Tự nhiên lạnh run và muốn xỉu là bện gì năm 2024

Tiến sĩ Heather Bartlett, từ Đại học Y tế và Sức khỏe Cộng đồng Wisconsin (Mỹ), cho biết hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu rất thấp, dưới 60, theo Bustle.

Riêng ở bệnh nhân tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, thường có mức đường huyết cao hơn bình thường, vì vậy ngay cả khi giảm về mức bình thường như mọi người, cũng có thể gây ra triệu chứng hạ đường huyết.

Khi bị hạ đường huyết, não sản xuất adrenaline để ra hiệu cho gan tạo ra nhiều đường hơn nhằm bù đắp lại.

Và chính adrenaline và phản ứng của gan sẽ gây ra những triệu chứng của hạ đường huyết.

Ngoài bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể do chế độ ăn uống, một số loại thuốc, thiếu hụt hoóc môn hoặc enzyme… theo Harvard Health.

Phát hiện ra các dấu hiệu của hạ đường huyết có thể giúp tìm ra vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải và ngăn ngừa những nguy hiểm có thể xảy ra.

Sau đây là 9 dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết, theo Bustle.

1. Mệt rã rời

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ, khi bị hạ đường huyết, não không có đủ lượng đường trong máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của nó, sẽ dẫn đến cảm giác mệt rã rời và muốn ngủ ngay lập tức, theo Bustle.

2. Đau đầu

Đau đầu do hạ đường huyết thường là cảm giác đau nhói, âm ỉ ở thái dương. Lượng đường trong máu thấp cũng có thể gây ra đau nửa đầu, kèm theo nhìn mờ, mệt rã rời.

3. Ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói

Hạ đường huyết có thể dẫn đến cảm giác ăn bao nhiêu cũng không thấy đỡ đói.

Tiến sĩ Katherine Araque, bác sĩ tại Trung tâm sức khỏe Providence Saint John (Mỹ), nói rằng khi mức đường hạ thấp, cơ thể sẽ bắt đầu giải phóng glucose từ gan khiến cơ thể thèm ăn để bù đắp lại.

4. Tim đập nhanh

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của hạ đường huyết là cảm giác tim đập rất nhanh.

Nguyên nhân cũng là do adrenaline khiến tim đập nhanh.

Nếu thấy tim mình đập nhiều hơn bình thường, có thể lượng đường trong máu đang chạm đáy.

5. Cảm thấy lạnh, nổi da gà

Đây cũng là một tác dụng phụ của adrenaline, khiến máu chuyển hướng khỏi bề mặt da để đến các cơ quan quan trọng.

6. Chóng mặt

Theo tiến sĩ Shipley, giám đốc y tế tại Northwell Health (Mỹ), chóng mặt và choáng váng có thể xảy ra do lượng đường trong máu thấp.

Đây là giai đoạn cuối của các triệu chứng và thường đi kèm với sự nhầm lẫn và mệt mỏi.

Thậm chí có thể lảo đảo như say rượu.

7. Cảm giác ngứa ran xung quanh miệng

Theo Harvard Health, bỗng nhiên miệng hoặc môi ngứa ran, có thể chỉ ra đang bị hạ đường huyết.

Cũng có thể cảm thấy tê lưỡi hoặc có vị kim loại trong miệng. Bệnh viện Cedars Sinai (Mỹ) cho rằng, có thể các dây thần kinh trong miệng và lưỡi phản ứng kém với lượng đường trong máu thấp.

8. Đổ mồ hôi nhỏ giọt như mưa

Tự nhiên lạnh run và muốn xỉu là bện gì năm 2024

Nếu bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi bất thường, sau đó có thể kèm theo ớn lạnh, đó là phản ứng phổ biến với adrenaline

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ Shipley cho biết, đổ mồ hôi nhiều bất thường khi không vận động có thể là triệu chứng phổ biến của lượng đường trong máu thấp.

Nếu bắt đầu cảm thấy đổ mồ hôi bất thường, sau đó có thể kèm theo ớn lạnh, đó là phản ứng phổ biến với adrenaline. Có thể đổ mồ hôi khắp cơ thể, từ nhẹ đến ướt đẫm, theo Bustle.

9. Đói run, bủn rủn tay chân

Tiến sĩ Koickel cho biết cảm giác đói run, bủn rủn tay chân là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của hạ đường huyết.

Khi lượng đường trong máu giảm xuống, có thể gặp những triệu chứng này, kèm theo lo lắng và nhịp tim nhanh.

Nguyên nhân cũng do phản ứng của adrenaline lên cơ thể. Hạ đường huyết thật đáng sợ, nhưng sẽ biến mất ngay sau khi ăn những thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu trở lại, như uống nước đường, ăn chuối hoặc ăn kẹo, theo Bustle.

Thỉnh thoảng bạn sẽ xuất hiện tình trạng ớn lạnh đột ngột. Theo các chuyên gia, đây là tình trạng bình thường. Nhưng đôi khi, rùng mình ớn lạnh lại là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, nếu thường xuyên xuất hiện triệu chứng này, bạn không nên lơ là, chủ quan mà xem nhẹ.

Vậy ớn lạnh đột ngột là gì? Đây là cơ chế cơ thể tạo nhiệt bằng cách để các cơ trong cơ thể liên tục co bóp và thư giãn. Điều này để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể phù hợp với điều kiện thời tiết với môi trường bên ngoài.

Theo ghi nhận, một số trường hợp ớn lạnh đột ngột sẽ xuất hiện kèm một số triệu chứng khác như: sốt, rùng mình ớn lạnh. Nếu tình trạng này diễn ra theo chu kỳ và trong một khoảng thời gian ngắn, bạn nên đi khám sức khỏe để được đánh giá và phát hiện bệnh lý tiềm ẩn.

2. Nguyên nhân ớn lạnh đột ngột

Nguyên nhân của tình trạng ớn lạnh đột ngột có thể không được tìm ra. Tuy nhiên, dưới đây có thể là một trong những lý do khiến bạn xuất hiện cảm giác này.

2.1. Nhiễm virus

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rùng mình ớn lạnh là nhiễm virus. Khi này sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm gây ra các dấu hiệu: cơ thể mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt nhẹ đến nghiêm trọng, ớn lạnh... Trong trường hợp này, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng việc nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, uống đủ nước,... Theo bác sĩ, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh trong trường hợp này gần như không có tác dụng, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ.

2.2. Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu đơn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ớn lạnh đột ngột, nổi hạch, sốt, đau họng,... Bệnh lý này do virus gây ra nên bạn cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh dứt điểm.

2.3. Hội chứng mệt mỏi mãn tính

Ngày nay, rất nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính do tính chất công việc, áp lực cuộc sống. Hội chứng này xảy ra với những người gặp phải tình trạng mệt mỏi, căng thẳng kéo dài từ nửa năm đến một năm. Một số triệu chứng cho thấy bạn đang gặp phải bệnh lý này như: mệt mỏi kéo dài, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ, ớn lạnh, đầu óc không tập trung,...

Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường dinh dưỡng cũng như tập luyện thường xuyên.

2.4. Bệnh tự miễn

Các loại bệnh liên quan đến tự miễn thường xuất phát từ nguyên nhân rối loạn hệ miễn dịch. Hệ thống này sẽ tấn công ngược lại các tế bào của cơ thể. Bệnh tự miễn thường xảy ra ở các tuyến nội tiết, cơ quan tim, thận.

Tự nhiên lạnh run và muốn xỉu là bện gì năm 2024

Bệnh tự miễn có thể gây ớn lạnh đột ngột

Khi mắc các bệnh tự miễn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ớn lạnh đột ngột, sốt nhẹ, ho, đau cơ khớp... Để chẩn đoán bệnh này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và được chỉ định xét nghiệm máu.

2.5. Suy tuyến giáp

Một triệu chứng điển hình của bệnh suy tuyến giáp là cảm giác ớn lạnh nhức mỏi. Tình trạng này xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormon tuyến giáp gây khó khăn trong việc trao đổi chất, kiểm soát các quá trình hoạt động khác của cơ thể.

Ngoài dấu hiệu ớn lạnh đột ngột, người bệnh có thẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: rối loạn nhịp tim, huyết cao lên xuống thất thường, tăng cân đột ngột, táo bón,...

2.6. Lao phổi

Lao phổi là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh gây ra tình trạng ho khan, sốt cao, đau mỏi cơ, cảm giác ớn lạnh nhức mỏi, khó thở,...Bệnh lý này yêu cầu cần được điều trị lâu dài với thuốc kháng sinh.

2.7. Cúm

Cúm là bệnh lý thường gặp khi sức đề kháng bị tấn công. Các cơn cúm thường đi qua nhanh, thậm chí là không cần điều trị nếu bạn ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn gây nên một số triệu chứng khiến cơ thể mệt mỏi như: sốt nhẹ, ớn lạnh, buồn nôn, đau họng...

2.8. Viêm phổi

Viêm phổi do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn tấn công vào bộ phận này. Tình trạng này gây nên các triệu chứng như: khó thở, ho dữ dội, đau ngực, ớn lạnh đột ngột...

Để điều trị bệnh lý một cách triệt để, bạn cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện các chỉ định về dinh dưỡng, tập luyện. Bên cạnh đó, bạn cần tránh xa khỏi thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho phổi.

2.9. Thiếu vitamin B12

Vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong vận hành hệ thần kinh cũng như bổ sung máu lưu thông khắp cơ thể. Khi thiếu dưỡng chất này, các hoạt động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu vitamin B12 và cần được bổ sung gấp như: ớn lạnh rùng mình, lo lắng, căng thẳng, stress, mệt mỏi, rối loạn tâm trạng, đau nhức các cơ xương khớp,...

Nếu bạn bị ớn lạnh do thiếu vitamin B12 có thể cải thiện tình trạng ngay tại nhà bằng cách tiêm B12 theo chỉ định liều lượng của bác sĩ, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như: trứng, sữa, phô mai, thịt đỏ,...

2.10. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý nhưng trong nhiều trường hợp các loại thuốc điều trị này có thể gây ra tác dụng phụ như ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc quá liều hoặc thiếu liều.

Tự nhiên lạnh run và muốn xỉu là bện gì năm 2024

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây ớn lạnh đột ngột cho người mắc

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Làm thế nào để hạn chế đề kháng kháng sinh?
  • Cảm giác ớn lạnh, đau nhức, khó ngủ có gì bất thường?
  • Tiếng khò khè ở trẻ: Nguyên nhân và chẩn đoán

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.