống từ 3-5 ngày nhé!

3/ Những lưu ý khi trị ho cho bé

Khi thấy trẻ ho dai dẳng, bạn không được tự ý cho bé uống thuốc. Chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

Không nên tự ý dùng thuốc cho bé khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ

Khi trẻ bị ho, bổ sung đủ nước vì sẽ làm cho chất nhầy trong cơ thể của bé loãng đi và chúng dễ dàng bị tống ra khỏi cơ thể sau khi ho.

Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói thuốc lá hoặc bị ô nhiễm không khí.

Giữ phòng ốc luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Rửa tay trẻ thường xuyên bằng xà phòng êm dịu cho da để loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây bệnh qua đường hô hấp.

Ho tuy không phải là hiện tượng nguy hiểm, nhưng bạn cũng không nên chủ quan lơ là. Khi thấy trẻ sơ sinh bị ho, bạn có thể áp dụng những phương pháp dân gian như trên để điều trị. Vì đây chính là những cách giảm ho được nhiều mẹ áp dụng thành công và an toàn hơn so với sử dụng thuốc.

Nguồn tham khảo:

//suckhoedoisong.vn/cach-tri-ho-cho-tre-em-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen-n155548.html

Video liên quan

Chủ Đề