Usb corsair survivor bị lỗi chỉ nhan dung luong 2gb
Vài năm trở lại đây, không ít những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp game đã “ chôn vùi” bản thân mình với những màn quay đầu đầy thảm họa như Warcraft III: Reforged, Crysis Remastered hay Dark Souls Remastered Show Phần lớn các game thủ trẻ cảm thấy không hứng thú với những tựa game xưa cũ được “tút tát” và đổ bộ thị trường trong suốt thời gian qua. Điều này khiến cho các studio chỉ xem đây là một biện pháp “kiếm thêm” từ các tựa game cũ mà không đầu tư quá nhiều, duy nhất chỉ có một ngoại lệ là Capcom, nhất là sau khi hãng game đến từ Nhật Bản này thu được nhiều “trái ngọt” từ các phiên bản làm lại của dòng game Resident Evil lừng danh. Trong cả dòng game, phiên bản Resident Evil 4 Remake có thể được xem là phần thành công nhất, thậm chí “sức sống” của nó vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay khi mà các modder luôn tìm cách “trau chuốt” trong suốt gần 20 năm bằng nhiều bản cập nhật về chất lượng, hiệu ứng hình ảnh. Chính vì vậy mà Resident Evil 4 Remake cũng là một thử khách không nhỏ dành cho Capcom khi phiên bản được ra mắt lần này mang theo trong mình sứ mệnh vượt qua được cái bóng của phiên bản gốc trước đây, để giành lại vinh quang cho riêng mình. Vậy phiên bản làm lại này có đủ sức đáp ứng mong đợi của cộng đồng hâm mộ? Hãy cùng Shopcom tìm hiểu qua bài đánh giá sau, các bạn nhé! Sự tỉ mỉ trong từng chi tiết tạo nên sự khác biệt của Resident Evil 4 RemakeNếu so sánh với các tựa game hiện đại ngày nay, Resident Evil 4 là kết quả của một quá trình phát triển vô cùng kỳ quặc: vừa lâu dài, lại vừa ngắn ngủi vội vã, vừa trau chuốt, lại vừa thô sơ đầy sạn mà phải cần rất lâu sau đó, nhiều yếu tố mới được “bổ lấp” nhưng vẫn đầy “sống sượng”, đặt ra vấn đề cho những nhà phát triển phiên bản Resident Evil 4 Remake lần này. Ở thời điểm ban đầu, Resident Evil không phải là cái tên khai sinh cho phong cách game Kinh dị Sinh tồn mà nó chỉ là một “phép thử” của Capcom trong quá trình học hỏi dòng game Alone In The Dark vô cùng trứ danh nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, tạo ra một tựa game với nền tảng đồ họa 3D đầy mạnh mẽ cho dòng console mạnh nhất thế hệ thứ 5: Sony PlayStation . Với cốt truyên vô cùng hấp dẫn đầy lôi cuốn, đồ họa đẹp mắt, Resident Evil vụt sáng trở thành cái tên tiêu biểu cho dạng game Kinh dị Sinh tồn thời bấy giờ Sự thành công ngoài mong đợi này khiến Capcom thấy được một “mỏ vàng” mới trong ngành công nghiệp game, khiến cho hãng liên tục “vắt sữa” thương hiệu và lối chơi này trong suốt những năm cuối của thế kỷ XX, với ba phần chơi chính của loạt game Resident Evil, dòng game “ăn theo” bộ phim Công viên kỷ Jura (Dino Crisis) của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, và thậm chí là ra mắt cả một dòng game Kinh dị Sinh tồn về thời Chiến quốc Nhật Bản, với tựa game: Onimusha: Warlords. Đó là chưa kể đến vô vàn các tựa game “lấy ý tưởng” khác từ những dòng game này, được hình thành dưới dạng các game Arcade (hay còn gọi là máy điện tử thùng/xèng) dễ bắt gặp ở các trung tâm thương mại và siêu thị thời bấy giờ như Resident Evil: Survivor, hay Dino Stalker… được làm ra với kinh phí thấp. Việc “vắt sữa” liên tục các thương hiệu mới của mình trong một thời gian quá ngắn cũng khiến cho người hâm mộ bắt đầu mất kiên nhẫn, lượng bản game bán ra sụt giảm, và thậm chí là một số cải tiến lại trở thành “cải lùi” như trong Dino Crisis 3, biến tựa game này thành “thảm họa” để rồi dập tắt luôn ý định của Capcom trong việc vực dậy Dino Crisis trong những năm sau đó. Sự ra mắt của các máy chơi game console thế hệ thứ sáu như Nintendo GameCube, Sega DreamCast và Sony PlayStation 2, với sức mạnh đồ họa 3D được tăng cường mạnh mẽ hơn, đã mở hướng đi mới cho thể loại game hành động/bắn súng và thôi thúc Capcom phải tiến hành “cách tân” cho các dòng game của mình nếu không muốn bị đào thải. Chính vì thế mà đội ngũ làm game tại Capcom, mà đứng đầu là đạo diễn lừng danh Shinji Mikami (“cha đẻ” dòng game và cũng là đạo diễn của loạt game The Evil Within sau này) đã tiến hành rất nhiều các thử nghiệm, với liên tục bốn phiên bản chơi thử khác nhau được phát hành nội bộ nhằm tích hợp thể loại game hành động/bắn súng đang thịnh hành. Quá trình này tiêu tốn gần ba năm trời, kể từ sau kết thúc quá trình phát triển của phần ba hồi đầu năm 1999. Thay đổi nhỏ, hiệu quả lớn.Những thay đổi về mặt cốt truyện và lối chơi của Resident Evil 4 Remake là rất nhỏ so với bản gốc, đội ngũ phát triển đã tiến hành vô cùng cẩn thận theo đúng phương châm “cái gì không hỏng thì đừng sửa”. Điều này đem lại tính logic và cả cảm giác mới mẻ cho game thủ, kể cả những người đã quá “nhẵn mặt” phiên bản nguyên gốc như người viết. Trong suốt thời lượng game người chơi sẽ bắt gặp rất nhiều sự thay đổi nhỏ, nhưng cũng phải nói rằng về tất cả những yếu tố cốt lõi, Resident Evil 4 Remake gần như không có khác biệt là bao so với phiên bản gốc ra đời gần 20 năm trước đây. Không chỉ có cốt truyện, rất nhiều chi tiết khác cả về đồ họa lẫn lối chơi trong game cũng được chăm và bổ sung chút theo một cách vô cùng tỉ mỉ, thêm thắt cho một lối chơi có phần đặc sắc trên phiên bản ra mắt hồi 2005. Chất lượng đồ họa, âm thanh của Resident Evil 4 Remake tạo nên sự ấn tượng.Phiên bản mới ra mắt đầu năm 2023 được thiết kế hoàn toàn trên nền RE Engine, với tông màu và phong cách đồ họa có phần tăm tối như trong Resident Evil Village, điều này tạo nên sự khác biệt so với bản gốc, từ đó tạo ra một bầu không khí có phần u ám hơn rất nhiều, phù hợp cho một chuyến phiêu lưu kinh dị. Chưa kể, việc thiết kế lại bản đồ, với các công trình bị phân nhỏ thành nhiều phòng có không gian tăm tối và chật hẹp hơn rất nhiều so với phiên bản gốc, đó còn là cái cách mà đội ngũ thiết kế tăng cường rất nhiều “vật trang trí” có phần máu me, tạo ra áp lực tâm lý với người chơi. Đặc biệt nhờ vào công nghệ dò tia Ray Tracing khiến cho môi trường trở nên chân thực hơn, khiến ánh sáng được điều phối vô cùng tốt trong mỗi khung cảnh. Các quái vật cũng đều được thiết kế lại với thiết kế chân thực hơn, có phần gớm ghiếc hơn, nhưng những người chơi quen thuộc của dòng game hoàn toàn có thể dễ dàng nhận ra đặc điểm của chúng. Phần âm thanh của Resident Evil 4 Remake cũng được làm lại hoàn toàn mới cả về phần lồng tiếng, lẫn các bài nhạc nền với chất lượng vô cùng ấn tượng, phù hợp với hình tượng nhân vật và môi trường màn chơi. Phần nhạc nền mới mẻ hoàn toàn do Kota Suzuki đảm nhiệm. Tuy không tham gia vào dự án viết nhạc cho phiên bản gốc, ông vẫn là nhạc sĩ đứng sau thành công của hầu hết các tựa game do Capcom sản xuất trong 20 năm trở lại đây, và vì thế, nếu bạn yêu thích phần nhạc nền có phần rờn rợn của Resident Evil Revelation 2 hay không khí sôi động trong Devil May Cry 5 thì bạn sẽ chẳng có gì phải phàn nàn với chất lượng nhạc nền trong tựa game này. Về tổng thể, quá trình xây dựng lại toàn bộ cả về mặt đồ họa và âm thanh đã thổi một “luồng gió mới” vào một Resident Evil 4 cũ kỹ, đem đến cho người chơi một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, dù cho bạn là “fan ruột” của tựa game này trước đây. Một vài điểm hạn chếResident Evil 4 Remake có thể coi là phiên bản làm lại thành công nhất trong lịch sử dòng game này. Tuy nhiên, có một số vấn đề nhỏ như phiên bản trên PC thường không ổn định và dễ gặp lỗi “Fatal D3D Error (25)” dẫn đến việc bị văng ra ngoài trong quá trình chơi. Tuy vậy, đó là một vấn đề nhỏ và phụ thuộc vào cảm nhận của từng game thủ. |