Tỷ lệ khác tỷ trọng như thế nào

Trong toán học, tỷ lệ hay tỉ số là một mối quan hệ giữa hai số cho biết số đầu tiên chiếm số thứ hai bao nhiêu lần.[1] Ví dụ, nếu một giỏ trái cây có chứa tám cam và sáu chanh, thì tỷ lệ cam với chanh là tám chia sáu [nghĩa là 8:6, tương đương tỷ lệ 4:3]. Tương tự như vậy, tỷ lệ chanh với cam là 6:8 [hoặc 3:4] và tỷ lệ cam với tổng số trái cây là 8:14 [hoặc 4:7].

Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của truyền hình độ nét chuẩn.

Các số trong một tỷ lệ có thể là số lượng dưới bất kỳ hình thức nào, chẳng hạn như số lượng người, vật thể, độ dài, trọng lượng, v.v...

Tỷ lệ có thể là một số tự nhiên hoặc một phân số.

Một tỷ lệ có thể viết là "a so với b" hoặc a:b, hoặc biểu diễn thành một phép chia của "a và b".[2]Ngoài ra, tỷ lệ còn rất thông dụng trong việc thiết lập tỉ lệ bản đồ cho phép biết được khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước ngoài thực tế.

Khi hai lượng được đo với cùng một đơn vị, như thường thì tỷ lệ của chúng là một số không có đơn vị. Một tỉ số của hai số đo được đo bằng các đơn vị khác nhau được gọi là tỷ giá.[3]

Muốn tìm m n {\displaystyle {\frac {m}{n}}}   của một số b cho trước, ta tính b m n {\displaystyle {\frac {bm}{n}}}  .

Khi biết m n {\displaystyle {\frac {m}{n}}}   của một số là a, muốn tìm số đó ta tính a : m n {\displaystyle a:{\frac {m}{n}}}  .

  1. ^ Penny Cyclopedia, p. 307
  2. ^ New International Encyclopedia
  3. ^ "The quotient of two numbers [or quantities]; the relative sizes of two numbers [or quantities]", "The Mathematics Dictionary" [1]

  • "Ratio" The Penny Cyclopædia vol. 19, The Society for the Diffusion of Useful Knowledge [1841] Charles Knight and Co., London pp. 307ff
  • "Proportion" New International Encyclopedia, Vol. 19 2nd ed. [1916] Dodd Mead & Co. pp270-271
  • "Ratio and Proportion" Fundamentals of practical mathematics, George Wentworth, David Eugene Smith, Herbert Druery Harper [1922] Ginn and Co. pp. 55ff
  • The thirteen books of Euclid's Elements, vol 2. trans. Sir Thomas Little Heath [1908]. Cambridge Univ. Press. tr. 112ff.Quản lý CS1: khác [liên kết]
  • D.E. Smith, History of Mathematics, vol 2 Dover [1958] pp. 477ff

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tỷ_lệ&oldid=66230379”

 Tỷ trọng là gì? Khái niệm quen thuộc trong kiến thức vật lý này lại khiến nhiều người băn khoăn, không hiểu được bản chất. Trong bài viết này, Cân điện tử Quốc Thịnh sẽ giúp bạn tìm hiểu định nghĩa về tỷ trọng. Từ đó, biết nó là gì cũng như ý nghĩa của tỷ trọng ứng dụng trong thực tế là như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để có được những thông tin hữu ích nhé.

 Tỷ trọng vốn là một trong những khái niệm thường gặp trong vật lý cũng như những công việc, lĩnh vực liên quan. Đây là một khái niệm quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống. Do đó, việc nắm được bản chất của tỷ trọng cũng như ý nghĩa của nó được xem là việc cần thiết.

 >>> Xem thêm: Nguyên nhân giảm cân đột ngột là gì? Có đáng lo không?

Tỷ trọng là gì?

 Để hiểu được tỷ trọng là gì, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những khái niệm liên quan. Từ đó, bạn sẽ có được cái nhìn rõ nét hơn về nó.

Khối lượng riêng của một vật

 Khối lượng riêng chính là đặc tính về mật độ của chất đó. Đại lượng này được đo bằng thương giữa khối lượng m của chất và thể tích của vật ở trạng thái thông thường.

Công thức: D= m/V

Đơn vị đo khối lượng riêng của một vật là kg/m3 hoặc g/cm3. Điều này phụ thuộc vào kích thước, khối lượng cũng như những đặc điểm chung của vật được đo tỷ trọng.

Dưới đây là bảng khối lượng riêng một số chất phổ biến:

STT Chất rắn Khối lượng riêng STT Chất lỏng Khối lượng riêng
1 Chì 11300 8 Thủy ngân 13600
2 Sắt 7800 9 Nước 1000
3 Nhôm 2700 10 Xăng 700
4 Đá [Khoảng] 2600 11 Dầu hỏa [Khoảng] 800
5 Gạo [Khoảng] 1200 12 Dầu ăn [Khoảng] 800
6 Gỗ tốt [Khoảng] 800 13 Rượu [Khoảng] 790
7 Sứ 2300 14 Li – e 600

Khái niệm tỷ trọng là gì?

 Tỷ trọng còn được gọi trong một số tài liệu là tỷ khối. Đó chính là tỷ số giữa khối lượng riêng của một chất và khối lượng riêng của một chất khác ở những điều kiện xác định. Thông thường, chúng ta xác định tỷ khối của chất bằng cách so sánh khối lượng riêng của chúng với khối lượng riêng của nước cất. Tỷ lệ đó chính là tỷ trọng của chất.

 Công thức tính tỷ trọng của một chất như sau:

RD = p chất/ p nước

 Trong đó:

p chất là khối lượng riêng của chất cần xác định tỷ trọng.

p  nước là khối lượng riêng của chất chuẩn [chất đối chứng]. Ở đây chính là nước.

>>> Xem thêm: Xe chở hàng quá tải phạt bao nhiêu tiền?

Tiêu chuẩn xác định tỷ trọng là gì?

 Hiện tại, có hai tiêu chuẩn được nhắc đến nhiều nhất trong quá trình xác định tỷ trọng của một chất. Cụ thể như sau:

  1.  Theo TCVN: Tỷ trọng được xác định ở 15 độ C.
  2.  Theo ASTM: Tỷ trọng của một chất được xác định ở mức 60 độ F. Tức ở mức 15,6 độ C.

Ý nghĩa của tỷ trọng là gì?

 Trong thực tế, việc xác định tỷ trọng của một chất sẽ phụ thuộc vào chất đối chứng. Thông thường, chất đối chứng được sử dụng là nước. Nó sẽ giúp việc so sánh khối lượng riêng cũng như đánh giá đặc điểm của chất đó một cách dễ dàng hơn.

Phân loại tỷ trọng

 Trong thực tế, chúng ta có 2 loại tỷ trọng khác nhau được áp dụng trong tính toán thông thường. Cụ thể như sau:

Tỷ trọng tương đối

 Tỷ trọng tương đối của một chất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó và khối lượng cùng một thể tích của nước cất sử dụng làm chất đối chứng. Tất cả đều được cân, xác định trong điều kiện nhiệt độ là 20 độ C.

 >>> Xem thêm: 1 Carat kim cương bằng bao nhiêu ly? Làm sao để quy đổi?

Tỷ trọng biểu kiến

 Đây là đại lượng được dùng trong những chuyên luận ethanol độc đáo. Đây là khối lượng cân trong điều kiện không khí bình thường của một đơn vị thể tích chất lỏng. Tỷ trọng biểu kiến sẽ được thể hiện bằng đơn vị kg/m3.

 Công thức tính tỷ trọng biểu kiến như sau:

Tỷ trọng biểu kiến = 997,2 x tỷ trọng tương đối của chất thử

 Trong đó, 997,2 chính là khối lượng cân trong không khí của 1m3 nước, tính bằng đơn vị kg.

 >>> Xem thêm: Vàng trắng là gì? Những đặc điểm của vàng trắng là gì?

Các phương pháp đo tỷ trọng 

 Hiện tại, có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong việc đo, xác định tỷ trọng của một chất. Mỗi phương pháp mang những ưu nhược điểm riêng biệt đáng chú ý. Trong từng trường hợp, mọi người sẽ sử dụng một phương pháp khác nhau để xác định được tỷ trọng của chất đó.

 Dưới đây là những phương pháp chính được áp dụng trong việc đo tỷ trọng của chất bất kỳ:

  • Sử dụng tỷ trọng kế.
  • Dùng bình đo tỷ trọng chuyên dụng.
  • Sử dụng dung tích kế.
  • Dùng bộ kit đo tỷ trọng.

Đo bằng tỷ trọng kế

Đây là dụng cụ dùng để đo tỷ trọng phổ biến, được làm bằng thủy tinh có hình trụ, một đầu có quả bóng chứa thủy ngân hay kim loại nặng để giữ cho nó thẳng đứng.

Tỷ trọng kế thường được dùng để đo tỷ trọng dụng dịch điện phân.

Nhiệt độ tiêu chuẩn của tỷ trọng kế là 20 độ C, với chiều dài từ 300 - 320 mm.

Cách đo tỷ trọng kế vô cùng đơn giản, với 3 bước sau:

  • Bước 1: Mở nắp van của bình ác quy cần đo.
  • Bước 2: Đưa tỷ trọng kế vào bình qua nắp van, hút dung dịch điện phân bằng nút hút của tỷ trọng kế.
  • Bước 3: Xem kết quả nồng độ dung dịch điện phân theo các vạch chia trên tỷ trọng kế. 

Đo bằng bình đo tỷ trọng

Bình tỉ trọng là dụng cụ dùng để đo tỉ trọng, xác định trọng lượng riêng của chất lỏng. Được làm bằng thủy tinh Borosilicate, đây là vật liệu chất lượng cao, chống và chịu được hóa chất và các dung dịch.

Những lưu ý trước khi sử dụng bình tỷ trọng:

  • Rửa thật sạch tỷ khối kế bằng rượu hoặc ête, để bình khô trước khi sử dụng.
  • Sử dụng cân phân tích điện tử có độ chính xác cân lên tới 0.0001g để cân tỷ khối kế.
  • Phương pháp này chỉ thuận lợi khi xác định tỷ khối của chất lỏng có độ nhớt thấp.

Cách sử dụng:

  • Bước 1: Cân tỷ khối kế trống không, sạch, khô, thu được P.
  • Bước 2: Đổ nước cất vào đầy tỷ khối kế, chú ý không được bỏ sót không khí trong tỷ khối kế.
  • Bước 3: Cân tỷ khối kế chứa nước, thu được P2.
  • Bước 4: Đổ nước ra, tráng lại bằng chất lỏng bạn định đo. Sau đó, đổ đầy chất lỏng định đo vào tỷ khối khế, chú ý không bỏ sót không khí trong tỷ khối khế.
  • Bước 5: Cân tỷ khối khế chất lỏng bạn cần đo, thu được P1.
  • Bước 6: Tính tỷ khối chất lỏng cần đo bằng công thức: [ P1-P]/ [P2-P].

Đo bằng Kit tỷ trọng

Kit tỷ trọng dùng để đo tỷ trọng của các vật liệu rắn và xốp, phương pháp này cần sử dụng một chiếc cân chuyên đo tỷ trọng.

Vật mẫu sẽ được cân lên trong không khí và thu được kết quả M1. Sau đó, vật mẫu sẽ được cân trong môi trường dung môi[ nước, etanol...] bằng lực đẩy Acsimet, thu được M2.

Tỷ trọng được tính bằng độ chênh lệch giữa M1,M2 chia cho thể tích chất lỏng.

Cách đo bằng Kit tỷ trọng cho kết quả có độ chính xác cao, tuy nhiên mua chi phí khá cao, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.

Đo bằng máy đo tỷ trọng.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều máy đo tỷ trọng cho kết quả nhanh chóng và chính xác với nguyên lý hoạt động đơn giản:

  • Sẽ có một ống thủy tinh dao động ở tần số nhất định, tần số này sẽ thay đổi khi các ống được làm đầy bằng mẫu, khối lượng lớn hơn thì tần số nhỏ hơn.
  • Tần số này được đo và chuyển thành tỷ trọng. Việc hiệu chuẩn tỷ trọng sẽ được thực hiện trong không khí và nước cất.

Phương pháp đo tỷ trọng bằng máy cho kết quả chính xác cao. Nhược điểm chính là chi phí cao và quy trình thực hiện phức tạp.

Lời kết

 Như vậy, bạn đã có được những thông tin chi tiết cần thiết về tỷ trọng. Từ đó, biết tỷ trọng là gì cũng như cách thức xác định tỷ trọng của một chất trong thực tế.

 Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn, liên hệ ngay với Cân điện tử Quốc Thịnh, đơn vị cung cấp cân tỷ trọng uy tín, giá rẻ. Chúng tôi sẽ tư vấn và giúp bạn có được những thông tin cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH SX -TM-DV QUỐC THỊNH

  • Địa chỉ: 148/7B  Ung Văn Khiêm,P.25,Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • ĐT: 02822 532 593 Fax: 02822 532 593
  • Hotline tư vấn : 0939 12 15 68

Video liên quan

Chủ Đề