Từ campuchia về việt nam cách ly ở đâu

  • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt sử dụng loại vắc-xin COVID-19 nào chưa? [Có]
    • Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt 9 loại vắc-xin để sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam: Comirnaty [Pfizer – Hoa Kỳ], Spikevax [Moderna – Hoa Kỳ], Janssen [Johnson & Johnson – Hoa Kỳ], AstraZeneca [Anh-Thụy Điển], Sputnik V [Gamaleya – Nga], Vero Cell [CNBG/Sinopharm – Trung Quốc], Hayat-Vax [CNBG – Trung Quốc/Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất], Abdala [BBU – Cuba], và Covaxin [BBIL – Ấn Độ]. Việt Nam chỉ phê duyệt vắc-xin Pfizer [Hoa Kỳ] và Moderna [Hoa Kỳ] cho trẻ em dưới 18 tuổi.
    • Bộ Y tế Việt Nam thông báo vắc xin Nano Covax sẽ sớm được xem xét đưa vào sử dụng khẩn cấp.  Nano Covax là vắc xin COVID-19 nội địa đầu tiên của Việt Nam và đã được Ủy ban Đạo đức Quốc gia trong Nghiên cứu Y khoa Việt Nam phê duyệt.
  • Việt Nam có cấp giấy chứng nhận tiêm vắc-xin không? [Có]
    • “Thẻ xanh” tiêm chủng:Các cá nhân ở Việt Nam nhận giấy chứng nhận tiêm chủng sau khi tiêm ở các cơ sở y tế.  Ngoài ra, họ cũng có thể nhận được chứng nhận tiêm chủng điện tử [tương đương với “thẻ xanh” COVID-19 có thể được ngẫu nhiên yêu cầu khi vào các địa điểm ở Việt Nam] trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 tại đây.  Các cơ quan y tế Việt Nam có trách nhiệm cấp chứng nhận chính thức cho các cá nhân được tiêm chủng tại Việt Nam. Phái bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam không cung cấp thêm bất kỳ tài liệu tiêm chủng nào cho những người tiêm chủng tại Việt Nam.  Mọi thắc mắc liên quan đến chứng nhận tiêm chủng đối với các trường hợp tiêm chủng tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Hộ chiếu vắc-xin Việt Nam: Tính đến ngày 15/5/2022, hơn 14 triệu người Việt Nam đã được cấp hộ chiếu vắc xin.  Việt Nam đã đạt được thỏa thuận công nhận song phương về hộ chiếu vắc xin với 19 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ.  . Để biết thêm thông tin và xem kiểu mẫu hộ chiếu vắc-xin điện tử, vui lòng xem trang web của chính phủ Việt Nam tại đây. Mọi thắc mắc về việc cấp hộ chiếu vắc-xin cũng như việc ứng dụng hộ chiếu vắc-xin xin vui lòng liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam.
    • Việt Nam công nhận “hộ chiếu vắc xin COVID-19” của 72 nước, bao gồm Hoa Kỳ.  Các cá nhân được tiêm chủng ở Hoa Kỳ có thể sử dụng Thẻ tiêm chủng CDC thay cho “thẻ xanh” COVID-19 ở Việt Nam. Mặc dù cơ quan chức năng của Việt Nam xác nhận Thẻ tiêm chủng CDC sẽ được chấp nhận, nhưng đôi khi các cá nhân đó vẫn có thể được yêu cầu giải thích thêm.
  • Hiện tại công dân Hoa Kỳ có thể tiêm loại vắc-xin nào ở Việt Nam hay không? [Có thể]
    • Chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 của Chính phủ Việt Nam được điều phối ở cấp phường và quận.  Do đó, công dân Hoa Kỳ nên tìm hiểu thông tin về việc đăng ký tiêm ở các cấp chính quyền địa phương.  Người sử dụng lao động, chủ nhà, hàng xóm, và chính quyền địa phương là những nguồn hữu ích để tham khảo ý kiến ​​về các nỗ lực tiêm chủng tại địa phương.
    • Chính phủ Hoa Kỳ hiện chưa có kế hoạch cung cấp vắc-xin COVID-19 cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đang làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo tất cả người dân, bao gồm cả công dân Hoa Kỳ, có thể được tiêm vắc xin thông qua các chương trình tiêm chủng của nước sở tại.  Công dân Hoa Kỳ hiện đang ở Việt Nam nên theo dõi các bản tin cập nhật trong nước liên quan đến các nỗ lực tiêm chủng tại Việt Nam.  Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại đây.
    • Chính phủ Việt Nam triển khai trang web cho phép người dân, bao gồm công dân Mỹ đang ở Việt Nam, có thể đăng ký tiêm vắc-xin COVID-19 trực tuyến tại đây [có cả tiếng Việt và tiếng Anh]. Theo chính phủ Việt Nam, không cần phải đăng ký trực tuyến mới được tiêm chủng, tuy nhiên việc đăng ký trực tuyến sẽ giúp quá trình tiêm chủng được thuận tiện và an toàn hơn là trực tiếp đăng ký tại buổi hẹn tiêm chủng. 
  • Ở Việt Nam hiện có các loại vắc-xin nào?
    • Mỗi cá nhân, người Việt Nam và người nước ngoài, nếu có thắc mắc về việc tiếp cận tiêm chủng COVID-19 tại Việt Nam, vui lòng liên hệ trực tiếp với  Bộ Y Tế Việt Nam [BYT].
    • Tính đến ngày 23/5, hơn 219 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam, bao gồm hơn 17,3 triệu liều cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 2.5 triệu liều cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi.
    • Kể từ ngày 16/4, nhiều địa phương đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi  bằng vắc-xin Pfizer hoặc Moderna [chỉ tiêm 2 mũi vaccine cùng loại, không tiêm trộn].  Trước đó, Chính phủ Việt Nam thông báo kế hoạch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022 và tiếp tục nghiên cứu việc tiêm chủng cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi.  Thống kê chi tiết về tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tại Việt Nam được đăng tải tại đây.
    • Vui lòng truy cập trang web của FDA để tìm hiểu thêm về các loại vắc-xin đã được FDA phê duyệt tại Hoa Kỳ.

Cụ thể,Bộ Y tế hướng dẫn yêu cầu chung phòng, chống dịch đối với người nhập cảnh là phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh [trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi].

Người dân phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh, khi nhập cảnh vào Việt Nam phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế [PC-Covid] để khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ theo quy định của Việt Nam.

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân [gồm vợ/chồng, con] chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xinCovid-19 sẽ thực hiện tiêm chủng vắc xin miễn phí trong thời gian thực hiện cách ly [nếu đủ điều kiện].

Từ ngày 1-1-2022, người nhập cảnh tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi Covid-19, xét nghiệm PCR âm tính sẽ cách ly tại nhà 3 ngày. Ảnh: Suckhoedoisong.vn.

Đối với người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19,trong 3 ngày đầu kể từ ngày nhập cảnh tự theo dõi sức khoẻ tại nơi lưu trú [nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh…]. Người nhập cảnh không được tiếp xúc với người xung quanh, không được ra khỏi nơi lưu trú.

Đồng thời, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 kể từ ngày nhập cảnh. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin Covid-19,Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Người nhập cảnh phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi [trẻ em], người từ 65 tuổi trở lên [người cao tuổi], phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền [nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế] được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc.

Người chăm sóc phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 và phải ký cam kết tự nguyện cách ly cùng; phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch như đối với người nhập cảnh.

Thời gian áp dụng quy định này từ ngày 1-1-2022. Trước đó vào tháng 8-2021, Bộ Y tế quy định người nhập cảnh Việt Nam đã tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính vẫn phải cách ly tập trung 7 ngày; theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo. Như vậy, theo quy định mới, tất cả các trường hợp nhập cảnh Việt Nam sẽ không phải cách ly tập trung.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn các yêu cầu phòng, chống dịch khác. Đó là yêu cầu về vận chuyển người nhập cảnh từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú. Đối với người nhập cảnh, trong suốt quá trình di chuyển từ cửa khẩu nhập cảnh về nơi lưu trú phải thực hiện nghiêm quy định 5K. Đối với người điều khiển phương tiện vận chuyển người nhập cảnh, phải hạn chế dừng, đỗ dọc đường. Trường hợp đặc biệt/khẩn cấp phải dừng đỗ dọc đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo, người dân luôn thực hiện đầy đủ quy định 5K. Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng… báo ngay cho y tế địa phương để xử lý theo quy định.

NGỌC ANH

25 tháng 4 2021

Nguồn hình ảnh, VGP Facebook

Chụp lại hình ảnh,

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Vũ Quang Minh [giữa] trong chuyến công tác cứu trợ cộng đồng gốc người Việt bị ảnh hưởng bởi COVID-19 vào sáng 24/4

Chính phủ Việt Nam kêu gọi người gốc Việt và công dân Việt Nam tại Campuchia bình tĩnh.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh số ca lây nhiễm và tử vong trong cộng đồng tại Campuchia tiếp tục tăng.

Thêm vào đó, chính quyền Campuchia đã và đang áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, làm cho đời sống của người dân Campuchia nói chung và của cộng đồng người gốc Việt gặp gặp nhiều khó khăn.

“Chúng tôi rất thông cảm với những khó khăn hiện nay của bà con gốc Việt, đặc biệt tình trạng mất việc làm, không có thu nhập, và bị cách ly, phong tỏa gặp khó khăn khi mua thực phẩm và nhu yếu phẩm, nhất là khi các chợ đã bị đóng cửa ở một số khu vực,” thông cáo của Đại sứ quán Việt Nam viết.

“Sứ quán đề nghị bà con gốc Việt và công dân Việt Nam không cố gắng di chuyển sang Việt Nam theo các đường dây đưa người trái phép.

“Hiện nay, các cửa khẩu và đường biên được lực lượng an ninh và biên phòng cả hai nước kiểm soát rất nghiêm ngặt và có hình phạt nghiêm khắc với người vượt biên trái phép, bao gồm phạt tiền và tù giam.

Người nhập cảnh chui nhiễm Covid, Việt Nam loay hoay tìm lỗ hổng

VN: Người nhập cảnh trái phép đe dọa phòng tuyến chống dịch

“Một số hộ gia đình và cá nhân người gốc Việt thời gian qua đã bị buộc quay lại Campuchia vì không có giấy tờ chứng nhận là công dân Việt Nam như hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân còn hiệu lực. Một số công dân Việt Nam đã bị bắt và đưa ra xét xử,” thông cáo viết.

Thông cáo này mô tả chính quyền sở tại “không phạt các trường hợp visa du lịch bị quá hạn” và Chính phủ Việt Nam “thông cảm với các trường hợp hộ chiếu Việt Nam quá hạn sử dụng mà chưa thể gia hạn hoặc xin cấp hộ chiếu mới”.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia trên Facebook cá nhân nói về chuyến công tác cứu trợ cho “bà con người Campuchia và người gốc Việt đang gặp khó khăn vì phong toả ở Phnom Penh”.

Nguồn hình ảnh, Thông tin chính phủ

Chụp lại hình ảnh,

Liệu các trường hợp nhập cảnh trái phép có đâm thủng tuyến phòng dịch của Việt Nam?

Covid: Campuchia tiêm chủng tốt nhưng lây nhiễm cũng tăng

Việt Nam lo ngại trước việc Campuchia bùng phát dịch Covid

“Với diễn biến tại Lào, Campuchia, Thái Lan, và một số điểm nóng như Ấn Độ, tôi bây giờ buộc phải thay đổi quan điểm, và nghĩ có lẽ Việt Nam đúng là phải tiếp tục ưu tiên ngăn dịch tràn vào trước khi mở cửa từng bước.

"Kể cả các hoạt động đông người trong nước như đi lễ chùa chiền, các hội hè, hay kích cầu du lịch nội địa, bởi chủng mới có tốc độ lây quá nhanh và xung quanh ta dịch dâng cao, biên giới dài, cả đất liền sông biển, và không thiếu kẻ tham cái lợi nhỏ trước mắt mà sẵn sàng cõng virus cắn người nhà,” Đại sứ Minh viết.

Trước đó, Việt Nam cũng tiến hành siết chặt đường biên giới, nhất là sau khi Bộ Y tế công bố 2 người nhập cảnh trái phép ở huyện An Phú [An Giang] đã có kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 hôm 15/4.

Trưởng ban Chỉ đạo Chống Covid-19 Quốc gia Vũ Đức Đam đề nghị các tỉnh giáp các nước phía tây nam phải tăng cường kiểm soát biên giới.

"Sau thời gian dài không có dịch trong cộng đồng dễ có tâm lý chủ quan, lơi lỏng nên cần kiểm soát chặt lại. Những trường hợp nhập cảnh trái phép, cố tình không khai báo phải xử lý nghiêm", ông Đam nói sáng 23/4.

Video liên quan

Chủ Đề