Trịnh vĩnh bình là ai

Chính phủ Việt Nam đã trả hàng chục triệu đô la tiền bồi thường cho “vua chả giò” Trịnh Vĩnh Bình theo phán quyết của Toà Trọng tài Quốc tế ở Paris đưa ra hồi tháng 4 năm 2019, nhưng từ chối trả lại những tài sản còn lại ở Việt Nam cho ông. Việt Kiều Hà Lan Trịnh Vĩnh Bình cho Đài Á Châu Tự Do [RFA] biết thông tin này hôm 20/4 vừa qua.

Vào năm 2015, ông Trịnh Vĩnh Bình đã kiện Chính phủ Việt Nam ra Toà Trọng tài Quốc tế ở Paris, đòi bồi thường 1,25 tỷ đô la vì vi phạm luật đầu tư liên quan đến Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương giữa Hà Lan và Việt Nam và vi phạm nhân quyền vì bắt giữ ông trái pháp luật. Toà sau đó đã ra phán quyết, yêu cầu Việt Nam phải trả cho ông Bình 37.581.596 đô la thiệt hại và gần 7,9 triệu đô la án phí. Ông Bình xác nhận thông tin về việc thanh toán tiền trong một phỏng vấn với RFA hôm 20/4 như sau:

“Số tiền phán quyết một phần đó thì Chính phủ Việt Nam đã trả . Tôi xin nhấn mạnh là Chính phủ Việt Nam đã trả rồi”

Ông Bình cho biết số tiền mà toà đưa ra trong phán quyết chỉ là một phần trong số tổng số tiền thiệt hại mà ông đòi Chính phủ Việt Nam.

“Vào năm 2015, tôi có đưa vụ kiện này lên Toà án Quốc tế với số tiền đòi bồi thường là trên 1 tỷ 250 triệu đô la nhưng mà khi phán quyết thì chỉ tuyên có một phần thôi. Ngoài ra, còn một phần lớn nằm ngoài bản án đã tuyên ngày 10/4/2019”

Ông Bình giải thích thêm về phần còn lại trong tổng số 1,25 tỷ đô la mà ông đòi bồi thường:

“Là vì phần tài sản lúc đó mà chúng tôi đòi bồi thường lên đến 1 tỷ 250 triệu đô la hoặc là hơn nhưng khi phán quyết thì toà án quốc tế chỉ phán quyết một phần trong đó thôi, còn nhiều phần tôi nghĩ là sau một thời gian. Bây giờ tôi chưa được tiết lộ. Khoảng thời gian sau khi mà chúng tôi bắt đầu xúc tiến những vụ đòi bồi thường tiếp thì chúng tôi sẽ công bố.”

Đây là vụ kiện thứ hai của ông Trịnh Vĩnh Bình đối với Chính phủ Việt Nam sau vụ kiện vào năm 2003 khi ông Bình đòi phía Việt Nam đền bù trên 150 triệu đô la. Vụ kiện đầu sau đó đạt được thoả thuận ngoài toà mà theo đó phía Việt Nam sẽ trả tiền bồi thường cho ông Bình để đổi lại việc ông Bình rút đơn kiện. Tuy nhiên, ông Bình cho biết ông đã không nhận được tiền theo cam kết và Chính phủ Việt Nam cũng không thực hiện lời hứa trả lại cho ông các tài sản của ông còn lại ở Việt Nam.

Nhà triệu phú  Trịnh Vĩnh Bình, người nổi tiếng ở Hà Lan vì đã bán sỉ chả giò cho các siêu thị, từng đem 3 triệu đô la Mỹ về đầu tư ở Việt Nam vào cuối năm 1987. Tuy nhiên vào năm 1998, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bắt ông với cáo buộc hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý – bảo vệ đất đai. Ông bị giam 18 tháng 20 ngày và một năm sáu tháng quản chế. Năm 1999, ông bị tuyên án tù 11 năm và bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Ông Bình cho biết hiện ông vẫn còn một số tài sản ở Việt Nam nhưng không nói cụ thể những tài sản đó là gì và trị giá bao nhiêu. Ông ước tính số tiền thiệt hại mà ông phải chịu do những vi phạm của Chính phủ Việt Nam tính theo thời giá hiện tại lên đến 2,5 tỷ đô la.

Ông Bình cho biết ông vẫn tiếp tục đòi Chính phủ Việt Nam trả lại cho ông những tài sản đã bị nhà nước tịch thu nhưng không có kết quả:

“Tôi có liên hệ với chính phủ Việt Nam để tiếp tục việc đòi lại tài sản. Có lần chính phủ Việt Nam có liên hệ với tôi để đặt điều kiện, nhưng sau đó lại im lìm. Tôi có nhận văn bản mới nhất là họ từ chối.”

Một cơ sở sản xuất của ông Trịnh Vĩnh Bình tại Việt Nam trước đây. Hình do ông Trịnh Vĩnh Bình cung cấp

Trong phỏng vấn mới đây, ông Bình cho biết ông đang xúc tiến ít nhất hai vụ kiện mới đối với Chính phủ Việt Nam nhưng không cho biết cụ thể nội dung các vụ kiện này là gì. Nói về phần tiền đền bù trong phán quyết mới nhất, ông nói:

“Phần mà họ đền bù không đủ, đền bù chỉ một phần thì tôi tiếp tục đòi vì đây là những tài sản mà tôi đã đầu tư nhiều năm ở Việt Nam.”

Khi được hỏi về khả năng ông sẽ quay lại Việt Nam đầu tư trong tương lai, ông Bình cho biết:

“Thực ra, Việt Nam ngày càng mở cửa về phương diện luật pháp. Nhưng khi có đụng chạm thì trên thực tế các cơ quan thực thi pháp luật  Việt Nam không thực hiện đúng như quy định của luật pháp. Đây là một vấn đề nhức nhối.”

Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam Mai Tiến Dũng từng nói với báo chí trong nước sau khi có tin vụ kiện của ông Bình ra Toà Trọng tài Quốc tế vào năm 2017 rằng: “Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng là tạo môi trường kinh doanh rất bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước. Hiện nay tòa án quốc tế đang xem xét, với việc tranh chấp, vi phạm điều luật. Như các báo đều biết, vì vấn đề bảo hộ đầu tư nên một địa phương, một cơ quan nào vi phạm hoặc không thực hiện đúng cam kết, không thực hiện đúng điều luật thì nhà đầu tư nước ngoài đều kiện Chính phủ”

Ông Bình cho biết ông vẫn không tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam và đây là cản trở đối với ông khi đưa ra quyết định đầu tư ở Việt Nam.

“Một khi hành lang pháp lý ở Việt Nam chưa ổn thì tôi không nghĩ và cũng không muốn trở lại đầu tư ở Việt Nam” - Ông Bình nói.

VOA Tiếng Việt

Phiên xử giữa doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, một nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, kiện chính phủ Việt Nam “vi phạm thỏa thuận”, với mức đòi bồi thường “tối thiểu 1,25 tỷ USD”, bắt đầu diễn ra hôm 21/8 tại Tòa Trọng tài Quốc tế ICC, Paris, Pháp.

Nhà triệu phú 70 tuổi cho VOA Việt Ngữ biết qua email, rằng ông trên đường tới Trung tâm Trọng tài Quốc tế ở thủ đô nước Pháp, để dự phiên xử. Và sau đó không có tin tức gì thêm. Ông Trịnh Vĩnh Bình đã ngưng tiếp xúc với báo chí kể từ những ngày cuối tháng Bảy, theo yêu cầu của Tòa Trọng tài Quốc tế, quyết định sau khi có khiếu nại của chính phủ Việt Nam.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong khoảng từ 8 đến 10 ngày, theo thông tin ông Bình cho biết trước đây.

Luật sư đại diện cho ông Bình tại phiên tòa là hãng luật danh tiếng của Mỹ, King & Spalding LLP. Luật sư đại diện cho Chính phủ Việt Nam là hãng luật hàng đầu của Anh, Freshfields Bruckhaus Deringer.

Đây là lần thứ 2 ông Bình kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế.

Tháng 1/2015, ông Bình nộp đơn kiện chính phủ Việt Nam với lý do Hà Nội không thực hiện đúng cam kết trong thỏa thuận mà 2 bên đã đồng ý vào năm 2005, trong vụ kiện lần đầu.

Cách đây 14 năm, ông Bình, một doanh nhân thành công trong ngành thực phẩm với biệt danh “Vua Chả Giò” ở Hà Lan, kiện chính phủ Việt Nam ra tòa án quốc tế với mức đòi bồi thường 100 triệu USD. Trong vụ kiện năm 2005, ông Bình được tổ hợp luật sư Mỹ, Covington Burling đại diện, đạt được thỏa thuận ngoài tòa với chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam miễn án và bồi thường cho ông Bình 15 triệu USD; khi ông Bình có đơn kiến nghị, Chính phủ Việt Nam xem xét trả lại những tài sản “hợp lý” của ông Bình. Đổi lại, ông Bình rút đơn kiện khỏi Tòa Quốc tế và không tiết lộ nội dung thỏa thuận.

Vụ kiện đang diễn ra ở Paris lần này có nguyên ủy từ những năm cuối thập niên 1990 khi ông Bình về Việt Nam đầu tư, rồi bị chính phủ Việt Nam tuyên án 13 năm tù về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ.”

Ông Trịnh Vĩnh Bình lúc nhỏ ở Bạc Liêu.

Sinh ra ở Bạc Liêu, Cà Mau, ông Bình đã cùng gia đình vượt biên năm 1976 sau đó định cư ở Hà Lan. Khởi nghiệp với 2 tiệm thực phẩm, ông Bình sau đó đã trở thành nhà triệu phú và trở về Việt Nam theo tiếng gọi “về nước đầu tư.” Hưởng ứng chính sách khuyến khích Việt kiều về nước đầu tư, ông Bình mang theo gần 2,5 triệu USD và 96 kg vàng. Ông kinh doanh ở mọi lĩnh vực từ khách sạn cho tới thủy-hải sản cho tới nông-lâm sản cho tới xuất khẩu.

Ông Bình nói với VOA rằng khi về Việt Nam kinh doanh, ông “chỉ nghĩ là thử thôi.” Nhưng ông đã nhân được số vốn ban đầu đưa về Việt Nam lên 8 lần chỉ trong vòng 6 năm trong lĩnh vực đất đai và bất động sản.

Theo nhận định của cựu Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng, “ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam” lúc đó nhưng cũng cho rằng sự thành công quá nhanh này đã “tạo ra một sự cuốn hút không bình thường.”

Doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình [Ảnh tư liệu]

Vào năm 1996 ông Bình bất ngờ bị bắt với cáo buộc “trốn thuế” và “đưa hối lộ.”

Một trong những nguyên nhân mà ông Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường tại vụ kiện lần này ở Paris là sự vi phạm nhân quyền do nhốt người oan sai. Ông Bình từng bị tạm giam hơn 18 tháng trước khi đưa ra xét xử tội “trốn thuế” theo cáo buộc của Việt Nam. Với sự can thiệp của chính phủ Hà Lan, ông Bình được tại ngoại và vượt biên lần thứ 2 trước khi bị bắt “để thi hành án 11 năm tù.”

Trước khi phiên tòa ở Paris bắt đầu, cựu Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm nói với VOA rằng ông và nhiều quan chức khác của chính phủ Việt Nam đã tìm cách “dàn xếp êm thấm vụ việc” để không ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước Việt Nam-Hà Lan nhưng không thành công vì sự mâu thuẫn trong nội bộ của chính phủ về lợi ích cũng như chi phối của lực lượng an ninh. Cũng theo lời nhà cựu ngoại giao hàng đầu của Việt Nam, sở dĩ chính phủ Việt Nam bội ước thỏa thuận ngoài tòa của vụ kiện trước vì “việc trả lại các tài sản cho nguyên đơn đã không thực hiện được… do các tài sản bị tẩu tán, thay đổi chủ sở hữu.”

Ông Cầm, từng là bộ trưởng ngoại giao trong thời gian 1991-2000, nói “mọi chuyện bây giờ phụ thuộc theo cán cân công lý” và ông cho rằng dù Tòa trọng tài ở Paris có ra phán quyết thế nào thì “đây sẽ là một vụ kiện để lại nhiều bài học kinh nghiệm cần phải rút ra.”

Tòa án Trọng tài Quốc tế thuộc Phòng Thương mại Quốc tế [ICC]

Theo quy trình tố tụng trọng tài tại Tòa án ICC, mọi phán quyết đều sẽ mang tính ràng buộc đối với các bên. Bằng việc đưa tranh chấp ra trọng tài theo quy tắc này, ông Bình và chính phủ Việt Nam đã phải nhất trí thi hành bất kỳ phán quyết nào mà không có sự chậm trễ.

Video liên quan

Chủ Đề