Truyền thông đa phương tiện HUTECH học gì

Học ngành Truyền thông đa phương tiện thực hành, thực tập ở đâu?

Những thắc mắc xoay quanh các vấn đề tuyển sinh như: ngành Truyền thông học những gì, thời gian học là bao lâu, cơ hội việc làm như thế nào,…thì vấn đề học ngành Truyền thông đa phương tiện thực hành, thực tập ở đâu? Cũng được khá nhiều các bạn thí sinh quan tâm. Cùng tham khảo bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về ngành Truyền thông đa phương tiện nhé!

Môi trường thực hành của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện? 

Như các bạn đã biết, Truyền thông đa phương tiện là ngành học vô cùng thú vị, thu hút sự quan tâm rất lớn từ đông đảo các bạn trẻ năng động, yêu thích sáng tạo. Vì vậy, để học tốt ngành này sinh viên không đơn thuần học lý thuyết trên lớp mà còn phải học thực hành để nâng cao kỹ năng.

Chẳng hạn tại HUTECH, các bạn sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu - từ cảm thụ nghệ thuật truyền thông, công nghệ tương tác, kỹ thuật trình diễn cơ bản, thói quen người dùng, kịch bản phân cảnh, kỹ thuật sản xuất cơ bản,… cho đến các chuyên ngành [gồm Sản xuất truyền hình, Sản xuất phim và quảng cáo, Tổ chức sự kiện].


 



Sinh viên ngành Truyền thoobg đa phương tiện trường HUTECH có thể làm nhiều việc: sản xuất chương trình, sản xuất phim, biên kịch v.v


Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện cần thực hành sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa 2D, 3D và xây dựng phần mềm máy tính để có thể tạo ra sản phẩm đồ họa. Thêm vào đó những kỹ năng về kỹ xảo điện ảnh, dựng video, phim hoạt hình, trò chơi, website… cũng cần được đầu tư để đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại.

Những ưu thế khi học ngành Truyền thông đa phương tiện tại HUTECH

Đến với HUTECH, các bạn sẽ thấy sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện HUTECH có một môi trường học năng động không chỉ về các hoạt động giải trí tại sân trường sau những giờ học căng thẳng mà về những “sân chơi” học thuật cũng rất đa dạng.  Chương trình đào tạo chú trọng năng lực thực hành, nên dù là môn học hay chuyên ngành nào thì các bạn cũng sẽ tất bật với các đồ án môn học, các seminar hay hội thảo chuyên đề, gặp gỡ các chuyên gia, trải nghiệm thiết bị kỹ thuật,...Riêng với ngành Truyền thông đa phương tiện, HUTECH còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế tại trường như: tự mình tổ chức sự kiện, làm phim quảng cáo hay sản xuất phim ngắn nghệ thuật, thử sức với các sân chơi quy mô như HUTECH Film Fest,...để tích lũy kinh nghiệm, gặp gỡ các gương mặt đạo diễn nổi tiếng như Nguyễn Quang Dũng, đạo diễn - diễn viên Hồng Ánh, đạo diễn Mzung Nguyễn, đạo diễn Luk Vân,…để được chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm để giúp bạn theo đuổi đam mê của mình.

Qua những thông tin trên, chắc hẵn cũng đã giải đáp được phần nào câu hỏi “Học ngành Truyền thông đa phương tiện thực hành, thực tập ở đâu?” Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về ngành Truyền thông đa phương tiện thì bạn có thể truy cập vào website trường mình yêu thích tìm hiểu thêm thông tin để lựa chọn nghề nghiệp đúng với khả năng và sở thích của mình nhé!

Đăng ký xét tuyển trực tuyến

                                                        


 

Mọi thắc mắc về các vấn đề có liên quan, mời bạn đặt câu hỏi để được tư vấn chi tiết
 

                                                          


Xem thêm
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện
>> Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Ra trường làm gì?
>> Ngành truyền thông đa phương tiện xét tuyển những môn nào?
>> Học ngành Truyền thông đa phương tiện ở đâu?
>> Ngành Truyền thông đa phương tiện lấy bao nhiêu điểm?
>> Cơ hội nghề nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện
>> Có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện? 
>> Trường nào tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện?
>> Trường nào xét tuyển học bạ ngành Truyền thông đa phương tiện? 

>> Học ngành Truyền thông đa phương tiện có dễ xin việc làm không?
>> Thời gian học ngành Truyền thông đa phương tiện trong bao lâu?
>> 
Ngành Truyền thông đa phương tiện tuyển các phương thức nào?
>> Để xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện cần học tốt môn nào?
>> Top những trường đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện?
>> Hướng dẫn cách xét học bạ vào ngành 
Truyền thông đa phương tiện?
>> Nếu xét bằng điểm thi tốt nghiệp, ngành 
Truyền thông đa phương tiện thi khối [tổ hợp] nào?
>> Dự báo điểm chuẩn ngành 
Truyền thông đa phương tiện năm nay?
>> Xét học bạ trực tuyến vào ngành 
Truyền thông đa phương tiện?

Tú Trinh
 

14590084

3 “nỗi khổ” ít ai biết của sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện HUTECH

Kênh 14 - Còn khá non trẻ trong số các ngành học hiện nay, ngành Truyền thông đa phương tiện lại đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ đông đảo các bạn trẻ năng động, yêu thích sáng tạo. Việc lĩnh vực truyền thông vẫn phát triển khi hầu hết các ngành đều “đóng băng” do tác động của dịch Covid-19 hiện nay cũng góp phần cho thấy sức sống mạnh mẽ của ngành này. Tuy nhiên, học Truyền thông đa phương tiện có những khó khăn không phải ai cũng biết. Hãy thử “zoom cận cảnh” ngành học này qua những “nỗi khổ” không biết tỏ cùng ai của sinh viên trường Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH] nhé!

“Nỗi khổ” số 1: Sáng tạo, sáng tạo nữa, sáng tạo mãi...


Đây là “thần chú” đầu tiên của sinh viên Truyền thông đa phương tiện tại HUTECH. Bởi lẽ, khi sản phẩm của ngành học này phủ rộng khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội thì sinh viên ngành này cũng phải chuẩn bị cho mình tư duy sáng tạo không giới hạn - để cho ra đời những sản phẩm [dù ở lĩnh vực nào] đánh “trúng” thị hiếu của khách hàng, tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp mà mình đầu quân.


 

Trong thời đại công nghệ, sản phẩm truyền thông đa phương tiện có sức ảnh hướng lớn đến người tiêu dùng


Và hẳn nhiên, để đáp ứng yêu cầu đó, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện HUTECH luôn phải học cách tự làm mới bản thân qua từng đồ án môn học, bám sát xu hướng [hay còn gọi là “bắt trend”], vận dụng linh hoạt các ứng dụng công nghệ để hiện thực hóa ý tưởng. Sáng tạo là một tài năng, đánh thức khả năng sáng tạo lại là một kỹ năng, và khi đã đánh thức rồi thì đôi khi lại là một nỗi... khổ tâm vì chạm đến vấn đề gì cũng nảy ra ý tưởng, từ bắt trend chuyển thành tạo trend, nhiều khi còn có biểu hiện “trên mây” nữa chứ!

“Nỗi khổ” số 2: Học... đủ thứ để chinh phục thế giới truyền thông rộng lớn


“Đa phương tiện” cũng có nghĩa là các bạn sẽ phải học nhiều thứ, trở thành những người “đa-zi-năng”, làm chủ được nhiều sân chơi của thế giới truyền thông rộng lớn và cạnh tranh. Nghe thì có vẻ hơi căng, nhưng cứ đi rồi sẽ tới! Tại HUTECH, các bạn sẽ được học từ cơ bản đến chuyên sâu - từ cảm thụ nghệ thuật truyền thông, công nghệ tương tác, kỹ thuật trình diễn cơ bản, thói quen người dùng, kịch bản phân cảnh, kỹ thuật sản xuất cơ bản,… cho đến các chuyên ngành [gồm Sản xuất truyền hình, Sản xuất phim và quảng cáo, Tổ chức sự kiện].


 

Một chương trình thực tế do sinh viên Truyền thông đa phương tiện HUTECH tổ chức


Thế nhưng, “nỗi khổ” nằm ở chỗ tại HUTECH, chương trình đào tạo đặc biệt chú trọng năng lực thực hành, nên dù là môn học hay chuyên ngành nào thì các bạn cũng sẽ rất bận rộn - với các đồ án “khủng”, các seminar hay hội thảo chuyên đề, gặp gỡ các chuyên gia, trải nghiệm thiết bị kỹ thuật,... Để thành công, ngoài học tập cũng cần có trải nghiệm, nhất là đối với một ngành học cần sự năng động, “đa-zi-năng” như Truyền thông đa phương tiện. “Bật mí” là sinh viên Truyền thông đa phương tiện HUTECH có sự đồng hành từ ông lớn công nghệ Sony và nhiều doanh nghiệp khác, nên một đồ án tốt không chỉ “qua môn” mà còn có thể nhận những giải thưởng hấp dẫn nữa.

“Nỗi khổ” số 3: Thường phải phân vân do cơ hội nghề nghiệp... quá rộng!


Đa năng là lợi thế nhưng đôi khi cũng là “nỗi khổ” của nhiều sinh viên Truyền thông đa phương tiện - nhất là khi đứng trước quá nhiều lựa chọn nghề nghiệp, bản thân thì ý tưởng tuôn trào và muốn làm... đủ thứ. Ngành học lại có phổ nghề nghiệp rộng, từ các show truyền hình, phim truyền hình, phim điện ảnh cho đến các quảng cáo, TVC hay các games, sự kiện offline,... đều có đóng góp của người làm Truyền thông đa phương tiện và tất nhiên, đây đều là những mảnh đất màu mỡ chờ sinh viên ngành này đến “gieo ý tưởng” nữa chứ.


 

Gặp gỡ các đạo diễn, nhà làm phim tên tuổi - cơ hội đáng giá để tìm hiểu nghề nghiệp tương lai


Để giúp sinh viên giải quyết “nỗi khổ” này, chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện tại HUTECH mở ra cho các bạn nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế - ví như tự mình tổ chức sự kiện, làm phim quảng cáo hay sản xuất phim ngắn nghệ thuật, thử sức với những sân chơi quy mô như HUTECH Film Fest,... để khám phá xem mình phù hợp nhất với lĩnh vực nào. Hay nếu như muốn sở hữu một studio, một agency riêng với những ý tưởng độc đáo, các bạn cũng có thể thử sức ở sân chơi khởi nghiệp HUTECH Startup Wings và gọi vốn trước hội đồng mentor để tăng thêm cơ cơ hội hiện thực hóa ý tưởng của mình.
 
Năm 2020, HUTECH xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện theo 04 phương thức:
- Xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia;
- Xét điểm thi ĐHNL của ĐHQG TP.HCM;
- Kỳ thi ĐGNL do HUTECH tổ chức
- Xét tuyển học bạ: Theo tổ hợp 03 môn [tổng điểm TB năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm]; hoặc theo điểm TB học bạ 03 học kỳ [HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 đạt từ 18 điểm]. Nhận hồ sơ đợt 1 đến 15/5.

Theo Kênh 14

14584532

Video liên quan

Chủ Đề