Trường từ vựng là gì lớp 8

Trường từ vựng là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Ngữ văn lớp 8. Để giúp học sinh có thể dễ hình dung bài viết xin đưa ra một số ví dụ về trường từ vựng.

Có thể bạn quan tâm

  • Năm 2001 bao nhiêu tuổi? 2k1 bao nhiêu tuổi? năm 2023
  • Phân bón Urê & cách sử dụng hiệu quả cho cây trồng
  • Các nhân tố tiến hóa và cơ chế tiến hóa
  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Lễ hội truyền thống Đền thờ Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất

Trường từ vựng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay ở nước ta có ba thuật ngữ trường từ vựng – ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng để chỉ một khái niệm. Tuy nhiên do đặc tính mà sách giáo khoa lựa chọn thống nhất sử dụng khái niệm trường từ vựng.

Bạn đang xem: Ví dụ về trường từ vựng

Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa. Từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn. Mỗi tiểu hệ thống, mỗi hệ thống nhỏ trong tiểu hệ thống lại làm thành một trường từ vựng.

Theo định nghĩa tại Sách giáo khoa Ngữ văn 8 đưa ra thì: “Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa”.

Thông thường, các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều: Trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc. Ví dụ như lưới, nơm, câu, vó,… có quan hệ với nhau đều là dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản hay Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ,… quan hệ với nhau đều đồ dùng để đựng trong gia đình [vật dụng].

Ví dụ về trường từ vựng

Để làm rõ về khái niệm trường từ vựng bài viết xin đưa ra một số ví dụ về trường từ vựng.

– Trong trường từ vựng về “người” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: Người nói chung, bộ phận của người, tính chất con người, trạng thái của con người. Mỗi trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Hoạt động của người lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn như:

+ Hoạt động trí tuệ: Nghĩ, suy nghĩ, phán đoán, phân tích, tổng hợp,…

+ Hoạt động giác quan: Nhìn, nghe, trông, ngửi, nếm, sờ,…

Xem thêm : Dạy Bé Học Toán Finger Math – Giúp Bé Tính Nhẩm Nhanh Như Chớp

+ Hoạt động của tay: Cầm, nắm, viết,…

– Trong trường từ vựng về “động vật” bao gồm các trường từ vựng nhỏ: động vật trên cạn, động vật dưới nước. Trong đó trường từ vựng trên đây lại bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ động vật trên cạn có các trường nhỏ hơn như:

+ Động vật trên cạn đẻ trứng: Gà, vịt, ngan, ngỗng,..

+ Động vật trên cạn đẻ con: Hổ, báo, sư tử, trâu, chó, mèo,…

Đặc điểm của trường từ vựng

Có thể thấy một số đặc điểm của trường từ vựng như sau:

– Một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trong trường từ vựng về “thực vật” bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn như:

+ Tên gọi thực vật: Cây lúa, cây hoa, cây cảnh, cây thông, …

+ Loài thực vật: Cây lá kim, cây lá nhọn, cây tầng thấp, cây bụi,..

+ Tên gọi bộ phận của cây: Lá, thân, hoa, quả, rễ, cành,…

+ Tính chất: Tươi tốt, héo úa, xanh ngát,…

Xem thêm : Dạng 1: Tìm quy luật của dãy số Toán nâng cao lớp 5

– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng đối với các từ có nhiều nghĩa.

Ví dụ: Từ “Lưới” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như

+ Trường đồ dùng bắt cá: vó, chai, lưới

+ Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…

+ Trường tấn công: đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích.

Từ “cá” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như:

+ Chỉ tên loài: cá chép, cá cờ, cá vàng,…

+ Hoạt động: cá cược, cá độ,..

– Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại chứ không nhất thiết phải cùng từ loại.

– Việc chuyển nghĩa của từ bằng các phương thức ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh là hiện tượng chuyển trường từ vựng từ sự chỉ sự vật, hiện tường này sang từ vựng chỉ sự vật hiện tượng khác.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung ví dụ về trường từ vựng?. Trường từ vựng cho ta thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, để câu văn được diễn đạt gợi hình, gợi cảm, người viết và người nói cần sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng. Nhờ đó, đem lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, người nghe. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm [mỗi bộ sách] bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

1. Kiến thức

- HS hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một só trường từ vựng gần gũi. Nắm vững khái niệm trường từ vựng.

2. Kĩ năng

- HS có kỹ sử dụng các trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào một trường từ vựng.

- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức sử dụng trường từ vựng hợp lý, đúng nghĩa.

1. Giáo viên

- Học sinh có ý thức sử dụng trường từ vựng hợp lý, đúng nghĩa.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

3. Bài mới

- GV đưa ví dụ các từ: cay, chua, ngọt. Các từ có đặc điểm chung gì?

[ Cùng chỉ mùi vị].

- Vậy các từ ấy thuộc cùng 1 trường từ vựng. Để hiểu thế nào là trường từ vựng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS tìm hiểu thế nào là trường từ vựng:

- Gọi hs đọc vd SGK tr 21, chú ý các từ in đậm.

H: Các từ in đậm có nét chung nào về nghĩa?

- Cùng chỉ vộ phận cơ thể con người.

- Gv các từ trên có cùng một trường từ vựng.

H: Vậy em hiểu trường từ vựng là gì?

- Là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

- Rút ra ghi nhớ

  1. Thế nào là trường từ vựng:

1. Bài tập :

- Mắt, mũi, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng → cùng chỉ bộ phận trên cơ thể con người .

* Nhận xét:

→ Tập hợp những từ có cùng một nét chung về nghĩa gọi là trường từ vựng.

- Gọi HS đọc ghi nhớ [2 em].

- GV chốt.

H: Tìm 1 vd về trường từ vựng ?

- Nói, cười, khóc, hát... → hoạt động của miệng.

H: Các từ sau cùng trường từ vựng nào?

- con ngươi, nhìn, trông, lờ đờ → cùng trường mắt.

- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi...

- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, sắc sảo, lờ đờ, tinh anh, mù loà...

+ GV: Lấy vd: cùng trường “con người” có:

- mặt mũi, miệng: danh từ.

- đi, ăn, uống: động từ.

+VD: ngọt: cùng trường mùi vị: cay, đắng, chát, thơm .

- cùng trường âm thanh: ngọt ngào, the thé, êm dịu.

- cùng trường thời tiết: rét ngọt,rét đậm, hanh, ẩm.

+ Đọc vd trích “Lão Hạc”- Nam Cao.

Các từ in đậm thường dùng chỉ hoạt động, tính chất, gọi tên ai?

H: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong đoạn văn?

- Nhân hoá, ẩn dụ.

GV: tác giả chuyển các từ in đậm từ trường “người” sang trường “thú vật” để nhân hoá

2. Ghi nhớ [SGK T21]

4. Lưu ý:

  1. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
  1. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
  1. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

d.Trong thơ văn,cuộc sống, người ta thường dùng cách chuyển từ vựng để tăng tính nghệ thuật.

HĐ2.HDHS luyện tập:

- Đọc bài 1, xác định yêu cầu.

HS làm bài. Gọi 2 em lên bảng nêu kết quả.

HS và GV nhận xét, bổ sung.

II. Luyện tập:

1. Bài 1 [23]

- Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”: cô, mẹ, bà, cậu,con, cháu.

- Gv gọi hs đọc và xđ y/c bài tập 2

- Gọi 2 HS lên bảng giải.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

2. Bài 2 [ 23]. Đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây.

  1. Lưới, nơm, câu, vó → dụng cụu đánh bắt thuỷ sản.
  1. Tủ, rương, hòm, va ly, chai, lọ⇒ Dụng cụ để đựng .
  1. Đá, đạp, giẫm, kéo⇒ hoạt động của chân
  1. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi⇒ trạng thái tâm lí

đ. Hiền lành, độc ác, cởi mở⇒ Tính cách

  1. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì⇒ dụng cụ để viết.

- HS đọc, xđ yêu cầu, làm bài tập 3.

- GV hướng dẫn, bổ sung.

3. Bài tập 3[23]

- Các từ in đậm thuộc trường từ vựng : thái độ

- HS đọc bài 4, xác định yêu cầu, làm bài.

- GV kẻ sẵn bảng, gọi HS lên bảng điền.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

4. Bài tập 4[23]: xếp các từ vào đúng trường từ vựng:

Khứu giác Thính giác Thơm, mùi, điếc thính nghe, tai, điếc rõ, thính.

- GV hướng dẫn hs làm bài tập 5:

- Gv hướng dãn hs làm ở nhà các bài tập còn lại.

5. Bài tập 5[23]:

Lưới: - Đồ ngăn, đánh bắt :Vợt , rào, túi lưới, lưới sắt…

- mạng lưới: lưới điện, lưới lửa...

- T/c vây bắt: vây bắt, phục kích, sa lưới...

4. Củng cố, luyện tập

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học ghi nhớ, làm bài tập 5, 6 [23]và bài tập SBT.

- Chuẩn bị: Bố cục văn bản, trả lời câu hỏi SGK. Xem các bài tập

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trường từ vựng là gì lớp 9?

Trường từ vựng là tập hợp các loạt đơn vị từ vựng có nhiều mối liên hệ với nhau dựa trên một tiêu chí nhất định nào đó. Các trường từ vựng được xây dựng nên dựa trên mối quan hệ đa chiều với nhau, có thể là mối quan hệ theo quan hệ dọc hoặc quan hệ ngang.

Trường từ vựng có tác dụng gì?

Trường từ vựng giúp người học hoặc người nói ngôn ngữ đó hiểu được nghĩa của các từ và cách sử dụng chúng trong giao tiếp và viết lách.

Từ cùng trường từ vựng là gì?

Như vậy, trường từ vựng là tập hợp các từ có nét chung về nghĩa. Trường từ vựng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến. Hiện nay ở nước ta có ba thuật ngữ trường từ vựng – ngữ nghĩa, trường nghĩa, trường từ vựng cùng để chỉ một khái niệm.

Hệ thống từ vựng là gì?

2.2. Hệ thống từ vựng tập hợp tất cả các đơn vị từ vựng nói trên. Cũng giống như các hệ thống khác trong ngôn ngữ, hệ thống từ vựng có tính tầng bậc; đó là một hệ thống lớn, bao gồm trong nó gồm những hệ thống nhỏ. Ví dụ: trong hệ thống từ có hệ thống các từ và hệ thống các ngữ cố định.

Chủ Đề