Trẻ sơ sinh bị nhiễm covid bao lâu thì khỏi

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, biến chứng hậu COVID-19 không chỉ diễn ra ở người lớn, mà trẻ em cũng bị mắc hậu COVID-19.

Về tình trạng trẻ em Việt Nam bị mắc COVID-19, tính từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, tỷ lệ mắc COVID-19 của trẻ dưới 18 tuổi ở nước ta là 19,2%, tương đương khoảng hơn 490.000 trẻ.

Đáng chú ý, trong gần nửa triệu trẻ mắc COVID-19 này có 4,8% trẻ từ 13-17 tuổi; 8% trẻ 6-12 tuổi; 2,8% trẻ từ 3-5 tuổi và 3,6% trẻ từ 0-2 tuổi.

Hầu hết các trẻ bị nhiễm COVID-19 đều nhẹ và phục hồi nhanh hơn người lớn. 

Tuy nhiên, những quan sát gần đây cho thấy, một số ít trẻ vẫn bị tình trạng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng, nhất là Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C].

PGS.TS Trần Minh Điển: Khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng hậu COVID-19 hay không. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Hậu COVID-19 là gì?

PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, theo định nghĩa của WHO: Hậu COVID-19 là những dấu hiệu như triệu chứng của người nhiễm COVID-19 có thể kéo dài hoặc xuất hiện những triệu chứng mới.

Căn nguyên của vấn đề này có thể liên quan đến virus, độc tố của virus cũng như tình trạng virus còn tồn tại ở trong cơ thể. Ngoài ra còn do chu trình hóa học bị ảnh hưởng, do biểu hiện của vấn đề đáp ứng miễn dịch…

Biểu hiện của hậu COVID-19 với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch thường xảy ra như sau: Sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài;

Trẻ bị mệt mỏi, đau cơ, tim đập nhanh, nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc. Trẻ bị ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung tư tưởng và rối loại giấc ngủ.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Nếu trẻ được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt.

Trẻ bị hậu COVID-19, nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, vừa qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.

Từ đầu tháng 2 đến nay, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa của Bệnh viện Nhi Trung ương, liên tục tiếp nhận một số trẻ mắc di chứng hậu COVID -19 từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là trẻ bị mắc Hội chứng viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19. Đây là 1 hội chứng mắc phải sau nhiễm COVID-19.

Đa số trẻ bị nhập viện điều chưa được tiêm phòng COVID-19, đáng chú ý đã có những bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu.

Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn theo dõi và phát hiện biến chứng hậu COVID-19 ở trẻ

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám hậu COVID-19?

Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, với trẻ đã từng mắc COVID-19 hoặc nghi ngờ [có nhiều trẻ mắc COVID-19 nhưng không được phát hiện], các gia đình không được chủ quan, sau khi trẻ âm tính 2- 6 tuần nếu có biểu hiện như trên cần cho trẻ đi khám điều trị sớm.

"Hiện nay chúng ta đã có những đơn vị thăm khám hậu COVID-19. Người bệnh sau nhiễm COVID-19 vài tuần, vài tháng khi xuất hiện những triệu chứng bất thường thì cần đi khám để chuẩn đoán điều trị.

Riêng với trẻ em, hậu COVID-19 có thể xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống, tổn thương đến tim, phổi, thận, mạch máu,…

Vì vậy khi các cháu xuất hiện những tình trạng như đỏ da, khó thở, mệt mỏi thì phải đưa con đi khám xem có mắc hội chứng viêm đa hệ thống hay không", PGS.TS Bác sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương nhấn mạnh.

Theo PGS.TS Trần Minh Điển, hiện tại, hậu COVID-19 vẫn là vấn đề còn mới và cần nghiên cứu thêm. Do đó, có thể còn nhiều thay đổi về các triệu chứng, cách theo dõi, phác đồ điều trị bệnh trong thời gian tới.

Trẻ nổi ban đỏ là một trong những dấu hiệu cha mẹ cần đặc biệt chú ý. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Những triệu chứng trẻ bị MIS-C hậu COVID-19

Theo TS.BS Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, Viêm đa hệ thống [MIS-C] hậu COVID-19 thường xảy ra sau khi em bé bị mắc COVID-19 từ 2-6 tuần lễ.

Biểu hiện lâm sàng của trẻ bị mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19 là sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa, nếu nặng hơn có thể gặp các biến chứng tim mạch, sốc… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây tử vong.

TS.BS Tạ Anh Tuấn, thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C hậu COVID-19. Ảnh Bệnh viện Nhi Trung ương

Với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID-19 hoặc tiếp xúc với người mắc COVID-19, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng dưới đây là có biểu hiện mắc hậu COVID-19:

– Trẻ bị sốt cao liên tục trên 24h.

– Trẻ bị nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc.

– Trẻ bị phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy.

– Trẻ có thể gặp dấu hiệu sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp…

Các xét nghiệm cận lâm sàng có thể gặp khi trẻ bị viêm đa hệ thống hậu COVID-19:

+ Tăng hoặc giảm bạch cầu.

+ Tăng các chỉ số viêm: máu lắng, CRP, procalcitonin, ferritin…

+ Sinh hóa: Tăng men tim, tổn thương gan thận..

+ X quang có thể thấy tổn thương phổi

+ Siêu âm có tổn thương tim.

Chuyên gia cảnh báo, nếu trẻ mắc hậu COVID-19 được chẩn đoán sớm, phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời thì diễn tiến thường thuận lợi, trẻ phục hồi tốt. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Cha mẹ cần làm gì để phòng tránh hậu COVID-19 cho con trẻ?

Theo khuyến cáo từ Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện nay dịch COVID-19 vẫn hết sức phức tạp, tỷ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em đang có xu hướng gia tăng, do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 là tiêm vaccine phòng bệnh, ngăn ngừa nhiễm bệnh. 

"Trong thời gian tới đây tiêm vaccine vẫn là khuyến cáo hàng đầu. Chúng ta tập trung cho nhóm nguy cơ và nhóm yếu thế đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng. Nếu trẻ được tiêm chủng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi.

Đồng thời, cha mẹ phải hướng dẫn trẻ tuân thủ 5K; khuyến khích trẻ hoạt động thể chất hợp lý và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ", PGS. TS Trần Minh Điển cho biết.

Hiện nay, việc lây nhiễm biến chủng Omicron nhiều hơn ở trẻ em đặc biệt chưa tiêm chủng. Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ có ý nghĩa rất lớn, hạn chế lây nhiễm và giảm đi được lây nhiễm cho những người trong gia đình, nhất là những người già, có bệnh nền.

Bộ Y tế đã lựa chọn vaccine phòng COVID-19 Comirnaty do Pfizer-BioNTech sản xuất để tiêm cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi tại nước ta.

Đây là vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Sắp tới Bộ Y tế cũng đang làm các thủ tục để sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-dưới 12 tuổi.

Việc hoàn thành tiêm chủng giúp trẻ tự tin hơn khi tham gia học tập tại trường và các hoạt động xã hội khác.

Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; thực hiện 5K đầy đủ; tăng cường sức đề kháng cho trẻ như bổ sung dinh dưỡng, tập luyện thể chất, tránh thừa cân béo phì; kiểm soát tốt các bệnh mãn tính; tránh để trẻ bị nhiễm lạnh; đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập cho trẻ./.


Cập nhật: 15:00 - 16/02/2022 | Lần xem: 66029

Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.

Sáng ngày 16/02/2022, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về "Hướng dẫn xử trí, chăm sóc và điều trị cho trẻ em mắc COVID-19". Tại hội nghị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh về tình hình trẻ em mắc COVID-19 của nước ta cho thấy trẻ em dưới 18 tuổi mắc bệnh so với mắc chung toàn quốc có tỷ lệ là 19,2%, tử vong trẻ em là 0,42% so với tử vong chung. Trong đó, nhóm trẻ sơ sinh hay đang điều trị bệnh nền có nguy cơ tử vong cao nên cần đặc biệt chú ý. Trong bối cảnh trẻ trở lại trường, hội nghị đã hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho trẻ tại trường học như bố trí nơi rửa tay cho trẻ, vệ sinh khử khuẩn môi trường, mở cửa thông thoáng lớp học...

 Khi phụ huynh phát hiện trẻ có triệu chứng tại nhà thì cho trẻ nghỉ học và báo ngay cho nhà trường và cơ quan y tế để xử trí. Trong trường hợp khi phát hiện trẻ mắc COVID-19 tại trường học cần chuyển ngay trẻ bệnh [F0] xuống phòng cách ly tạm thời của trường và thông báo ngay cho cơ sở y tế để cùng xử lý. Đối với lớp có học sinh F0: cho học sinh ngồi yên tại chỗ, tổ chức điều tra xác định các trường hợp F1 theo hướng dẫn của ngành y tế. Tổ chức test kháng nguyên nhanh mẫu gộp cho toàn bộ lớp đó và khử khuẩn toàn bộ lớp học. Đối với học sinh là F1: cho F1 ở nhà để theo dõi sức khỏe và xét nghiệm theo quy định [F1 đã tiêm đủ liều vắc xin thì ở nhà không quá 7 ngày, F1 chưa được tiêm đủ liều vắc xin ở nhà không quá 14 ngày]. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ họp để điều chỉnh hướng dẫn xử trí mới cho phù hợp với tình hình hiện nay.

Đối với việc chăm sóc, điều trị trẻ mắc COVID-19, trước đó Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 5155/QĐ-BYT ngày 08/11/2021 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. Trong đó việc điều trị tại nhà ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ là chìa khóa nhằm giúp trẻ được chăm sóc tốt từ gia đình, ít ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ và hạn chế tình trạng quá tải y tế không cần thiết. Trong quá trình chăm sóc và điều trị COVID-19 cho trẻ tại nhà, cần chú ý việc sử dụng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C, uống thêm nước và chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, .... Không tự ý dùng thuốc chống viêm, chống đông khi không có ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, người chăm sóc trẻ cũng cần lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng như thở nhanh, khó thở, cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi, đầu chi, chi lạnh tái, nổi vân tím để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế nhằm có biện pháp điều trị kịp thời cho trẻ.

Học sinh tiểu học trở lại trường – Quốc Việt

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề