Trong giao tiếp, nên sử dụng bàn tay ngửa hay bàn tay úp? giải thích vì sao?

- Ở phần trên ta đã biết, lượng thông tin được thu nhận qua mắt là 75%, và qua tai chỉ là 12%, lượng dây thần kinh từ mắt lên não nhiều gấp 25 lần lượng dây thần kinh từ tai lên não.Vì vậy, thính giả sẽ dễ thuyết phục và chăm chú hơn tới bài nói của ta khi có nhiều hình ảnh, dẫn chứng cụ thể.

- Con người thường bị thu hút bởi hình ảnh, sự chuyển động nhiều hơn là lời nói, đây cũng chính là tập tính động vật của con người là phản xạ với hành vi nhanh hơn với lời nói. Khi đi sang đường, nếu ta kêu lên “xe ơi, đừng đâm nhé” thì xe vẫn cứ lao vèo vèo qua mặt. Nhưng khi ta giơ tay lên thôi là lái xe sẽ biết mà nhường đường cho ta. Do đó, muốn thu hút được sự chú ý của thính giả, chuyển động cơ thể của ta phải càng linh hoạt, năng động. Mà trên cơ thể người, đôi tay là nơi linh hoạt nhất. Hai dân tộc khác biệt ngôn ngữ, những người khiếm thính không nói được vẫn có thể trao đổi thông tin bằng cử động tay. Thế mới biết bàn tay có thể diễn đạt nhiều động tác đến thế nào.

- Tục ngữ xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều người không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách vung tay thế nào cho hợp lý. Thực tế nếu ta biết cách vung tay, bàn tay sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình vì nó giúp bổ trợ lời nói. Hơn nữa khi bàn tay vung, trọng tâm cơ thể sẽ hướng về phía trước, dáng của ta sẽ có xu thế hướng về phía thính giả bày tỏ sự thân thiện.

- Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm. Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mất mặt, làm cho âm thanh ta phát ra không rõ. Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta. Để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất. Khi tay vung, luôn nhớ rằng vung “trong ra, dưới lên” - có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên. Tưởng tượng giống hệt như ta đang bưng một chiếc khay khi đi bán hàng vậy, luôn nâng niu tôn trọng khách hàng. Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay và các ngón tay khép lại. Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả. Các ngón tay khép bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào. Trong quá trình thuyết trình, ta cũng nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau.

Một số điều nên tránh khi sử dụng tay trong giao tiếp:

+ Khoanh tay: tạo sự xa cách, phòng thủ. Tâm lý học phân tích rằng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ mình với các tác động xấu bên ngoài. Trẻ con thường xuyên núp sau váy mẹ mỗi khi sợ hãi. Lớn lên, hành động “núp” đó của nó biến đổi thành động tác khoanh tay: tự tạo rào cản một cách vô hình cho mình. Một người khoanh tay nghĩa là họ chưa cởi mở, đang dò xét.

+ Cho tay vào túi quần: Mang lại cảm giác kênh kiệu, thiếu hoà nhập [đàn ông hay mắc phải].

+ Trỏ tay: Không ai thích bị trỏ tay vào mặt vì vậy khi thuyết trình chúng ta cũng không nên chỉ tay vào thính giả.

+ Cầm bút hay que chỉ: Tránh vì khi cầm bút trên tay, bàn tay của ta sẽ không thể vung linh hoạt tự nhiên được. Hơn nữa, cầm đồ vật trên tay ta cũng sẽ rất dễ vung nó theo đà tay vung.

- Tay là bộ phận linh hoạt nhất, thể hiện nhiều thông điệp vô hình nhất, do đó, các động tác về tay phải được tập rất kỹ. Trong nền văn hoá Á đông chúng ta, khi nói ít vung tay. Nếu vung tay nhiều thường bị coi là không khiếm tốn, không lễ phép. Tuy nhiên, ngày nay khi hội nhập quốc tế, chúng ta cũng phải thay đổi cho phù hợp.

- Sử dụng phi ngôn từ, tay còn giúp diễn giả diễn tả cảm xúc nội tâm một cách dễ dàng, giúp điều tiết giọng nói được sắc nét rõ dàng, gãy ý. Với những đoạn văn cần nhấn câu, dừng ý ta vung tay dứt khoát. Tay chắc chắn giọng chắc chắn, tay lỏng lẻo giọng lỏng lẻo.

Quantri.vn - Biên tập và hệ thống hóa

Là một trong những loại hình ngôn ngữ cơ thể quan trọng, cử chỉ tay góp phần quan trọng trong các cuộc hội thoại thậm chí là phỏng vấn xin việc.

Cử chỉ tay là một trong những loại hình ngôn ngữ cơ thể cơ bản và được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp. Cử chỉ tay không những nói lên tính cách của bạn thế nào, nó còn cho thấy tâm trạng của bạn ở thời điểm đó. Trong rất nhiều nghiên cứu, cử chỉ tay và ánh mắt nếu biết sử dụng đúng cách có thể khiến bạn áp đảo người đối diện trong hội thoại, thế nhưng ngược lại nếu sử dụng sai cách có thể khiến bạn bị lép vế.

Tiến sĩ John B. Molidor, tác giả của cuốn sách “Nghệ thuật phỏng vấn” có đưa ra một số lưu ý về cách thức để tay ra sao khi phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên, cách thức này có thể áp dụng rộng rãi ra bất kì cuộc hội thoại nào trong cuộc sống.

Những thế tay nên để

Nếu như không biết mình sẽ đối mặt với thứ gì, chưa nắm bắt được cuộc hội thoại hoặc bạn muốn tỏ ý thiện chí trong suốt quá trình trò chuyện, hãy để tay như hình dưới đây.

Bàn tay với lòng bàn tay ngửa lên

Thế tay với lòng bàn tay ngửa lên trên cho thấy sự thật thà, cởi mở từ bạn. Tạo thế này này có thể cho người đối diện thấy bạn muốn mở lòng mình, nói chuyện thật lòng và thậm chí là có phần trung thành. Đây là thế tay được khuyên sử dụng trong những lần phỏng vấn xin việc do nó sẽ biến bạn thành một người đáng tin trong mắt nhà tuyển dụng.

Thế nhưng, nếu bạn muốn tỏ rõ sức mạnh, sự tự tin và có phần lấn áp người khác trong cuộc trò chuyện, hãy sử dụng thế tay kim tự tháp như hình dưới đây.

Thế tay kim tự tháp là thế tay được rất nhiều chính trị gia cũng như những người có tầm ảnh hưởng lớn sử dụng, nó cho thấy sự tự tin và có phần thống trị của bản thân bạn. Tuy nhiên, đừng xoay ngược kim tự tháp này kẻo nó sẽ là dấu hiệu của sự kém tự tin, đề phòng với người khác. Tất nhiên, nếu bạn thật sự tự tin về kiến thức, khả năng của mình, đừng ngại để thế tay này khi gặp mọi người hay đi phỏng vấn xin việc.

Những thế tay không nên sử dụng

Úp lòng bàn tay

Úp lòng bàn tay thể hiện sự thống trị cao độ cùng tham vọng kiểm soát vấn đề. Nếu như bạn là người làm lãnh đạo, chủ đầu tư hay những người thuộc “cửa trên”, thế tay này có thể giúp bạn kìm hãm người đối diện. Thế nhưng, đa phần trong các cuộc đối thoại thông thường, lấn áp người khác thường dẫn tới các cuộc hội thoại vô vị, kém thoải mái.

Giấu tay

Cho dù bạn để tay dưới bàn, giấu tay trong túi hay đặt tay lên đùi để người khác không nhìn thấy, hành động giấu tay cho thấy bạn đang có điều gì đó giấu diếm và trong đó có sự sợ hãi của chính bản thân. Nếu thật sự có điều gì đó đang giấu diếm, bạn có thể đổi lại thế tay của mình để “đánh lừa” người khác. Trong khi đó ở các cuộc phỏng vấn xin việc, đừng để thế tay này kẻo bạn sẽ mất niềm tin từ người tuyển dụng.

Gõ tay lên bàn

Gõ tay trên bàn là dấu hiệu của sự thiếu kiên nhẫn, nó cho thấy bạn đang nóng vội hoặc đang không thoải mái với cuộc hội thoại, chỉ muốn nó kết thúc nhanh. Thêm vào đó, tiếng kêu của tay bạn tạo ra chẳng ai thoải mái đâu nên đừng làm nó trong bất kì cuộc hội thoại nào, trừ khi bạn phải gặp ai đó mà mình không ưa và muốn thoát khỏi đó càng sớm càng tốt.

Khoanh tay

Khoanh tay là hành động cho thấy bạn đang đề phòng và cảm thấy gặp nguy, khoanh tay với thế tay cao cho thấy bạn đang có thái độ chỉ bảo, bề trên với người khác. Việc khoanh tay khi ngồi bàn phỏng vấn cũng chẳng đẹp, thế nên đừng thực hiện nó vào thời điểm này.

Dùng quá nhiều cử chỉ tay

Cử chỉ tay cho thấy sự tự tin trong giao tiếp của bạn, sử dụng nó vào những chi tiết cần nhấn mạnh trong cuộc hội thoại là điều nên thực hiện. Thế nhưng, lạm dụng cử chỉ tay sẽ khiến cuộc hội thoại mất phương hướng, người đối diện sẽ không hiểu được mục đích chính trong những câu nói của bạn, thêm vào đó dùng quá nhiều cử chỉ tay còn cho thấy một con người khá tinh vi, tự cao.

Van Vu

Theo Trí Thức Trẻ/B.I

Video liên quan

Chủ Đề