Uống thuốc giảm có khi mang thai

Sử dụng các thuốc giảm đau khi mang thai có an toàn?

Bạn có thể đã biết rằng một số loại thuốc giảm đau không hề an toàn khi sử dụng trong thai kỳ, mặc dù các bác sỹ vẫn không ngần ngại cho bạn sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol.

Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Scientific Reports đã chỉ ra rằng sử dụng paracetmol cũng như các thuốc giảm đau khác như ibuprofen có thể gây ra một số hậu quả nào đó cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, một nghiên cứu khác đăng trên International Journal of Epidemiology còn cho thấy những đứa trẻ được sinh ra bởi những phụ nữ sử dụng paracetamol khi mang thai sẽ có nguy cơ bị hen phế quản cao hơn.

Chức năng sinh dục thay đổi

Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên chuột để xem liệu sử dụng các thuốc giảm đau có tác động nào đến thai nhi hay không. Các con chuột được cho uống paracetamol hoặc indomethacin [một thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid tương tự như ibuprofen]. Với cả hai loại thuốc, những con chuột con giống cái được sinh ra có buồng trứng với số lượng trứng ít hơn, buồng trứng nhỏ hơn và khi trưởng thành và sinh con, các con của chúng cũng còi cọc hơn. Những con chuột con giống đực có số lượng tế bào phát triển thành tinh trùng thấp hơn, nhưng sẽ trở lại bình thường khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là thế hệ cháu của những con chuột được cho sử dụng thuốc đầu tiên cũng có buồng trứng nhỏ hơn và giảm chức năng của hệ sinh sản.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tác động của thuốc lên hệ sinh sản?

Người ta cho rằng các thuốc giảm đau này đã ảnh hưởng đến prostaglandin là một hormon điều hòa chức năng sinh sản ở nữ giới, bao gồm buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và thậm chí cả lúc chuyển dạ. Hormon này cũng có thể gây ra đau và viêm, do vậy các thuốc giảm đau hoạt động theo cơ chế giảm những quá trình này. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, các thuốc này lại gây ra những hậu quả không mong muốn khi tác động đến sự phát triển của hệ sinh dục thai nhi. Đặc biệt, thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các tế bào mầm của phôi thai là những tế bào sẽ phát triển thành trứng và tinh trùng về sau.

Những tác động lên con người

Mặc dù nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện trên mô hình động vật nhưng nó cũng có thể áp dụng được cho con người bởi có rất nhiều điểm tương tự giữa hệ sinh sản của cả hai– tuy nhiên vẫn còn một khoảng thời gian dài để đưa ra kết luận chắc chắn.

Ngoài ra, vẫn cần thêm một số nghiên cứu khác để xác định được liều tối thiểu có thể gây ra những tác dụng không mong muốn này trên con người. Các tác giả của nghiên cứu đã cho chuột sử dụng paracetamol với liều cao hơn hẳn liều sử dụng trên người, tuy nhiên do chuột ít nhạy cảm với thuốc này nên liều lượng như vậy được coi là tương đương với con người. Các nhà khoa học cũng nói rằng họ quan sát thấy một số tác dụng của chỉ một liều duy nhất indomethacin trên buồng trứng của bào thai ở chuột, do vậy họ cũng không biết chắc chắn thời gian tối thiểu cần thiết khi sử dụng thuốc này để gây ra tác dụng không mong muốn trên chuột.

Một vấn đề khác về độ an toàn của thuốc cần làm rõ là thời điểm sử dụng thuốc trong thai kỳ. Theo các chuyên gia, thời điểm sử dụng thuốc cũng quan trọng như thời gian sử dụng, đặc biệt khi sử dụng ở giai đoạn sớm trước 12 tuần.

Nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn

Một nghiên cứu khác được tiến hành trên đối tượng người lại chỉ ra rằng những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ đã từng sử dụng paracetamol trong thai kỳ sẽ dễ có nguy cơ bị hen phế quản vào năm 3 tuổi và 7 tuổi. Các nhà khoa học ở châu Âu đã quan sát các dữ liệu của 114.500 trẻ em ở Nauy để so sánh những đối tượng đã bị hen phế quản [5,7% khởi phát năm 3 tuổi và 5,1% vào năm 7 tuổi] với những trẻ có mẹ đã từng sử dụng paracetamol trong thai kỳ và tìm ra mối liên hệ.

Điều quan trọng hơn, các nhà khoa học có thể tìm hiểu lý do tại sao những phụ nữ này lại sử dụng thuốc – để hạ sốt, giảm đau hay điều trị cúm – và so sánh với những phụ nữ cũng có những triệu chứng tương tự như không dùng thuốc. Bằng cách này, họ có thể loại bỏ được khả năng những triệu chứng kể trên có thể là nguyên nhân gây hen ở trẻ. Ngoài ra, họ cũng quan sát việc sử dụng paracetamol ở những người cha và người mẹ ngoài thai kỳ, để khẳng định rằng chính việc sử dụng thuốc trong thai kỳ mới là nguyên nhân chính chứ không phải những yếu tố khác. Các tác giả giả thiết rằng thuốc này có thể làm tăng tình trạng oxy hóa stress [cản trở khả năng chống lại các độc tố của cơ thể] trong thai kỳ, và là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ hen phế quản.

Mặc dù cũng có những nghiên cứu khác đánh giá về việc sử dụng paracetamol trong thai kỳ và hen phế quản, nhưng đây là nghiên cứu lớn nhất và đầu tiên so sánh các triệu chứng của những phụ nữ mang thai có và không sử dụng thuốc đối với nguy cơ mắc hen phế quản của trẻ. Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu không thể xác nhận mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của người mẹ, hay số liều paracetamol mà những phụ nữ mang thai đã sử dụng.

Có nên sử dụng paracetamol hay ibuprofen trong thai kỳ hay không?

Ibuprofen đã bị chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, do làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh và các biến chứng khi chuyển dạ.

Paracetamol thường được coi là an toàn trong thai kỳ - mặc dù FDA gần đây đã xem xét lại về tính an toàn của nó, và nhận thấy rằng các nghiên cứu “quá hạn chế” để có thể rút ra được khuyến cáo về việc không nên dùng thuốc.

Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ thường phải được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ – bởi tình trạng đau nhiều trong thai kỳ cũng thực sự không hề tốt đối với các bà bầu.

Các tác giả của cả hai nghiên cứu đều khuyên những phụ nữ mang thai nên tuân theo những khuyến cáo hiện nay về việc sử dụng thuốc, nhưng tốt nhất là nên sử dụng liều thấp nhất có thể trong một khoảng thời gian ngắn để phòng những nguy cơ cho thai nhi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc giảm đau opioid và táo bón

Rất nhiều phụ nữ sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc giảm đau và thuốc cảm để trị các bệnh thông thường như đau đầu hoặc chảy nước mũi. Tuy nhiên, không phải thuốc không kê đơn nào cũng an toàn cho thai kỳ. Điều này cũng tương tự khi các mẹ bầu dùng thuốc bổ sung hoặc thuốc thảo dược. Nếu đang mang thai, bạn nên nói với bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn, thuốc bổ sung hoặc sản phẩm thảo dược nào để đảm bảo an toàn cho bạn và bé.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc không kê đơn, viên bổ sung hoặc thảo dược

Sau đâu là những điểm lưu ý hàng đầu mà bạn cần phải biết trước khi sử dụng bất kì loại không kê đơn, thuốc bổ sung hoặc thảo dược nào trong khi mang thai:

  • Bạn nên đến tư vấn tại bác sĩ trước khi sử dụng. Một vài loại chất bạn sử dụng có thể gây ra nhiều vấn đề khi mang thai;
  • Bạn không cần phải có đơn thuốc của bác sĩ khi mua thuốc không có nghĩa là bạn an toàn khi sử dụng thuốc đó;
  • Bạn nên được tư vấn kể cả khi bạn đọc nhãn thuốc và nghĩ rằng loại này an toàn với bạn.

Thuốc không kê đơn có an toàn cho thai nhi?

Câu trả lời là phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn dùng. Ví dụ như thuốc giảm đau aspirin [Bayer®] có thể tăng nguy cơ xuất huyết trong thai kì hoặc khi sinh. Thuốc giảm đau ibuprofen [Advil®] có thể gây chảy máu ồ ạt trong 3 tháng cuối của thai kì. Nhiều phụ nữ mang thai thường sử dụng acetaminophen [Tylenol®] để giảm đau. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen có thể gây hại cho gan.

Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn nào.

Phụ nữ mang thai nên dùng viên bổ sung chất như thế nào cho an toàn?

Câu trả lời cũng là phụ thuộc vào loại viên bổ sung mà bạn sử dụng. Viên bổ sung giúp tăng cường dưỡng chất mà bạn không thể cung cấp qua đường ăn uống. Ví dụ như bạn có thể sử dụng viên bổ sung vitamin để tăng cường vitamin B hoặc C, chất sắt và canxi.

Tất cả mẹ bầu nên được cung cấp 600 microgram axit folic cùng với vitamin mỗi ngày. Hầu hết những loại vitamin cho phụ nữ mang thai đều chứa đủ những loại này. Nhu cầu của thai phụ là khác nhau đối với mỗi loại vitamin, trong đó có một vài loại không an toàn cho mẹ bầu. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất kì loại vitamin nào.

Thảo dược có an toàn cho thai kỳ không?

Chúng ta không biết chắc chắn liệu thảo dược có an toàn cho mẹ bầu không. Thảo dược là loại cây được sử dụng để nấu ăn hoặc làm thuốc, ví dụ như trà xanh và cây bạch quả. Hiện nay, có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tác động của thảo dược lên phụ nữ mang thai. Vì vậy, cách tốt nhất để đảm bảo an toàn là bạn không nên sử dụng thảo dược trong khi mang thai.

Ngoài ra, còn có các liệu pháp thay thế được chứng minh là an toàn và hiệu quả để giảm các triệu chứng khó chịu cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dù sử dụng bất kì thuốc hay liệu pháp đặc biệt nào. Hãy luôn nhớ là “tự nhiên” không đồng nghĩa với “an toàn” khi bạn mang thai.

Bạn có thể tham khảo thêm:

  • Nhớ dễ dàng 7 vitamin cho mẹ bầu bằng hình ảnh
  • Muốn con cứng cáp, mẹ bầu phải bổ sung vitamin D
  • Cảnh báo những nguy cơ khi xuất huyết âm đạo trong thai kỳ

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề