Trong các nhà khoa học thời cổ đại dưới đây Ai có đóng góp về toán học

1. Thales [642 – 548 TCN]

Thales là nhà toán học, triết học, thiên văn học, là người đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ong sinh ra trong một gia đình thương nhân giàu có ở Milet [Tiểu Á], nhưng có quá trình sống và làm việc khá lâu ở Ai Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet.

 Ông đã chỉ ra rằng:

+ Mọi đường kính thì chia đôi một đường tròn.

+ Các góc đáy của một tam giác cân thì bằng nhau.

+ Góc nội tiếp trong nửa hình tròn là một góc vuông.

+ Là người đầu tiên đo được chiều cao của Kim tự tháp nhờ ông tìm ra nguyên lý đồng dạng và tỷ lệ thức.

+ Dự báo một cách chính xác ngày xảy ra nguyệt thực ở Milê [28 – 05 – 585 TCN].

Nhưng ông sai lầm khi cho rằng trái đất nổi trên nước, vòm trời có hình bán cầu úp trên mặt đất. Với ông, toán học, thiên văn học từ kinh nghiệm đã trở thành khoa học. Ông xứng đáng được người đời sau ghi nhận là "Nhà toán học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên".

2. Pythagore [580 – 500 TCN]

Pythagore là nhà toán học, lý học, triết học, thiên văn học nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, quê ở đảo Xamốt [thuộc biển Egiê], là người đem lại nhiều biến đổi cho nền toán học thế giới. Ông cũng đã đến Ai Cập và ở lại đây trong 12 năm để tiếp cận các tri thức khoa học của phương Đông. Sau đó, ông về sống ở đảo Xixin, thiết lập trường phái khoa học Pythagore. Tại đây, ông cùng các học trò của mình đã tổng kết những tri thức về số học, thiết lập nhiều công thức, định lý và chứng minh chúng bằng suy luận logic chứ không phải bằng trực giác.

Đóng góp của ông:

+ Định lý Pythagore "tổng hai cạnh góc vuông bằng bình phương của cạnh huyền trong một tam giác vuông".

+ Chứng minh: tổng các góc trong một tam giác bằng 180 độ.

+ Đưa ra những định nghĩa về điểm, đường; khái niệm vô cực và về số vô tỷ.

+ Ông cho rằng trái đất hình tròn và chuyển động theo một quỹ đạo nhất định [Sau này Copecnic, nhà bác học ngươi Ba lan đã phát triển thành thuyết "nhật tâm" nổi tiếng].

+ Độ cao âm thanh của một sợi dây căng hai đầu khi cho dao động sẽ phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây ấy. Chiều dài sợi dây giảm đi mộ nửa thì âm thanh sẽ tăng lên một quãng 8.

+ Được coi là bậc thầy về những con số. Ông đã đưa ra những nghiên cứu thú vị về các con số như số chẵn thì xấu, không may; số lẻ thường đem lại may mắn; "số anh em", "số bạn bè"… Đặc biệt ông dùng tư duy về các con số nhằm chứng minh một số luận điểm triết học.

3. Archimede [285 – 212 TCN]

 Ông được sinh ra trong một gia đình giàu có ở thành bang Siracure trên đảo Xixin, là người có quan hệ bà con với vua Herion của thành bang này. Ông đã từng lưu học tại trường Alecxandri - Ai Cập. Niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học vô giá về lý luận, thực tiễn trong toán học và cơ học.

Archimede là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải phóng sức lao động của con người, như đòn bẩy, ròng rọc... Ong là người phát minh ra nguyên lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang tên ông về sức đẩy của nước [sức đẩy của nước bằng chính trọng lượng của vật ở trong nước]. Ông còn là người chế tạo ra hệ thống máy móc đầu tiên ở Hy Lạp [máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt dùng để hút nước…]. Đặc biệt, ông là người đã đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm giữa hai số 3 x 10/71 và 3 x 1/7.

Có thể tóm lược những đóng góp khoa học của Archimede trong một số tác phẩm tiêu biểu sau:

+ Về trạng thái cân bằng: nghiên cứu về trọng tâm, hình bình hành, hình tam giác.

+ Cầu phuơng hình parabol: cho lời giải về cơ học và cả lời giải toán học.

+ Về trạng thái cân bằng [tập 2]: nghiên cứu về trọng tâm của đới parabol.

+ Bàn về cá hình xoắn.

+ Đo đường tròn...

Có thể nói, nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã sản sinh ra một đội ngũ các nhà bác học kiệt xuất, cống hiến cho nhân loại những tài sản khoa học vô giá mà giá trị của nó vẫn trường tồn trong xã hội hiện đại.

BKT


15 NHÀ KHOA HỌC CÔNG GIÁO

CÓ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐÁNG KINH NGẠC CHO THẾ GIỚI

Becky Roach

WGPNT [16.01.2022] - Khoa học và đức tin có thể xung khắc không? Thông thường, có nhiều người cho rằng hai lãnh vực này mâu thuẫn với nhau. 15 nhân vật dưới đây đã chứng minh người Công giáo có thể là nhà khoa học vĩ đại. Họ không chỉ bảo vệ giáo huấn của Giáo hội, nhưng còn có những đóng góp phi thường cho thế giới.

Roger Bacon [1220–1292]


Là một tu sĩ triết gia người Anh thuộc Dòng Phanxicô, ông rất chú tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên thông qua chủ nghĩa duy nghiệm. Trong thời cận đại, Bacon được xem như “pháp sư” dùng khoa học để giải thích các hiện tượng kỳ bí và đặc biệt nổi tiếng với truyền thuyết ông làm ra chiếc đầu cơ khí bằng đồng rất “kỳ diệu” có thể trả lời mọi câu hỏi.

Henri Becquerel [1852–1908]


Ông được trao giải Nobel vật lý năm 1903 cùng với ông bà Marie and Pierre Curie trong công trình khám phá ra hiện tượng phóng xạ.

Roger Boscovich [1711–1787]


Là nhà vật lý, thiên văn, toán học, thi sĩ, nhà ngoại giao, triết-thần học gia và là linh mục Dòng Tên đã có nhiều đóng góp cho thiên văn học.

Nicholas Copernicus [1473–1543]


“Nicolaus Copernicus [tiếng Việt thường gọi là Copernic] đã xác định chính xác Trái đất là một trong những hành tinh xoay quanh Mặt trời. Chỉ có Mặt trăng xoay quanh Trái đất. Copernicus cũng diễn tả thứ tự chính xác của các hành tinh”.

René Descartes [1596–1650]


Cogito ergo sum [Tôi suy tư nên tôi hiện hữu]. Ông là triết gia, nhà toán học và nhà khoa học, được coi là cha đẻ của triết học Tây phương hiện đại, phần lớn triết học Tây phương sau này đều là lời đáp trả đối với các tác phẩm của ông.

Thánh Hildegard of Bingen [1098–1179]


“Mặc dù công trình khoa học của bà không được thừa nhận đúng mức trong thế giới hiện đại, Hildegard von Bingen vẫn là ánh sáng dẫn đầu trong giáo dục thời Trung cổ. Nữ tu viện trưởng đa tài này là nhà vật lý, nhà tự nhiên học, nhà soạn nhạc, nhà ngôn ngữ học, triết gia, thi–văn sĩ. Bà cũng là một nhà thần bí trong truyền thống Trung cổ”.

Tiến sĩ Thomas Hilgers [1943 – ]


Ông là nhà sáng lập và là Giám đốc của Viện Nghiên cứu Giáo hoàng Phaolô VI về Sinh sản Con người được thành lập năm 1985.

Nữ tu Mary Kenneth Keller [1913–1985]


Bà là một nữ tu, nhà giáo dục và là người tiên phong trong khoa học máy tính. Nữ tu này cũng là phụ nữ đầu tiên có bằng tiến sĩ về khoa học máy tính ở Mỹ và giúp phát triển ngôn ngữ lập trình BASIC.

Georges Lemaître [1894–1966]


Ông là linh mục Công giáo người Bỉ, là nhà thiên văn học và là giáo sư vật lý tại Đại học Công giáo Leuven. Ông được biết đến như là cha đẻ của thuyết Big Bang.

Thánh Albertô Cả [1193–1280]


Ngài được biết đến là người khám phá ra nguyên tố Asen, hơn nữa là Thánh tiến sĩ Hội thánh.

Gregor Mendel [1822–1884]


“Gregor Mendel được biết đến như là ‘cha đẻ của thuyết di truyền hiện đại’, sinh năm 1822 tại Áo. Là một tu sĩ, Mendel khám phá ra nguyên lý căn bản của sự di truyền qua các thí nghiệm trong khu vườn của tu viện”.

Thánh Giuseppe Moscati [1880–1927]


“Xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Naples, nước Ý, Giuseppe Moscati dấn thân vào công việc y tế để phục vụ người nghèo. Ông cũng là giáo sư trường y và là người tiên phong trong ngành hóa sinh, mà các nghiên cứu của ông đã đưa đến việc khám phá ra chất Insulin như là phương thuốc chữa bệnh tiểu đường”.

Blaise Pascal [1623–1662]


Là nhà toán học, vật lý, nhà phát minh, nhà văn và nhà thần học Công giáo người Pháp. Ông nổi tiếng vì phát minh ra chiếc máy tính cơ học đầu tiên, đóng góp vào tam giác Pascal và lý thuyết xác suất.

Louis Pasteur [1822–1895]


“Louis Pasteur có ảnh hưởng trên y học. Phương pháp đun sôi chất lỏng để tiêu diệt vi trùng vẫn được sử dụng ngày nay; hầu hết các sản phẩm từ sữa đều được tiệt trùng [động từ pasteurise có nghĩa là tiệt trùng xuất phát từ tên Pasteur của ông]. . . . Sử dụng phương pháp này, ông có thể chứng minh mỗi căn bệnh đều do những loại vi trùng khác nhau gây ra. Ông tìm ra vi trùng gây bệnh lao năm 1882 và bệnh dịch tả năm 1883”.

Nicolas Steno [1638–1686]


Nhà tự nhiên học người Đan Mạch Nicolas Steno đã đưa ra Nguyên tắc chồng chất trong địa lý và định luật Hằng số góc giữa các mặt [cũng gọi là định luật 1 trong tinh thể học]. “Bằng lý luận này, Steno có thể cho thấy hóa thạch và các tinh thể ắt hẳn phải đông đặc lại trước khi nền đá mẹ chứa chúng được hình thành. . . . Đây là đóng góp nổi tiếng nhất của Steno cho địa chất học”. Nicolas Steno cũng là một giám mục Công giáo.

Nhóm Sao Biển chuyển ngữ từ catholic-link.org

Nguồn: giaophannhatrang.org [16.01.2022]

Video liên quan

Chủ Đề