Trong các công thức sau đây, công thức nào là của lipit

Bài viết dưới đây nhằm tóm tắt lý thuyết hóa 12 bài phản ứng thủy phân lipit .Bài viết  giúp các bạn có những kiến thức hay về phần phản ứng thủy phân lipit. Trong bài viết gồm 3 phần chính: tóm tắt  phương pháp giải, ví dụ vận dụng, bài tập vận dụng và có hướng dẫn giải chi tiết. Kiến thức phần này rất quan trọng đối với các bạn chuẩn bị thi thpt quốc gia. Hãy chú ý xem kĩ nhé .

I. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tóm tắt phương pháp giải

1. Phương pháp giải các bài toán phản ứng thủy phân trong môi trường axit

Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.

2. Phương pháp giải các bài toán với phản ứng xà phòng hóa

Khi đun nóng với dung dịch kiềm [NaOH hoặc KOH] thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. 

Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

- Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit [tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit].

- Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.

II. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tổng hợp ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Xà phòng hóa tristearin ta sẽ thu được sản phẩm như sau:

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Giải

Đáp án D

PTHH: [C17H35COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5[OH]3

⇒ sản phẩm thu được sau phản ứng sẽ là:C17H35COONa và glixerol.

Ví dụ 2: Cần bao nhiêu kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin [còn 11% tạp chất trơ bị loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng] để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối lượng natri stearate.

Giải

Trong 1 tấn xà phòng có72% khối lượng natri stearate.

⇒ mC17H35COONa = 720kg

Khối lượng chất béo là :

 kg

Ví dụ 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,24g chất béo cần vừa đủ 0,06mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là

A. 17,80g                        B. 18,24g

C. 16,68g                        D. 18,38g

Giải

Đáp án A

Phản ứng: [RCOO]3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5[OH]3

BTKL: mxà phòng = 17,24 + 0,06.40 – 0,02.92 = 17,8g

III. Tóm tắt lý thuyết hóa 12: Tổng hợp bài tập vận dụng

Câu 1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây sai ?

A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic

B. Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng

C. Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu

D. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch

Câu 2. Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được

A. Glixerol và axit cacboxylic.

B. Glixerol và muối của axit béo.

C. Glixerol và muối của axit cacboxylic.

D. Glixerol và axit béo

Câu 3. Thủy phân glixerol tristearat [C17H35COO]3C3H5 cần dùng 1,2 kg NaOH. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng glixerol thu được là:

A. 8,100kg

B. 0.750 kg

C. 0,736 kg

D. 6,900 kg

Câu 4. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?

A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.

B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.

C. Đun nóng glixerol cùng với axit béo.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 5. Khi xà phòng hóa tripanmitin ta thu được những chất nào:

A. C15H31COONa và etanol.

B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 6. Xà phòng hoá hoàn toàn m gam lipit A bằng 200 gam dung dịch NaOH 8% sau phản ứng thu được 9,2 gam glixerol và 94,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của chất  A là :

A. [C17H35COO]3C3H5.

B. [C15H31COO]3C3H5.

C. [C17H33COO]3C3H5.x

D. [C17H31COO]3C3H5.

IV. Hướng dẫn giải chi tiết 

Câu 1:

Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch

Câu 2:

Đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được glixerol và axit béo : phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Câu 3:

[C17H35COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5[OH]3 [1]

Ta có: nNaOH =

= 0,03 [kmol]

Từ [1] ⇒ nC3H5[OH]3 =

nNaOH = 0,01 [kmol]

⇒mC3H5[OH]3 = 0,01 . 92 = 0,92 [kg]

Vì H = 80% ⇒ mC3H5[OH]3 [thực tế] = 0,92 . 80/100 = 0,736 [kg]

Câu 4:

Xà phòng là muối của natri của các axit béo [RCOONa].

Đun axit béo với kiềm thì ta được : RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O.

Đun chất béo với kiềm thì ta được: C3H5[OOCR]3 + 3NaOH → C3H5[OH]3 + 3RCOONa.

Câu 5:

Tripanmitin : [C15H31COO]3C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5[OH]3

Câu 6:

Đặt công thức trung bình của lipit X là C3H5[OOCR]3.

C3H5[OOCR]3 + 3NaOH → C3H5[OH]3 + 3RCOONa [1]

Theo giả thiết ta có

⇒ nNaOH = 0,3 mol

Do đó trong 94,6 gam chất rắn có 0,1 mol NaOH dư và 0,3 mol RCOONa.

⇒ 0,1.40 + [R+67].0,3 = 94,6 ⇒ R = 235 ⇒ R là: C17H31–

Vậy là bạn đã cùng Kiến xem xong bài viết tóm tắt lý thuyết hóa 12 phần phản ứng thủy phân lipit do kiến biên soạn. Bài viết nhằm giúp các bạn có thêm nhiều phương pháp giải hay và nhanh, tóm tắt được 1 số bài tập và lý thuyết nhỏ trong từng câu và từng bài tập. Mong rằng các bạn hãy làm đi làm lại để cho bản thân có thêm nhiều kỹ năng nhé 

Thuộc chủ đề:Este - Lipit 06/12/2018 by

  1. Công thức nào sau đây là công thức của chất béo?
  2. Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V khí H2 [đktc]. Giá trị của V là
  3. Xà phòng hóa hoàn toàn 178 gam tristearin trong KOH, thu được m gam kali stearat. Giá trị của m là
  4. Chất nào sau đây không phản ứng với H2 [xúc tác Ni, t0]
  5. Để tác dụng hết với a mol triolein cần tối đa 0,6 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là 
  6. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,8 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,06 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
  7. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng tạo ra glixerol?
  8. Thủy phân hoàn toàn m gam chất béo bằng dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 9,2 gam glyxerol và 91,8 gam muối. Giá trị của m là
  9. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
  10. Chất có phản ứng với dung dịch Br2 là:
  11. Chất X là este của glixerol và axit béo không no, 1 mol X phản ứng với tối đa 4 mol H2 [Ni, t0C]. Đốt cháy hoàn toàn với a mol X trong khí O2 dư, thu được b mol H2O và V lit khí CO2 [dktc]. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị của a,b và V là :
  12. Chất tác dụng với trianmitin là :
  13. Đốt cháy hoàn toàn 0,014 mol một chất béo X, thu được 33,880 gam CO2 và 12,096 gam H2O. Khối lượng [gam] brom tối đa phản ứng với 0,014 mol X là
  14. X là trieste của glixerol và hai axit Y, Z [Y thuộc dãy đồng đẳng của axit focmic và Z thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic]. Cho m gam X phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được 7,1 gam muối và glyxerol. Lượng glyxerol phản ứng vừa đủ với 1,225 gam Cu[OH]2. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư, sau đó cho sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ba[OH]2 dư thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam. Giá trị a gần nhất với giá trị là
  15. Khi thủy phân một triglixerit X, thu được các axit béo gồm axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Thể tích khí O2 [đktc] cần để đốt cháy hoàn toàn 12,9 gam X là 

Video liên quan

Chủ Đề