Từ châu đốc qua hà tiên bao nhiêu km

Các huyện đi qua. Chủ đề về văn hóa, lịch sử, nét riêng của từng địa phương, chủ đề Giai Thoại Ngọc Hầu, Kinh Vĩnh Tế, Chị Sứ. Tên gọi, địa lý của tỉnh và những địa phương đi qua

  • Vùng đất linh thiên và những giai thoại về bà chúa Xứ. Tìm hiểu đời sống của dân tộc Chăm. Câu chuyện về vùng 7 núi. Đặc sản: trái Thốt Nốt, quả mây gai, cà na đập.

TP Long Xuyên[ tên gọi, quê hương chủ tịch Tôn Đức Thắng]

Châu Thành [tên gọi]

Châu Phú [văn hoá người Chăm, làng nghề, trang phục, cô gái Chăm]

TP Châu Đốc [ lịch sử hình thành, đặc sản : cà na, mắm , thốt nốt [ phân biệt với dừa sáp], Giai Thoại Ngọc Hầu]

Tịnh Biên

Kiên Giang

  • Tổng quan tỉnh, đặc thù của tỉnh và các huyện, địa phương đi qua ...

Chủ đề về văn hóa lịch sử về Nguyễn Trung Trực, Hòn Phụ Tử

· Huyện Giang Thành

· Hà Tiên [lịch sử, tên gọi Hà Tiên Thập Cảnh]

  1. Các điểm tham quan trong chương trình- tuyến điểm

Nhà Cổ Bình Thủy [Tỉnh Cần Thơ]

Cù lao ông Hổ [Tỉnh An Giang]

diện tích 70,60 km², dân số năm 2019 là 142 người.

Giai thoại

Và tại sao lại có cái tên là Bình Thuỷ? Thì theo như tài liệu trong cuốn “Cần Thơ xưa” của nhà nghiên cứu Huỳnh Minh cho rằng, làng Bình Thuỷ xưa có tên gọi là làng Long Tuyền, trước đó nữa thì có tên là Bình Hưng sao đổi thành Bình Phó. Tác giả Huỳnh Minh kể rằng, thời có tên là Bình Hưng, Bình Phó, vùng này có hoa màu, ruộng đất chưa được khai thác triệt để, dân cư thưa thớt. Nguồn nước chảy trong lành, trong lưu vực từ cồn Linh đến xã Thới Bình, sông sâu mà không có sóng to gió lớn.

Đến thời Tự Đức thứ 5 [năm 1852], quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần thú vùng đất Long Tuyền, vừa đến cồn Linh thì gặp phải trận cuồng phong, gió to sóng lớn khiến ai nấy đều kinh hoàng. Một viên quan tùy tùng sau khi xem địa cuộc đã bẩm với quan Tuần phủ họ Huỳnh rằng: “Nơi xa xa kia có chỗ yên lặng cho thuyền đến đó núp gió”. Quan Tuần phủ thuận lòng, cho cả đoàn tuần thú vào một vàm gạch và quả nhiên, nước êm như hồ. Sau khi hỏi dân làng thì quả nhiên nơi đây là một vùng sông nước bình yên, hoa màu thịnh vượng, dân cư lạc nghiệp. Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt khen địa thế như “rồng nằm” và tuyên bố với dân làng rằng: “Nay ta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự, vậy ta đặt tên cho chỗ này là Bình Thuỷ. Và từ đó cái tên Bình Thuỷ được ra đời và được sử dụng cho đến ngày nay.

Đặt chân tới quận Bình Thuỷ thì chúng ta không thể nào không ghé thăm nhà cổ Bình Thuỷ.

Nhà cổ Bình Thuỷ toạ lạc trên con đường mang tên Bùi Hữu Nghĩa, thuộc phường Bình Thuỷ, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ. Nhà cổ được xây dựng vào năm 1870 mang một kiến trúc đặc trưng của Pháp, do ông Dương Minh Hiển – hậu duệ đời thứ 6 cùng với gia đình quản lý. Nơi đây cũng là nơi đang sở hữu cả kho đồ cổ quý giá với nhiều đồ vật được lưu truyền từ nhiều đời như: 6 hàng gỗ lim đen bóng, hai bộ bàn ghế có xuất xứ từ Vân Nam [TQ] với mặt bàn là đá cẩm thạch, bộ Sa-lông kiểu Pháp từ thời Lu-i 15, đèn chùm thế kỉ 18,... không những thế nhà cổ Bình Thuỷ

còn được biết đến là nơi có duyên với nghệ thuật. Không gian vừa hiện đại, vừa sang trọng, cổ kính đã trở thành bối cảnh mang đến thành công cho biết bao nhiêu bộ phim trong nước như người đẹp Tây Đô, Lời Nguyền và đặc biệt nhất là bộ phim “Người tình” nổi tiếng của điện ảnh Pháp.

Với một vẻ đẹp độc đáo của lối kiến trúc pha trộn giữa phương Đông và phương Tây cho nên nơi đây đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ.

Ngoài nét đặc trưng địa điểm thăm quan là nhà cổ Bình Thuỷ thì quận Bình Thuỷ còn tự hào là nơi có sân bay quốc tế lớn nhất ĐBSCL, đó chính là sân bay Cần Thơ hay còn gọi là sân bay Trà Nóc. Sân bay nằm tại phường Trà An và phường Thới An Đông, quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ.

Rời Bình Thuỷ chúng ta sẽ di chuyển đến quận Ô Môn.

Ô Môn

Quận Ô Môn nằm về phía Bắc thành phố cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 20km theo quốc lộ 91. Quận có diện tích 125,40km², dân số năm 2019 là 128 người.

Để hiểu rõ cái tên Ô Môn thì chúng ta có thể hiểu đơn giản là: Ô là vũng, Môn là cây môn. Đây là vùng trồng nhiều cây môn nước.

Ô Môn cũng tự hào là nơi sinh ra của một nhân vật lịch sử nổi tiếng là Lưu Hữu Phước.

Lưu Hữu Phước [1921 – 1989] là một giáo sư, viện sĩ, nhà lý luận âm nhạc, nguyên Bộ trưởng Bộ thông tin Văn hoá của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam VN,.... Thuở nhỏ được cha cho học đàn Kìm, guitar và tự học lý thuyết âm nhạc. Năm 1930, Lưu Hữu Phước lên SG học trường Petrus Ký. Sau khi đỗ tú tài, ông ra Hà nội học trường Y – Dược thuộc viện Đại học Đông Dương, trong thời gian này ông tham gia sáng tác các ca khúc cổ vũ phong trào yêu nước. Năm 1975 ông làm Viện trưởng viện nghiên cứu Âm Nhạc. Sau năm 1975 ông được phong hàm Giáo

Là một đô thị trung tâm của tỉnh An Giang. Có diện tích 114,96km2, dân số 2019 là 272 người.

Lịch sử giai thoại

Năm đinh sửu 1757, vua nước Chân Lạp là Nặc Tôn đã giao vùng đất này cho chúa Nguyễn để đền ơn khi chúa Nguyễn đã giúp vua Nặc Tôn lấy lại ngôi vua.

Năm 1835, vua Minh Mạng chia vùng đất Nam bộ thành Nam Kỳ Lục Tỉnh, Long Xuyên thuộc phủ Tuy Biên.

Năm 1900 thì Long Xuyên được thành lập dưới thời Pháp thuộc.

Dưới thời Cộng hòa, Ngô Đình Diệm đã sáp nhập tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên để thành lập tỉnh mới và An Giang. Từ đó Long Xuyên là tỉnh lỵ của An Giang.

Nhân vật lịch sử.

Long Xuyên còn tự hào là nơi sinh ra chủ tịch nước Tôn Đức Thắng [1888 – 1890] với tên gọi thân thương là Bác Tôn. Ông là chủ tịch nước thứ 2 của VN từ năm 1969 đến khi qua đời.

Quê ông ở làng Mỹ Hoà Hưng, tỉnh Long Xuyên. Ông học trường Kĩ nghệ Viễn Đông [1906-1909], làm công nhân nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn. Năm 1914, ông bị bắt sang Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của đế quốc Pháp và Xô viết tại Hắc Hải [năm 1919]. Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội vận động đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba son [8/1925]. Năm 1927, ông tham gia Hội việt nam Cách mạng Thanh niên, ủy viên ban chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ; bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn năm 1928 kết án 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo [năm 1930-1945]. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Côn Đảo. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông trở về Nam bộ tham gia kháng chiến, giữ chức bí thư Xứ uỷ Nam bộ năm 1945. Ông là Phó ban thường trực Quốc Hội [1946-1955] rồi Trưởng ban thường trực Quốc Hội [1955-1960] tương đương chủ tịch Quốc hội sau này.

Ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng năm 1956, nhân dịp ông 70 tuổi và là người đầu tiên được tặng Huân chương này.

Cù Lao Ông Hổ là nơi giữ gìn những kỉ niệm về chủ tịch tôn Đức Thắng trong khuôn viên hoa trái sum suê. Cù lao do phù sa sông hậu bồi đắp thuộc xã Mỹ Hòa hưng cách trung tâm thành phố Long Xuyên bởi nhánh sông hậu chảy qua. Bằng nhiều phương tiện và con đường thuỷ, bộ khác nhau. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1887, do thân sinh của bác là củ tôm văn đề xây dựng với lối kiến trúc hình chữ Quốc, nền sàn lót ván, máy lợp ngói ống. Vào năm 1984, bộ văn hóa đã quyết định công nhận đây là một di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia. Không chỉ có thế, đến với cù lao khách còn được nghỉ tại nhà dân để thưởng thức các loại trái cây, món đặc sản mà nghe đờn ca tài tử, làm quen với cuộc sống của người dân Nam bộ, thăm các bé cá viên cù lao.

Qua khỏi TP Long Xuyên đoàn chúng ta sẽ tiếp tục đến với huyện Châu Thành.

Châu Thành

Tổng quan

Châu Thành là một huyện đồng bằng ở tây nam bờ sông Hậu của tỉnh An Giang. Diện tích tổng là 347,2km2, dân số 171 người.

Ở huyện Châu Thành vẫn còn di tích của đạo Hòa hảo, di tích này nằm bên trái của quốc lộ 91. Đạo Hoà Hảo hay còn gọi là Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia. Số tính đồ đạo Hòa hảo ước tính khoảng 2 triệu người, tập trung chủ yếu ở miền tây nam bộ. Đến nay thì hoàn hảo quận phát triển chủ yếu trong vùng tứ giác long Xuyên.

Hết huyện Châu Thành thì chúng ta sẽ đến với huyện Châu Phú.

Huyện Châu Phú

Tổng quan

Châu Đốc, cùng với Tân Châu đạo và Đông Khẩu đạo [Sa Đéc]. Từ đây vùng đất này được thiết lập đơn vị hành chính, có tổ chức quân sự bảo vệ an ninh, trật tự.

Là nơi có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà chúa Xứ Núi Sam, cũng như những sự kiện trong công cuộc giữ gìn đất nước như huy động sức dân đào kênh thuỷ lợi, quân sự Vĩnh tế; chiến đấu các thời kỳ Pháp Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam. Châu đốc còn là nơi có thể tìm hiểu về văn hóa, dân tộc của người chăm và Khmer.

Đặc sản ở địa phương bao gồm các loại mắm cá lóc, cá trê, cá tra,..đường thốt nốt, bánh bò thốt nốt, trái thốt nốt,... không những thế, Châu Đốc còn được coi như là một địa điểm mua sắm phong phú tại Việt Nam, nơi có những sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia, Campuchia,... giá cả cạnh tranh một phần vì là hàng trốn hoặc được miễn thuế.

Chạy tới gần bến xe Châu Đốc có một con đường nằm bên trái quốc lộ 91, con đường này sẽ dẫn tới một điểm tham quan đó là Núi Sam.

Núi Sam

Núi sam còn có tên gọi khác là núi Vĩnh tế, cao 248m, diện tích khoảng 280ha, đây là loại núi trẻ nằm trong phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc. Trên núi có gần 300 chùa, lăng, am, miếu trong đó nổi tiếng nhất là miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tân An, chùa Hang là những hạng mục trong khu di tích lịch sử văn hóa núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Miếu Bà Chúa Xứ: là một trọng điểm hành hương và du lịch của tỉnh An Giang. Theo truyền tụng trong dân gian thì tượng Bà đã có lâu đời. Cách đây khoảng 200 năm, Bà được dân địa phương phát hiện và được khiêng từ trên đỉnh núi Sam bằng 12 cô gái đồng trinh, theo như lời dạy của Bà, qua miệng cô đồng nên người dân lập miếu để tôn thờ.

Ban đầu thì miếu được cất rất là đơn sơ bằng lá tre, đến năm 1962 thì miếu

được lợp ngói âm dương. Năm 1972 ngôi miếu được xây lại và hoàng thành vào năm 1976. Ngôi miếu là kiểu kiến trúc theo chữ Quốc, có 4 mái hình vuông, lợp bằng ngói ống màu xanh.

Tượng Bà Chúa Xứ được tạo vào khoảng cuối thế kỷ 6 và đầu thế kỷ 7, bằng đá, có giá trị nghệ thuật cao. Khi xưa, tượng bà ngựa trên đỉnh núi Sam, gần pháo đài. Tưởng thời này thuộc nền văn hóa óc eo, mang một tiết mĩ thuật bà la môn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, tưởng tượng Phật bốn tay của chùa Linh Sơn thuộc thị trấn ốc eo huyền thoại Sơn tỉnh An Giang. Và thực ra đây không phải là tượng người phụ nữ mà là tượng nam thần đang ngồi trầm tư, nghỉ ngợi, thường gặp trong các tính ngượng chịu ảnh hưởng của bà la môn giáo. Hội viếng Bà Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất trọng thể vào các ngày cuối tháng tư âm lịch nên thường vào những ngày này lượng du khách đến đây rất đông đúc.

Di chuyển đến địa danh thứ hai là lăng Thoại Ngọc Hầu: Thoại Ngọc hầu, tên thật là Nguyễn Văn Thoại [1761-1829] là một danh tướng dưới triều Nguyễn. Sinh ra ở làng An Hải, Quảng Nam.. Ông là người đã chỉ huy đào kinh Vĩnh Tế [đây là con kênh đào dài nhất, 100km nối liền TP. Châu đốc và Hà Tiên], kênh Thoại Hà để phát triển nông nghiệp và mở đường từ Châu đốc đi núi Sam, Châu Đốc đi Lò Gò và Sóc Trăng. Ông có công lớn trong việc mở đất khai hoang nhiều vùng đất phía Tây nam Việt Nam. Do loạn lạc nên gia đình ông di trú vào Nam tại cù lao Dài trên sông Cổ Chiên nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. Do công phò tá Gia Long, ông dần được thăng chức đến Trấn thủ Vĩnh Thành nay thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Kiên Giang. Ở chức vụ này ông có công lớn trong việc khẩn hoang lập ấp, đào kinh đắp đường, phát triển và bảo vệ vùng đất Tây nam.

Địa danh tiếp theo là chùa Tây An: chùa Tây An còn gọi là Tây An cổ tự, là một ngôi chùa Phật giáo toàn lạc tại ngã ba cận kề chân núi sam. Chùa Tây An không chị làm một danh lam để mọi người tin tưởng đến lễ bái mà còn là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng. Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm một tám 20 dưới triều Minh mạng, do tổng đốc Nguyễn Nhật an cho xây dựng, nhưng khi đó chùa mới chỉ là một em nhỏ kiến trúc còn đơn sơ chủ yếu là lớp tranh tre vách lá. Đến năm 1847 tổng đốc

hoá cổ thuộc văn hoá Óc – Eo, với nhiều khu mộ tán cổ đặc biệt là một Yoni và Linga cùng với nhiều tượng phật quý. Kiên Giang có nhiều địa danh nổi tiếng đi vào lịch sử là rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc..ên nhiên đã ưu đãi dành cho Kiên Giang nhiều thắng cảnh như: thắng cảnh tập trung ở Hà Tiên và Phú Quốc. Mời đoàn chúng ta cùng chờ đợi chúng ta sẽ khám phá vùng đất Hà Tiên điểm đạt chân cuối cùng của đoàn chúng ta. Kiên Giang có các di tích lịch sử, kiến trúc: thờ mộ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở thị xã Rạch giá, chùa Tam bảo, rừng U minh thượng [căn cứ cách mạng, sân Chim, chùa Tân Hội lăng Mạc Cửu]. Về đặc sản Kiên Giang có nước mắm Phú Quốc, rượu sim PQ, Bánh thốt nốt, cà xỉu, ...

Lịch sử giai thoại:

Từ những năm 1757, Kiên Giang là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do Mạc Thiên Tích lập.

Đến năm 1808 [Gia Long năm thứ 7], đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Triều Minh Mạng, Kiên Giang thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Từ ngày 15/6/1867, đổi thành hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16/8/1967 đổi tên thành hạt Kiên Giang, thuộc tỉnh Rạch Giá.

Năm 1956, Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận [gồm Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc] được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Đến tháng 5/1965, tỉnh Hà Tiên được tái lập lại.

Ngày nay, 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 11 huyện và 3 thành phố: Phú Quốc, Hà Tiên và thành phố Rạch Giá.

Chủ đề về văn hóa lịch sử về Nguyễn Trung Trực, Hòn Phụ Tử

Văn hóa lịch sử về Nguyễn Trung Trực:

Nguyễn Trung Trực sinh ra và lớn lên tại xóm nghề thôn Bình Nhật. Được học văn võ tại Bảo Định, Định Tường.

Tháng 2 năm 1859 , Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định. Tại quê nhà xóm

nghề thôn Bình Nhựt, phủ Tân An, ông tuyên thệ xuất quân ngày 10 tháng 3 năm Canh Thân [1860], đầu quân tại thành Kỳ Hòa dưới quyền chỉ huy của Trương Định và được phong là quyền sung Quản binh đạo, và khi thành Kỳ Hòa thất thủ, ông lại lui về phủ Tân An chống giặc.

Sau đó ông chỉ huy đốt cháy tàu L'Esperance của Pháp, nên còn được gọi là

Quản Chơn hay Quản Lịch. Trong sự nghiệp kháng thực dân Pháp của ông, có hai

chiến công nổi bật, đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt khen ngợi bằng hai câu thơ sau:

Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa

Kiếm bạc Kiên Giang khấp quỷ thần.

Thái Bạch dịch:

Lửa bừng Nhựt Tảo râm trời đất Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần.

Chủ đề về văn hóa lịch sử về Hòn Phụ Tử:

Theo truyền thuyết, xưa kia ở vùng biển này có con thuồng luồng rất hung dữ, hay đánh đắm vào thuyền bè để ăn thịt ngư dân. Bên chân ngọn An Hải Sơn, cạnh chùa Hang, có hai cha con làm nghề chài lưới. Quá bất bình trước tình cảnh này, người cha quyết lòng tiêu diệt con ác thú trừ hại cho bà con. Sau khi tính hết kế, cuối cùng ông thấy chỉ còn cách hy sinh thân mình mới mong giết được con thuồng luồng này. Thế là ông liền tẩm thuốc độc vào mình, nằm sát mé biển để dụ con ác thú. Thấy mồi ngon, con thuồng luồng đến cắn đứt đầu ông, trúng độc rồi chết. Người con đi tìm cha, bắt gặp xác cha cụt đầu liền ôm lấy khóc thương thảm thiết. Không ngờ chất độc từ người cha thấm vào khiến người con trúng độc mà chết. Trời nổi giông bão, mưa suốt mấy ngày liền. Và nơi hai cha con nằm mọc lên hai hòn đá lớn và nhỏ. Hòn to là cha và hòn nhỏ là con, người ta gọi là hòn Phụ Tử.

Hai bên hòn Phụ Tử là hai hòn đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để đùa giỡn với sóng biển và một con rùa. Thiên nhiên đã tạo nên một cảnh quan thật kỳ lạ, khéo léo.

Cửu dâng biểu tâu xin và được chúa Nguyễn Phúc Chu phong làm Hà Tiên Trưởng, sau là Tổng Trấn Hà Tiên. Ông đã tổ chức lại xã hội, xây dựng thành quách, mở mang công cuộc làm ăn buôn bán, với nhiều nước lân cận, từ đó Hà Tiên ngày càng phồn thịnh.

Mùa xuân năm 1736, chúa Nguyễn Phúc Chú sắc phong cho Mạc Thiên Tích kế tập cha, thăng Đô Đốc Trấn Hà Tiên. Trong những lúc Mạc Công cùng tướng sĩ chiến đấu chống giặc bảo vệ thành Hà Tiên, Chánh phu nhân Mạc Thiên Tích là bà Nguyễn Thị Hiếu Túc đã lãnh đạo nhiều phụ nữ khác lo cơm nước tiếp tế kịp thời, đồng thời giữ vững an ninh trật tự trấn Phương Thành.

Lăng Mạc Cửu

Trấn Hà Tiên dưới thời Mạc Thiên Tích và cho đến ngày nay, nổi tiếng cả nước với Hội Tao Đàn Chiêu Anh Các, một hiện tượng văn học sớm nhất của Miền Nam vào thế kỷ XVIII do Mạc Thiên Tích làm chủ xướng. Từ Lăng Mạc Cửu, ta có thể thấy cảnh nội ô thị xã Hà Tiên, Đông Hồ, cụm núi Tô Châu hùng vĩ, cầu Tô Châu, cửa biển Hà Tiên và mặt biển bên ngoài của tấm bình phong. Và ta cũng có thể vòng qua triền núi phía Bắc để thăm ngôi «Phù Dung Cổ Tự», một trong những ngôi chùa cổ của Hà Tiên và có thể nói là của cả Kiên Giang, đặc biệt chỉ có chùa Phù Dung có điện thờ Ngọc Hoàng phía sau chùa. Hiện nay, núi Lăng thuộc địa phận phường Bình San, thị xã Hà Tiên.

Đến Hà Tiên, lên núi Lăng để sống lại một chút với Hà Tiên thời mở đất.

Chùa Phù Dung còn có một tên gọi khác là chùa Phù Cừ, nằm dưới chân núi

Bình San, phường Bình San, thành phố Hà Tiên, Kiên Giang. Là một trong

những danh lam cổ tự của miền đất Hà Tiên hiền hòa thơ mộng. Chùa Phù Dung

gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ đó là bà Phù Dung, mà sau

này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự, vị sư nữ đầu tiên

trụ trì ở chùaãn cảnh Phù Dung cổ tự, nghe kể lại câu chuyện tình lãng mạn

và cảm động, tìm lại dấu xưa của đất Hà Tiên làm cho chuyến du hành thêm

phần thú vị. Trải qua bao người trụ trì, giờ đây hiện nay ngôi chùa khang trang

này được hoàn chỉnh với sân và hai phần thờ tách biệt. Trước sân chùa là một

đài cao trên có pho tượng Phật Quan Thế m cao chừng 4m bằng xi măng, sơn

trắng. Kế đến là chính điện được bài trí trang nghiêm: chính giữa là tượng Thích

ca Mâu ni, hai bên là hai đại đệ tử Anan và Ca diếp.

Đá Dựng có tên là "Châu nham lạc lộ". Các loài chim cò ban ngày tung cánh bay đi tìm mồi; tối, chúng sải cánh bay về ẩn trú trên các vòm cây, hang đá. Hiện nay, trong các hang hốc của núi Đá Dựng còn nhiều vỏ hào, vỏ ốc bám đầy trên vách đá, chứng tỏ xưa kia là biển hoặc đầm nước. Trong lòng núi có nhiều hang động và thạch nhũ lấp lánh. Do bị xâm thực từ xa xưa nên mỗi chóp núi, mỗi hang động được cấu tạo như một tòa lâu đài với hàng trăm vọng đảo kỳ thú. Hầu hết các hang động đều ăn luồn vào trong sâu thẳm, ngoằn ngoèo, có đường thông gió mát lạnh. Phía bên trái chùa Phù Dung có một lối nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m sẽ gặp một ngôi mộ cổ nằm tựa lưng vào vách núi giữa rừng cây cao vút, mát mẻ, u tịch. Trên bia mộ có nhiều dòng chữ Hán. Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc chữ Việt ghi: Lăng bà Phù Dung – Từ Thành Thục Nhơn – Nguyễn Thị Xuân [1720-1761] – viên tịch rằm tháng 2 Âl – Hiệu Phù Cừ. Thạch Động là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Vùng đất biên thùy nơi cực Nam Tổ quốc này hội tụ nhiều danh thắng nổi bật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thạch Động là một trong “Hà Tiên thập cảnh” chứa đựng những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa. Năm 1989, thắng cảnh này đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Thạch Động là một khối đá vôi cao khoảng 50m thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp. Và, cũng theo truyền thuyết dân gian, câu chuyện Thạch Sanh chém trăn tinh ở hang sâu lại gắn liền với Thạch Động này. Có lẽ vì thế mà phần lớn người Khơ-me sống quanh vùng đều mang tên họ Thạch chăng? Ở đây, trước kia có một cái hang sâu thăm thẳm và khá nguy hiểm cho những khách tham quan có óc tò mò, khám phá khi vào hang động nên người địa phương đã lấp miệng hang từ lâu. Tương truyền, hang động này ăn thông ra vịnh Thái Lan nên một khi thả

Chủ Đề